Mai Thanh Hải - Giữa chặng đường Tây Bắc, qua Điện Biên huyền thoại của cụ Giáp hồi xa xưa với câu thơ hồi ấy còn bất hủ, ai cũng nhớ "Chín năm làm một Điện Biên, lên vành hoa đỏ, lên thiên sử vàng"...
Bây giờ, Điện Biên khác lắm rồi.
Ký ức chiến tranh năm xưa, có chăng còn lẩn quất trên Tượng đài cao sừng sững trong phố, chả biết khi nào... xuống thêm cấp, bởi nội cái Tượng đài cũng khối chú bâu vào "ăn uống", xong chết chìm từ Phó Chủ tịch cho đến chuyên viên, cả tỉnh lẫn Trung ương.
Hồi tưởng đạn lửa, nhấn nhá đậu trên vành sắt vài bộ phận máy bay, xe tăng, pháo.. hình như bị tháo bán sắt vụn sạch, chỉ còn thứ nặng quá, chịu không khênh nổi, phải nằm đó, cạnh mấy quán ăn ghi to đùng chữ "Đặc sản Tây Bắc", nhưng rút cục cũng chỉ là gà nuôi trong vườn, cá bắt dưới áo, thêm vài món nộm lá lảu, cho khác mồm khách du lịch, nhăm nhăm ồ à đổi món, từ đi chơi cho đến đi ăn, từ nghỉ dưỡng ven biển đến du hí cội nguồn...
Đau đáu điệu xòe, lửng lơ váy Thái thủa nào trong thấm đẫm trang sách Tô Hoài - Nguyễn Tuân, bây giờ chỉ đọng lại tý màu, ở những nhà sàn - đội xòe dịch vụ - Thương mại, phục vụ khách nhậu - uống rượu cùng khách, nhiều hơn là ngọng nghịu hát, say mê xòe và nụ cười, đầu môi, cuối mắt, cho đến da trắng ngần ven suối, nhường hết cho mát xa - mát gần, mắt xanh mỏ đỏ, rặt giọng nói miền Tây chào khách: "Em ở Cần Thơ!"...
Điện Biên ngày xưa mất rồi, nên chỉ dừng xe ven đường, cạnh chợ cóc - chợ tạm của những bà, những chị, những mẹ, những em vẫn nguyên sơ giọng nói, điệu cười, trang phục, bán những thứ đích thực vườn nhà, do mình làm... để hoài niệm lại Điện Biên, những ngày xưa vẫn còn ôm lưng với Lai Châu, mình đã gặp, đã ở và đã "chiến đấu" cùng nước lũ, mưa nguồn...
Cứ thẫn thờ nhìn hoa đào nở sớm, dọc đường lên Tây Bắc, từ Mộc Châu đến Mai Châu, qua Sơn La, nối Mường Phăng và lốm đốm nở ngay bên bờ Nậm Rốm: Ngay trong phố thị Điện Biên, mà vẫn còn có miền xuôi - miền ngược, thì biết đến bao giờ những Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tủa Chùa... mới thực đi theo gót chân miền xuôi, từ miếng cơm ăn, manh áo mặc, nét chữ học trò.
Tết lại sắp đến rồi. Biết bao giờ, biên cương chúng mình mới thực đủ ấm - no?..
--------------------------------------------------------------------------------------------
Bây giờ, Điện Biên khác lắm rồi.
Ký ức chiến tranh năm xưa, có chăng còn lẩn quất trên Tượng đài cao sừng sững trong phố, chả biết khi nào... xuống thêm cấp, bởi nội cái Tượng đài cũng khối chú bâu vào "ăn uống", xong chết chìm từ Phó Chủ tịch cho đến chuyên viên, cả tỉnh lẫn Trung ương.
Hồi tưởng đạn lửa, nhấn nhá đậu trên vành sắt vài bộ phận máy bay, xe tăng, pháo.. hình như bị tháo bán sắt vụn sạch, chỉ còn thứ nặng quá, chịu không khênh nổi, phải nằm đó, cạnh mấy quán ăn ghi to đùng chữ "Đặc sản Tây Bắc", nhưng rút cục cũng chỉ là gà nuôi trong vườn, cá bắt dưới áo, thêm vài món nộm lá lảu, cho khác mồm khách du lịch, nhăm nhăm ồ à đổi món, từ đi chơi cho đến đi ăn, từ nghỉ dưỡng ven biển đến du hí cội nguồn...
Đau đáu điệu xòe, lửng lơ váy Thái thủa nào trong thấm đẫm trang sách Tô Hoài - Nguyễn Tuân, bây giờ chỉ đọng lại tý màu, ở những nhà sàn - đội xòe dịch vụ - Thương mại, phục vụ khách nhậu - uống rượu cùng khách, nhiều hơn là ngọng nghịu hát, say mê xòe và nụ cười, đầu môi, cuối mắt, cho đến da trắng ngần ven suối, nhường hết cho mát xa - mát gần, mắt xanh mỏ đỏ, rặt giọng nói miền Tây chào khách: "Em ở Cần Thơ!"...
Điện Biên ngày xưa mất rồi, nên chỉ dừng xe ven đường, cạnh chợ cóc - chợ tạm của những bà, những chị, những mẹ, những em vẫn nguyên sơ giọng nói, điệu cười, trang phục, bán những thứ đích thực vườn nhà, do mình làm... để hoài niệm lại Điện Biên, những ngày xưa vẫn còn ôm lưng với Lai Châu, mình đã gặp, đã ở và đã "chiến đấu" cùng nước lũ, mưa nguồn...
Cứ thẫn thờ nhìn hoa đào nở sớm, dọc đường lên Tây Bắc, từ Mộc Châu đến Mai Châu, qua Sơn La, nối Mường Phăng và lốm đốm nở ngay bên bờ Nậm Rốm: Ngay trong phố thị Điện Biên, mà vẫn còn có miền xuôi - miền ngược, thì biết đến bao giờ những Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tủa Chùa... mới thực đi theo gót chân miền xuôi, từ miếng cơm ăn, manh áo mặc, nét chữ học trò.
Tết lại sắp đến rồi. Biết bao giờ, biên cương chúng mình mới thực đủ ấm - no?..
--------------------------------------------------------------------------------------------
Trong ảnh thứ hai thấy có miếng thịt khô bên trên cái giỏ cá khô. Thịt gì như thịt gà hay chim vậy anh Hải?
Trả lờiXóaSao năm nay hoa đào nở sớm thế nhỉ? Khác biệt của thiên nhiên, tạo hóa có nói lên điều gì về sự thay đổi của xã hội khg, anh Hải?
Trả lờiXóaNhờ anh 1 việc: Tôi hay đọc những bài viết của chị Hậu _ Khảo cổ qua blog này của anh, nhiều lúc muốn chia sẻ về những bài viết của chị ấy nhưng tôi khg biết cách comment, anh bày giúp nhé. Cảm ơn nhiều.
Dũng_Ninh THuận.