Mai Thanh Hải - Hành trình đi dọc biên cương của mình, khi ghé qua những Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) nằm ở các huyện thị giáp biên buồn tênh, xơ xác và lạnh ngắt khói hương, hay gặp những tên con gái mềm mại trên nền bia đá sắc nét chữ căm thù.
Tất cả các chị đều rất trẻ và đều hy sinh khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989, trên cả dãy dài biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
Những ngày này của 34 năm trước (1979), tiếng súng vẫn rền vang suốt dặm dài biên giới.
Tiếng súng – pháo – bộc phá điên dại của bộ binh, xe tăng, pháo binh Trung Quốc tấn công các điểm chốt quân ta, hòng thọc sâu vào trong nội địa, phá hủy cầu cống – nhà máy – phố thị – làng mạc – bệnh viện – điểm dân cư.
Tiếng súng, lựu đạn của những tổ, nhóm bộ đội, dân quân, tự vệ – du kích đánh trả quân xâm lược, ở khắp các triền núi, góc rừng, khe sâu… và rất nhiều người đã ngã xuống, dưới làn đạn quân xâm lược…
Trong số những người ngã xuống trong khi bảo vệ quê hương, đất đai Tổ quốc đó, có rất nhiều gương mặt nữ.
Họ là những nữ Tự vệ Lâm trường, dân quân thôn bản và bộ đội địa phương, đã bắn đến viên đạn cuối cùng, ném đến quả lựu đạn cuối cùng ngăn bước dòng lính Trung Quốc xâm lược đen đặc, bất ngờ tràn sang từ bên kia biên giới, buổi sáng ngày 17/2/1979 và họ ngã xuống bởi đạn thù, ngay trong ngày 17/2/1979.
Họ ngã xuống và 34 năm qua, vẫn siết tay nhau nằm im lặng trong đội hình những người ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc.
Xin kính cẩn cúi đầu, trước vong linh các chị, trong những ngày này và mình hứa:
Những chuyến đi biên giới, mình sẽ tìm đến với các chị và đồng đội, để lưu giữ lại tên tuổi oanh hùng các chị, cho bạn bè mình - con cháu mình không được phép quên...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả các chị đều rất trẻ và đều hy sinh khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989, trên cả dãy dài biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
Những ngày này của 34 năm trước (1979), tiếng súng vẫn rền vang suốt dặm dài biên giới.
Tiếng súng – pháo – bộc phá điên dại của bộ binh, xe tăng, pháo binh Trung Quốc tấn công các điểm chốt quân ta, hòng thọc sâu vào trong nội địa, phá hủy cầu cống – nhà máy – phố thị – làng mạc – bệnh viện – điểm dân cư.
Tiếng súng, lựu đạn của những tổ, nhóm bộ đội, dân quân, tự vệ – du kích đánh trả quân xâm lược, ở khắp các triền núi, góc rừng, khe sâu… và rất nhiều người đã ngã xuống, dưới làn đạn quân xâm lược…
Trong số những người ngã xuống trong khi bảo vệ quê hương, đất đai Tổ quốc đó, có rất nhiều gương mặt nữ.
Họ là những nữ Tự vệ Lâm trường, dân quân thôn bản và bộ đội địa phương, đã bắn đến viên đạn cuối cùng, ném đến quả lựu đạn cuối cùng ngăn bước dòng lính Trung Quốc xâm lược đen đặc, bất ngờ tràn sang từ bên kia biên giới, buổi sáng ngày 17/2/1979 và họ ngã xuống bởi đạn thù, ngay trong ngày 17/2/1979.
Họ ngã xuống và 34 năm qua, vẫn siết tay nhau nằm im lặng trong đội hình những người ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc.
Xin kính cẩn cúi đầu, trước vong linh các chị, trong những ngày này và mình hứa:
Những chuyến đi biên giới, mình sẽ tìm đến với các chị và đồng đội, để lưu giữ lại tên tuổi oanh hùng các chị, cho bạn bè mình - con cháu mình không được phép quên...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lãnh đạo chính quyền, quốc gia có thể biện minh gì trong sự CỐ TÌNH QUÊN, CỐ TÌNH GIẤU NHẸM những máu xương của NGƯỜI DÂN ĐÃ ĐỔ XUỐNG vì bờ cõi ĐẤT NƯỚC, QUÊ HƯƠNG trong ngày 17-2-79 và cả cuộc XÂM LĂNG của giặc xướp Trung Quốc ???
Trả lờiXóaTôi (chắc chắn không ít đồng bào của mình) SẼ KHÔNG THỀ NÀO QUÊN, MÀ CÒN KHẮC SÂU cái sự CỐ TÌNH DÃ MAN của những cái đầu nhân danh, hoặc được coi là lãnh đạo suốt 34 năm qua.
Đây thực sự là TỘI ÁC VỚI ĐỒNG BÀO, TỘI ÁC KHÓ DUNG THA.
Xin được cúi đầu trước anh linh của những người phụ nữ đã chết vì mảnh đất địa đầu Tổ Quốc.
Trả lờiXóaTôi rất phân vân, nếu có một “thế giới bên kia” thiêng liêng, mạnh mẽ thì linh hồn các chị sẽ về bóp cổ những kẻ phản bội chứ nhỉ? Có thể các chị “sống khôn, chết thiêng” nên không làm thế mà để những kẻ “ăn mặn sẽ phải khát nước”. Theo dương lịch thì giỗ các chị đã qua mấy ngày rồi, theo âm lịch thì còn 10 ngày nữa, những ai có lương tri hãy thắp cho các chị nén hương (trong ý nghĩ cũng được). “Người ta” lờ lớ lơ chuyện hàng vạn chiến sĩ, đồng bào hy sinh vì Tổ Quốc ngày ấy rồi những hàng triệu người không quên các anh, chị. Lịch sử sẽ ghi, dù chỉ là 1 giọt máu đổ xuống vì Đất Nước huống chi hàng vạn sinh linh, không xoá nhoà được đâu.
Trả lờiXóaXin kính cẩn nghiêng minh trước vong linh các anh chị!
Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh các chị . Phải chi nhưng kẻ đang nắm quyền sinh ,sát đất nước , đang giao giảng những tư tưởng , đạo đức ... vào Blogg MTH để xem những tấm hình này . Những tấm hình chụp mênh mông mộ chí , chụp các em nhỏ chân trần chí thép mà đến bữa chỉ có cơm không thịt .
Trả lờiXóaNhững người lính hy sinh xương máu của mình để bảo vệ từng tấc đất biên cương , nếu có phép màu cho họ sông lại trong vài tiếng , nhìn nhưng cảnh này họ sẽ nghĩ gì ?
Ngày hôm qua 18-2,là một cựu chiến binh F361 nay mở doanh nghiệp,tôi cho công ty họp mặt đầu xuân , ngày đầu tiên làm việc năm mới.Tôi có hỏi các cán bộ kinh doanh thuộc quyền:Ngày 17\2 là ngày gì các em có biết không?Các em, lứa tuổi 33 đổ xuống, chủ yếu học Bách khoa ,Ngoại thương,Xây dựng,Thương mại giỏi ngoại ngữ, chuyên môn.Diều bất ngờ với tôi, các em không hề biết.Đau đớn quá. Cuộc chiến tranh vệ quốc tháng 2\1979 đã bị phản bội.Hương hồn bất diệt những người con gái , con trai trung trinh của tổ quốc đang dần bị quên lãng.Hãy ghi tên những tên phản bội trong giới lãnh đạo việt nam hiện nay.Vì khiếp nhược, vì tham lam,vì dòng máu tanh tưởi hán tộc lộn sòng...chúng đang nắm vị trí lãnh đạo.Sẽ mất nước chăng?
Trả lờiXóaChao dong chi cuu chien binh F361. Toi cung la trac thu ten lua cua E277.F361. Ngay 17/2 nam 1979. toi la linh bo binh chien dau tai mat tran Dong Dang-Lang son.Khong trach cac chau bay gio duoc, boi vi chung co duoc giao duc tuyen truyen gi dau nhi? Chi co nhung nguoi linh nhu anh em minh thi khong the nao quen duoc nhung ngay thang do. Chuc Cty cua dong chi nam moi, gianh thang loi moi. Toi o TP Nam dinh 0912137967. Le Quoc Thai
XóaKính cẩn cúi đầu trước anh linh của những liệt sỹ anh hùng đã chiến đấu để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc Việt Nam !
Trả lờiXóathế này thì lần sau trung cộng tràn vào ai dám cầm súng nữa.đến đặt vòng hoa cũng không cho phép,34 năm rồi những linh hồn oan uổng
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaCứ mỗi Đầu Xuân 17 tháng 2 .. ..
================
Mỗi Đầu Xuân đặt hàng vạn Vòng hoa tang
Tưởng nhớ Anh hùng Liệt sĩ Mộ hàng hàng
Trùng trùng điệp điệp mồ Biên giới Bắc
Cùng Tiền nhân giữ Nước bằng sông máu núi xương
*
Mỗi Đầu Xuân thắp hàng Triệu nén hương
Vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ nơi Biên cương
Để tang cho Tinh thần quật cường Bất khuất Dân tộc
Truyền thống tự ngàn đời Tình yêu Tổ Quốc Quê Hương ...
TRIỆU DÂN LÀNH
sự hi sinh của lớp người đi trước trong cuộc chiến chống quân xâm lược trung quốc đáng lẽ là niềm tự hào cho cả dân tộc và lớp người đi sau,nhưng mấy ai tuổi dưới 40 biết được cuộc chiến hào hùng này.Bao nhiêu năm ko dám nói sự thật,ko dám nhắc đến cuộc chiến năm 1979.Thậm chí năm nay bao nhiêu người mang vòng hoa đến viếng các liệt sĩ còn bị ngăn cản!Trong các đoàn đó có đoàn của nguyên bộ trưởng bộ tư pháp Đình Lộc.Thật không thể hiểu nổi...lẽ nào đất nước này hèn quá vậy sao?
Trả lờiXóaXin được kể một chuyện mà Tiến Đặng trải nghiệm để mọi người cùng có dịp chia sẻ:
Trả lờiXóaTháng 8 năm 2009, TĐ có dịp đến Móng Cái, Quảng Ninh, dù rất bận công việc nhưng vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đến Pò Hèn. Cái cửa khẩu bé con con ấy nằm sát bờ sông Ka Long, sỏ dĩ Tiến Đặng cố đến vì nơi đây vào cái buổi sáng oan nghiệt 17 tháng 2 năm 1979 tất cả chiến sĩ đồn biên phòng nơi đây đã ngã xuống trong trận chiến chống quân Tàu xâm lược. Trong số những người ngã xuống hôm ấy có chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, quê ở mũi Ngọc lên thăm người yêu là bộ đội biên phòng.
Mình đến đồn biên phòng, mấy chiến sĩ tưởng mình là dân làm ăn nên tỏ ra rất là lạnh nhạt. Khi biết nguyện vọng của mình là được đến nhìn dòng sông Ka Long đang thao thiết chảy kia để kiếm tìm xem còn dấu tích gì không cuộc chiến tranh ăn cướp của bọn Tàu khựa và được lên nghĩa trang viếng những người đã ngã xuống thì đồn trưởng đồn biên phòng đã hết sức vui vẻ. Cậu ấy nói từ lâu lắm rồi mới có một người có nguyện vọng như thế đến đây.
Mình nhờ cậu học trò đi mua hương. Đưa cho hắn 500.000 đồng. Hắn tìm mãi mới được chỗ bán hương và mua về một bó. Mình sững cả người và hỏi: Chỉ có vậy sao? Hắn bảo em mua một bó chưa đủ hả thầy? Mình chỉ bảo hắn: Ai cắt rốn cho mày mà keo kiệt vậy con? Sau đó mấy thầy trò ra chỗ bán hàng có bao nhiêu hương mua tất. Ở cái cửa khẩu bé tí tẹo này thì ngay cả hương cũng không có nhiều.
Ba thầy trò lên nghĩa trang. Trời hôm ấy cao xanh thăm thẳm. Xanh đến nhức nhố. Đứng trên nghĩa trang nhìn xuống bờ sông mình cứ cố hình dung xem bọn ăn cướp ngày ấy đã tàn bạo như thế nào trong việc đốt phá chém giết ở trên cái mảnh đất rất đỗi hiền lành này. Mình cứ cố hình dung ra các anh và chị Chiêm đã chiến đấu với lũ phản bộ kia như thế nào? Và cứ cố hình dung ra vì sao lại có 16 chữ vàng quái quỷ nọ... Trời không gió và có nắng, nhưng hai cậu học trò của mình không hiểu vì sao đã không thắp lên được một nén hương nào. Thật lạ. Lúc trở về hỏi chúng thì chúng hoàn toàn bất ngờ trước việc làm của Tiến Đặng. Hai cậu học trò không hề có ý niệm gì về cái đồn biên phòng Pò Hèn với trận chiến khốc liệt năm nào. Hai cậu học trò cũng không hề biết có câu chuyện chị Hoàng Thị Hồng Chiêm. Thế đấy. Mình bảo hai cậu học trò đại ý có lẽ những người ngã xuống kia không hài lòng vì hai em đấy.
Mình kể chuyện này không hề có ý khoe khoang lòng biết ơn của mình với những người đã ngã xuống. Mình chỉ muốn nói: máu người chứ không phải là nước lã. Những người đồng bào của mình đã ngã xuống vì lũ phản bội học đã chết một lần bởi quân ăn cướp thì đừng để họ phải chết thêm trong sự lãng quên của chính đồng bào mình. Sự lãng quên cố tính là tội ác; sự lãng quên vô tình là một lỗi lầm không chắc đã sửa chữa nổi.
Hai cậu học trò của mình là những thầy giáo dạy văn ở Móng Cái.
Hai em nếu đọc được những dòng này thì đừng nghĩ thầy nói xấu các em, thầy tin rằng các em không xấu nhưng sách vở nào dạy cho các em biết sự thực lịch sử bi thương của dân tộc mình? Ở ngay nơi các em đang sống?
Ngay việc làm bia cho các chị đã không thấy trách nhiệm đâu rồi. Ba chị (Phạm Thị Tuyết, Phạm Thị Len, Vũ Thị Thấu) cùng hi sinh ngày 17/2/1979 (có 2 chị cùng hy sinh ở Bản Vược, Bát Xát), vậy chắc ngày làm bia cũng không khác nhau gì mấy, thế mà cùng quê huyện Vụ Bản lại ở 3 cái tỉnh khác nhau : Hà Nam Ninh, Nam Định, Nam Hà !
Trả lờiXóaThực ra thì không có gì là sai cả đâu PTN ạ. Cái nước mình nó thế mà: tỉnh tách nhập nhập tách miên man(!!!). Hà Nam Ninh là ghép ba tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình mà thành. Nam Hà là do Nam Định và Hà Nam mà có. Vì thế giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh của công dân có khi ghi như vậy đó thôi.
XóaTất nhiên Vụ Bản thì ngày nay thuộc Nam Định nhưng bia mộ của các liệt sĩ có thể làm trong những thời gian khác nhau và người làm bia cũng có thể không biết chuyện nhập nhập tách tách như vậy.
Cái nước mình nó thế!
Vâng, tách nhập, nhập tách, và những người làm bia thì không để ý, nhưng những người đọc bia thì thấy lấn cấn thế nào. Có lẽ chỉ mỗi "Cái nước mình nó thế!" là giải thích được anh TĐ ạ.
XóaĐã 34 năm trôi qua rồi...
Trả lờiXóaTừ 5, 7 năm trở lại đây, mỗi lần bước vào một lớp mới trong những ngày đầu năm, tôi thường hỏi sinh viên (khoa văn), đất nước chúng ta buộc lòng phải cầm súng chiến đấu trong những cuộc chiến tranh nào và văn học đã phản ánh những cuộc chiến tranh đó ra sao? (ai học văn mà chẳng hiểu nguyên lí văn học phản ánh hiện thực)... Có lớp cả trăm sinh viên chẳng ai nói được...có lớp, có một vài sinh viên nói đến cuộc chiến tranh biên giới tây nam...Đến năm ngoái, có một vài em sinh viên nói đến cuộc chiến tranh xâm lược của TRung Quốc vào năm 1979. Rồi cũng có em nói đến cuộc chiến đấu của các chiến sĩ Hải quân để bảo vệ Trường Sa vào năm 1978... Rồi có em nhắc đến cuộc chiến đấu ở Hoàng Sa 1974....
Thật đau xót khi những sinh viên ngành văn lại mù tịt về lịch sử đương đại của đất nước như vậy. Nhưng tôi không trách các em được. Tôi chỉ hỏi các em : các em, có ai đã đọc một tác phẩm nào nói về cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước ở biên giới phía Bắc? Đương nhiên không ! Những bài thơ, những truyện ngắn được viết trong những ngày đau thương đó đã biến mất, đã rơi vào quên lãng... và sau này, cũng chẳng có nhà văn nhà thơ nào được phép đề cập đến việc đó nữa. Ôi ! cái nhiệm vụ cao quý của văn học đã bị ai cướp mất đi rồi !
Từ năm ngoái, đã có một vài sinh viên biết được điều đó...Những bài viết của anh Hải, của nhiều người đăng trên các trang báo mạng giúp cho mọi người hiểu được điều đó... Nhưng, anh Mai Thanh Hải ơi, sao tôi vẫn thấy đắng lòng và thực sự không hiểu tại sao có nhiều người đớn hèn và nhẫn tâm với sự hy sinh của những người lính đã hy sinh cuộc đời mình để bảo vệ Tổ quốc như vậy
"Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn quân ta vào cuộc chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh, đã dày xéo mảnh đất của ta, lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải miền biên cương...". Hồi 79 mình học lớp 2, có đi sơ tán tý chút, giờ vẫn nhớ bài hát này.
XóaKính thưa hương hồn các Liệt Nữ,
Trả lờiXóaNhững kẻ giết các Chị đã được các thượng quan Việt Nam tôn làm bạn vàng hơn 20 năm nay rồi.
Cho nên ngay cả trong ngày 17 tháng 2 mà nơi an nghỉ của các chị chỉ là
những nấm mồ hoang lạnh.
Dân ta ơi, có còn đủ nước mắt để khóc thương các Liệt Nữ nữa không?
Là thân nhân của liệt sĩ chống quân xâm lược Trung quốc, hàng vạn gia đình chúng tôi chờ đợi ông tổng bí thư Đảng, ông chủ tịch nước, ông chủ tịch quốc hội, ông thủ tướng , ông bộ trưởng quốc phòng nước CHXHCNVN xem có hành động thiết thực vào ngày 17/2 không ? Nhưng tất cả là sự im lặng đáng ngờ.
Trả lờiXóaCái gì đã làm các ông là cương vị lãnh đạo đất nước và quân đội sử sự như vậy? các ông bị ốm nặng chăng? Không !
ông TBT còn đi sơn tây trồng cây đầu năm hôm 18/2, còn ông thủ tướng cùng ngày đi thăm tỉnh Bình thuận cơ mà !
Còn ông chủ tịch quốc hội , cơ quan quyền lực của dân , vậy ông đáp ứng nguyện vọng với hàng vạn gia đình thân nhân cũng như hàng vạn liệt sĩ chống trung quốc xâm lược như vậy ư? Còn ông chủ tịch nước thì sao? ông bận đi tìm " Sâu" chăng? Còn ông bộ trưởng quốc phòng: hơn 20.000 liệt sĩ có phải là chiến sĩ QĐNDVN không ? ông vô cảm với sự hi sinh của người lính vậy sao? làm bộ trưởng QP mà ông sợ TQ vậy sao? khi xảy ra CT thì ông có dám chỉ huy QĐ chiến đấu hay vội kéo cờ hàng ?
Chúng tôi trông chờ gì đây ở các ông khi sự phản bội hèn nhát là điểm chung của các ông !!!
Cứ mỗi Đầu Xuân 17 tháng 2 .. ..
Trả lờiXóa****************************************
Mỗi Đầu Xuân đặt hàng vạn Vòng hoa tang
Tưởng nhớ Anh hùng Liệt sĩ Mộ hàng hàng
Trùng trùng điệp điệp mồ Biên giới Bắc
Cùng Tiền nhân giữ Nước bằng sông máu núi xương
*
Mỗi Đầu Xuân thắp hàng Triệu nén hương
Vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ nơi Biên cương
Để tang cho Tinh thần quật cường Bất khuất Dân tộc
Truyền thống tự ngàn đời Tình yêu Tổ Quốc Quê Hương ...
TRIỆU DÂN LÀNH
Cảm ơn bác Hải thật nhiều.
Trả lờiXóa