7 tháng 6, 2012

HẢI QUÂN NGA ĐÃ CỨU HỘ NHIỀU TÀU, PHƯƠNG TIỆN NỔI CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM TRONG 2 NĂM 1987-1988 TẠI TRƯỜNG SA VÀ CAM RANH

QSVN- Các hoạt động cứu hộ hỗ trợ cho tàu thuyền Hải quân CHXHCN Việt Nam (Tư liệu của Đại tá Shestiorkin A.V, nguyên Thượng úy Chỉ huy phó phụ trách Công tác cứu hộ, Đội tàu Cứu hộ số 62 - Tiểu đoàn Tàu hậu cần tiếp liệu số 255, đóng tại Cam Ranh giai đoạn 1978-2002).
-----------------------------------------------

Vùng 4 Hải quân CHXHCN Việt Nam có một Hải đoàn đóng căn cứ trong vịnh và bán đảo Cam Ranh gồm các tàu nhỏ và tàu Xô Viết đóng từ trước chiến tranh (1965-1975).

Đó là Tàu tuần tra duyên hải, tàu tên lửa và pháo hạm loại nhỏ, tàu phóng ngư ngư lôi.

Tất cả các tàu này đều cần sửa chữa lớn, thay thế phụ tùng tổng thành cho rất nhiều bộ phận máy sau khi đã trải qua khai thác nhiều hải trình dài, và cần hiện đại hóa.

Kinh tế Việt Nam trong thời gian đó đang bắt đầu chuyển đổi sang kinh tế thị trường, do vậy Hải quân Việt Nam không được cung cấp tài chính đầy đủ.

Các tàu chiến phải ra biển để thực hành huấn luyện và chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa như trong chiến dịch quân sự diễn ra năm 1988.

Trong bối cảnh trên, các tàu Việt Nam phải thực hiện thường xuyên các chuyến đi biển, bị nhiều hư hại trong chiến đấu, đòi hỏi phải được sự hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động cứu hộ đặc biệt.

Theo yêu cầu của Bộ Chỉ huy Việt Nam, các tàu và thuyền cứu hộ của Tiểu đoàn 255 đã được gửi đến để cứu nạn và hỗ trợ cho các tàu thuyền của lực lượng Hải quân vùng 4.

Chỉ huy công việc này, theo quy định, là Tham mưu trưởng Lữ đoàn Tàu mặt nước 119, người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động cứu hộ, Trung tá V.A. Khorkov. Vladimir Arkadievitch nghiên cứu rất cụ thể và tỉ mỉ từng chi tiết sự kiện, phân tích và đánh giá đúng bản chất phức tạp của sự việc xảy ra trên hiện trường và ra được những quyết định đúng đắn.

Với các thành viên đội tàu cứu hộ số 62 thì không có vấn đề gì: họ là những chuyên gia trình độ cao.

Các thủy thủ đoàn tàu biển của Việt Nam trong cuộc đấu tranh để tồn tại trên biển chưa được huấn luyện và chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của các chiến dịch cứu hộ. Giúp vào công việc này có các Sĩ quan Việt Nam trước kia đã tốt nghiệp các Trường Hải quân của chúng ta ở các TP. Baku và TP. Pushkin tỉnh Leningrad và biết tiếng Nga khá.

Mọi việc diễn ra trót lọt mà không có thông dịch viên.
Dưới đây là danh sách một phần các công tác cứu hộ đã được thực hiện trong các năm 1987-1988:

 - Ngày 26/8/1987, cứu hộ tàu HQ-931 Hải quân Việt Nam bị mắc cạn (vốn là tàu chở dầu Đề án 188/926).

Địa điểm cứu nạn: Đá ngầm Bark-Canada - Đảo Tiên Nữ (vĩ độ-8 độ 23 phút bắc, kinh độ-113 độ 26 phút đông), khoảng cách  400 dặm tính từ Cam Ranh.

Ngày 23/8/1987 mắc cạn.
Cứu nạn xong ngày 26/8/1987.
Kéo về  đến cảng Cam Ranh ngày 28/8/1987.
Tham gia cứu kéo: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-18 (Thuyền trưởng - Zaitsev A.S).
Chỉ huy cứu kéo: Trung tá Khorkov V.A.  - Tham mưu trưởng Lữ đoàn 119.

- Ngày 29/81987, Cứu kéo tàu tuần tra xuống nước tại cảng Cam Ranh.

Trận bão mạnh ngày 21/81987 đã quăng lên bờ một tàu Tuần tra của Hải quân Việt Nam và làm đáy tàu bị hư hại nhiều chỗ . Trong những ngày từ 24-27/8 phía Việt Nam có nhiều nỗ lực đưa tàu xuống nước bằng cách bịt đáy khoang hỏng và  bơm nước ra với sự trợ giúp của tàu chữa cháy PZK-8.

Ngày 29/8, bằng sự phối hợp các tàu kéo biển MB-18 và tàu kéo cảng Buk-150, Buk-600, cần cẩu nổi của Hải quân Việt Nam đã đến vị trí thao tác được, tàu Tuần tra được nâng lên, cập mạn cùng cần cẩu nổi và được kéo đến vũng Bình Ba, neo vào bến.

 - 28/02/1988 - cứu cạn tàu HQ-931 tại đá ngầm Pigeon (8 độ 50 phút vĩ độ bắc, 114 độ 38 phút kinh độ đông), khoảng cách 400 dặm tính từ Cam Ranh.

20/2/1988 mắc cạn.
28/2/1988 cứu xong.
03/3/1988 kéo về đến Cam Ranh.

 Tham gia: thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu - Đại úy Nechaev G.B.)
 Chỉ huy cứu hộ: Trung tá Khorkov V.A.

 - 7/5/1988 - cứu cạn tàu phóng ngư lôi đề án 206 HQ-301 của Trường Hải quân Việt Nam.

Tàu bị mắc cạn 09/41988 và bị hư hại nặng phần vỏ tàu và bánh lái tại cảng Nha Trang (bên cạnh cầu cảng Trường Hải quân - nay là Học viện Hải quân).
08/5/1988 cứu cạn xong, giữ nổi tàu trên mặt nước bằng 5 pôngtông mềm và đồng thời với việc bơm hút nước ra và kéo về cảng Cam Ranh.
10/5/1988g, tàu được đưa lên đốc để sửa chữa tại vũng Bình Ba.

Tham dự: Thủy thủ đoàn tàu kéo cứu hộ SB-43 (Chỉ huy tàu - Đại úy  Nechaev G.B.); tàu chữa cháy PZK-8 (Thuyền trưởng - Gavrilov V.P.); lực lượng của Trường Hải quân Việt Nam.
 Chỉ huy cứu hộ: Tham mưu trưởng lữ đoàn 119, Trung tá Khorkov V.A.

- Tháng 7/1988 - giúp đỡ kéo tàu đốc nổi của Hải quân Việt Nam bị đứt cáp kép trong điều kiện có bão và biển động lớn (sóng cao đến 3-4 m) tại phía đông bắc Biển "Nam Trung Hoa".

 Đã liên kết được và kéo thành công đốc nổi về cảng Cam Ranh...
 Thành phần: thủy thủ đoàn tàu kéo biển MB-25.
 Chỉ huy cứu hộ:  Trung tá Savitsky M.S.  - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 255.

2 nhận xét:

  1. Sao ko cứu ngay từ ngày 14/4/1988 với! Để đến ngày này nước mắt Tổ Quốc chúng tôi lại rơi vì đã bị cắt đi thêm một phần máu thịt, để bao người tuổi trẻ đi mãi ko về???

    Trả lờiXóa
  2. "Đá ngầm Bark-Canada - Đảo Thuyền Chài" Đảo Thuyền Chài có tên tiếng Anh là Barque Canada Reef

    "đá ngầm Pigeon": Tiếng Việt gọi là đảo Tiên Nữ, tiếng Anh là Tennent Reef hoặc Pigeon Reef

    Bác sửa lại nhé

    sanleo (hoangsa.org)

    Trả lờiXóa