Mai Thanh Hải - Chạy từ TP. Việt Trì (Phú Thọ) lên Đoan Hùng để sang Tuyên Quang, theo con đường liên huyện dọc Sông Lô, qua địa phận huyện Phù Ninh (Phú Thọ), thấy 1 Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) nằm ngay ven đường.
Dừng xe lại để rồi xót xa: Mấy năm liền đi khắp các tỉnh phía Bắc, đến từng NTLS chụp hình để ấp ủ cái dự định lưu danh các anh chị (nhất là những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc).
Thế nhưng lần đầu tiên thấy một NTLS hoang vắng, thảm thương như thể bị bỏ hoang, hơn cả NTLS ở Phường Duyên Hải, trên TP. Lào Cai mà mình đã viết năm trước (đọc ở đây).
Mà NTLS này lại nằm ở tỉnh đồng bằng, vùng Đất Tổ Vua Hùng, ngay sát trường học - khu dân cư và xe cộ - người ngợm tấp nập đi lại đầy đường, kín mặt sông.
Rất ngạc nhiên khi thấy cổng NTLS gắn tấm bảng chỉ dẫn "NTLS xã Lệ Mỹ", nhưng khi vào trong, đọc tấm bảng xi măng sơn đen, ghi "Danh sách những đơn vị - cá nhân quyên góp" (để xây dựng NTTS).
Phải cắm Dcom 3G của Vịt teo, tra hỏi mới biết: Lệ Mỹ là một xã thuộc huyện Phù Ninh (Phú Thọ). Xã này được tách ra từ xã Phú Mỹ hiện nay, theo Nghị định 05/NĐ-CP (19/1/2009) của Chính phủ, với 770,71 ha diện tích tự nhiên và 3.618 nhân khẩu.
Mình không biết xã Lệ Mỹ, từ khi được thành lập mới đến giờ, đã "phát triển vượt bậc", "thay da đổi thịt" ra sao.
Nhưng mình chắc chắc: Xã không đói nghèo, thiếu ăn như các vùng biên giới phía Bắc, nằm trên cheo leo núi đá, chông chênh đồi đất, thiếu từ giọt nước đến hạt ngô răng ngựa, để mà sống qua ngày gìn giữ biên cương.
Lý do là bởi xã này nằm cách Hà Nội trên 100 km, cách TP. Việt Trì (Trung tâm của tỉnh Phú Thọ) khoảng 40 km và đất đai, lúa gạo bời bời, trên bến dưới thuyền rộn ràng tấp nập, vang cả đến vùng ngã ba sông...
Loanh quanh trong NTLS um tùm cỏ mọc, từ tường rào đến mộ chí, bát hương; bên những ngôi mộ cũ kĩ, tróc cả thành xi măng, vôi trắng và bia mộ cũng không đọc nổi, ngôi sao vàng 5 cánh trên mộ cũng sứt sẹo, cứ lẩn mẩn: Được "chăm chút" thế này, chắc vong linh 77 Liệt sĩ, hy sinh trong cả 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc, chống quân Trung Quốc xâm lược... buồn và đau lắm nhỉ?.
Nói thật: Đến việc chăm sóc nơi yên nghỉ của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, bây giờ chỉ là những nấm mồ xi măng, trong diện tích vài chục mét vuông mà còn không làm được, thì nói gì đến việc làm cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"?..
Hình như, ở Phú Thọ, Phù Ninh, Lệ Mỹ, khái niệm "Uống nước nhớ nguồn" là điều không có thật, bởi đi dọc Đại lộ Hùng Vương trong TP. Việt Trì, mình đã thấy người ta treo đầy những khẩu hiệu, kiểu như: "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ".
Vẫn biết việc tu bổ nghĩa trang, chăm sóc phần mộ Liệt sĩ đã có quy định, có tiền bạc "định khuôn" hằng năm. Nhưng đứng nhìn NTLS xã Lệ Mỹ, chỉ mong người ta bớt đi vài cái khẩu hiệu chào mừng ngày Thương binh - Liệt sĩ, mãi 2 tháng sau mới đến và dùng tiền ấy thuê người vào nhổ cây, nhổ cỏ, quét vôi... Có làm thế, may ra ý nghĩa ngày 27/7 mới thực sự thiết thực, ấm lòng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dừng xe lại để rồi xót xa: Mấy năm liền đi khắp các tỉnh phía Bắc, đến từng NTLS chụp hình để ấp ủ cái dự định lưu danh các anh chị (nhất là những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc).
Thế nhưng lần đầu tiên thấy một NTLS hoang vắng, thảm thương như thể bị bỏ hoang, hơn cả NTLS ở Phường Duyên Hải, trên TP. Lào Cai mà mình đã viết năm trước (đọc ở đây).
Mà NTLS này lại nằm ở tỉnh đồng bằng, vùng Đất Tổ Vua Hùng, ngay sát trường học - khu dân cư và xe cộ - người ngợm tấp nập đi lại đầy đường, kín mặt sông.
Rất ngạc nhiên khi thấy cổng NTLS gắn tấm bảng chỉ dẫn "NTLS xã Lệ Mỹ", nhưng khi vào trong, đọc tấm bảng xi măng sơn đen, ghi "Danh sách những đơn vị - cá nhân quyên góp" (để xây dựng NTTS).
Phải cắm Dcom 3G của Vịt teo, tra hỏi mới biết: Lệ Mỹ là một xã thuộc huyện Phù Ninh (Phú Thọ). Xã này được tách ra từ xã Phú Mỹ hiện nay, theo Nghị định 05/NĐ-CP (19/1/2009) của Chính phủ, với 770,71 ha diện tích tự nhiên và 3.618 nhân khẩu.
Mình không biết xã Lệ Mỹ, từ khi được thành lập mới đến giờ, đã "phát triển vượt bậc", "thay da đổi thịt" ra sao.
Nhưng mình chắc chắc: Xã không đói nghèo, thiếu ăn như các vùng biên giới phía Bắc, nằm trên cheo leo núi đá, chông chênh đồi đất, thiếu từ giọt nước đến hạt ngô răng ngựa, để mà sống qua ngày gìn giữ biên cương.
Lý do là bởi xã này nằm cách Hà Nội trên 100 km, cách TP. Việt Trì (Trung tâm của tỉnh Phú Thọ) khoảng 40 km và đất đai, lúa gạo bời bời, trên bến dưới thuyền rộn ràng tấp nập, vang cả đến vùng ngã ba sông...
Loanh quanh trong NTLS um tùm cỏ mọc, từ tường rào đến mộ chí, bát hương; bên những ngôi mộ cũ kĩ, tróc cả thành xi măng, vôi trắng và bia mộ cũng không đọc nổi, ngôi sao vàng 5 cánh trên mộ cũng sứt sẹo, cứ lẩn mẩn: Được "chăm chút" thế này, chắc vong linh 77 Liệt sĩ, hy sinh trong cả 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc, chống quân Trung Quốc xâm lược... buồn và đau lắm nhỉ?.
Nói thật: Đến việc chăm sóc nơi yên nghỉ của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc, bây giờ chỉ là những nấm mồ xi măng, trong diện tích vài chục mét vuông mà còn không làm được, thì nói gì đến việc làm cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"?..
Hình như, ở Phú Thọ, Phù Ninh, Lệ Mỹ, khái niệm "Uống nước nhớ nguồn" là điều không có thật, bởi đi dọc Đại lộ Hùng Vương trong TP. Việt Trì, mình đã thấy người ta treo đầy những khẩu hiệu, kiểu như: "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ".
Vẫn biết việc tu bổ nghĩa trang, chăm sóc phần mộ Liệt sĩ đã có quy định, có tiền bạc "định khuôn" hằng năm. Nhưng đứng nhìn NTLS xã Lệ Mỹ, chỉ mong người ta bớt đi vài cái khẩu hiệu chào mừng ngày Thương binh - Liệt sĩ, mãi 2 tháng sau mới đến và dùng tiền ấy thuê người vào nhổ cây, nhổ cỏ, quét vôi... Có làm thế, may ra ý nghĩa ngày 27/7 mới thực sự thiết thực, ấm lòng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biển mới |
Nghĩa trang cũ, cỏ mọc đầy sân |
Cây chết khô, che khuất cả quân hiệu, bên cạnh bia ghi tên các LS |
Danh sách các đơn vị, cá nhân quyên góp xây dựng NT |
Bia ghi tên thứ 2, bên phải NT, tổng cộng đủ 77 LS nam - nữ hy sinh trong 3 cuộc chiến |
Chổi cọ không quét được cỏ dại, nên đành nằm chỏng chơ |
Cỏ dại chen lẫn hoa tím - Hay đó là "mốt mới" cho NTLS này? |
Sao vàng 5 cánh |
Cỏ từ bờ tường kéo ra che mộ |
Chịu, không đọc nổi để biết LS nào nằm dưới đây |
Đằng sau NTLS là Trường học và làng xóm |
Đến bát hương cũng bị cây dại quật ngã |
Phải vén cây dại ra mới tìm thấy mộ |
Hàng mộ chí |
Long cả chân bia mộ |
Vòng hoa vứt chỏng chơ |
Bát hương dưới chân tượng đài "Tổ quốc ghi công" |
Cũng đầy cỏ dại |
Trụ bóng điện bên tượng đài |
Cột đèn chiếu sáng dựng lên rồi... tắt ngúm vì chả có đường điện kéo vào |
Sát bên NTLS là nhà xây san sát của người dân |
Bị mất bóng, trơ lõi dây |
NTLS nằm ngay cạnh huyện lộ, xe cộ đi lại tấp nập |
Tổ quốc đời đời ghi nhớ...!
Trả lờiXóaVinh quang này chỉ dành cho những người còn sống!
Anh à, cũng sắp đến 27 tháng 7, may ra mấy ông Chính quyền sẽ làm cái việc chắc 1 năm mới có một lần. Xót thương cho vong linh những người lính mà hầu như bây giờ họ bị lãng quên!
Trả lờiXóaLà 1 người lính trận, tôi đã tự tay vuốt mắt chôn cất nhiều đồng đội. Khi anh em đánh cứ điểm, chẳng may đạp phải mìn hi sinh 3 đ/c ( còn lại bị thương tất- tôi cũng bị thương )trong 8 lớp rào, sát trong cứ điểm của địch. 3 đêm sau, mặc dù bị thương, tôi vẫn bí mật dò mìn bò vào ôm xác anh em thối rữa bò ra rồi khiêng về cứ chôn cất tử tế.
Trả lờiXóaSau khi giải phóng miền Nam, là thương binh tôi ra bắc, chuyển ngành sang dân sự. Năm 1998 có điều kiện tôi vào thăm lại chiến trường xưa, tìm thăm mộ anh em liệt sĩ đơn vị
thì:đại đội của tôi hi sinh 87 anh em ( tiểu đoàn đặc công của tôi hi sinh 245 người )song khi hòa bình rồi qui tập hài cốt vào nghĩa trang thì mất hết tên tuổi trở thành những ngôi mộ vô danh. Quá đau lòng tôi đã bật khóc!
Nay nhìn những nghĩa trang liệt sĩ bỏ hoang tàn cỏ dại buồn lắm các bạn ạ.
Mong rằng các cấp chính quyền và nhân dân đừng vội quên những những người con đã bỏ mình vì nước!
bao nhiêu người hi sinh,bao nhiêu máu xương đã đổ xuống mảnh đất này.nhưng giờ đây giường như bị kinh tế thị trường,bị đồng tiền xóa mờ đi hết.con người ta giờ đây cứ lao vào kiếm tiền bằng bất kì hình thức nào bất chấp tất cả các chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất,
Xóalà một người thuộc thế hệ 8x đọc bài viết này sao tôi thấy sót xa quá,đau như chính mình bị đối sử một cách vô ơn như thế này.
và ở quê tôi cũng có hiện tượng này,đó là nghĩa trang xã an ninh huyện tiền hải tỉnh thái bình
vô danh
Tại sao có NTLS như vậy nhỉ?
Trả lờiXóaChắc là cái Ông CT xã , Bí thư xã đã được thăng chức lên Lãnh đạo Huyện rồi.
Hải ơi,càng đi-càng thấy-càng viết-càng buồn.Hy vọng những bài viết của em sẽ làm mấy ông quan chức Lệ Mỹ thức tỉnh.
Trả lờiXóaChẳng qua là NTLS này không có dự án duy tu tôn tạo.
Trả lờiXóaMới tháng 6 thôi, giữa tháng 7 là tươm tất ngay, đến hẹn nại nên mà
Trả lờiXóaCác nghĩa trang liệt sỹ của các xã nghèo bỏ hoang đầy ra, nhà báo hãy về các xã của huyện Hàm Thuận Bắc, vì dụ như Hàm Liêm, Hàm Hiệp...ch8a3ng hạn, tình trạng còn tệ hơn thế!
Trả lờiXóaCHUYỆN NÀY BÌNH THƯỜNG VÌ 1 NĂM CHỈ CÓ 2 NGÀY 27/7 VÀ TẾT LÀ CÁC LS ĐƯỢC ĐỂ Ý THÔI. EM ĐOÁN 10 NGHĨA TRANG CÓ 7 CÁI NHƯ THẾ.
Trả lờiXóaĐất nước mình nếu không có những anh hùng dám hy sinh để bảo vệ Tổ quốc,bảo vệ cuộc sống của nhân dân thì làm sao có ngày hôm nay.Chỉ mong những người đang sống hãy sống như các Anh, đừng sống như đã chết.Thật lòng khi nhìn quang cảnh đìu hiu,cô quạnh nơi các anh đang yên nghỉ,tôi thật đắng lòng.
Trả lờiXóaMay mà mấy cái đầu PHƯỢNG, đầu RỒNG chưa rơi ra! Mà đã tới ngày Thương Binh - Tử Sĩ đâu mờ(?)!
Trả lờiXóaở quê em, thỉnh thoảng các thầy cô giáo hay tổ chức đưa học sinh đến nghĩa trang để nhổ cỏ, thắp hương, ...em nghĩ cách này rất hay: vừa giáo dục được học sinh vừa đảm bảo nghĩa trang được chăm chút mà lại không cần nhiều kinh phí anh ạ !
Trả lờiXóaĐất tổ quê em đây ạ
Trả lờiXóaVâg xấu hổ quá nhưng em cũng chỉ biết cảm ơn bác Hải thôi