Đào Tuấn Blog - Sáng qua, Tuổi trẻ đã giật tít bài rất ấn tượng: "Cử tri quan tâm tình hình biển Đông: Một cụ già muốn được chôn cất ở Trường Sa". Nội dung bản tin nói về cuộc tiếp xúc cử tri của UVBCT Lê Thanh Hải. Tại đó cử tri 81 tuổi Huỳnh Văn Ngãi (Phường.14, Quận.10), phát biểu: Khi trăm tuổi già, ông có nguyện ước muốn được chôn cất ở Trường Sa.
Nguyện ước của cụ già có vẻ lãng mạn. Nhưng chi tiết được chọn là tuyệt hảo. Nó thể hiện nỗi lòng người dân trước vận nước. Tít phụ hay hơn tít chính. Có thể vì những lý do tế nhị, nhạy cảm, BBT Tuổi trẻ đã đưa chính xuống làm phụ, để dùng một cái tít chính ... an toàn.
Chuyện tế nhị, nhạy cảm thực ra không mới.
Cách đây ít lâu, các gamer của trò chơi Võ Lâm Truyền Kỳ, một trò chơi dựa theo tiểu thuyết của Kim Dung do Công ty Viangame phát hành đã lên tiếng về việc Vinagame đưa hai từ Hoàng Sa và Trường Sa vào loại từ cấm trong game. Trong kênh chat của gamer, không thể gõ chữ "Hoàng Sa", "Trường Sa" bởi hệ thống kiểm soát, hay còn gọi là bộ lọc- ngay lập tức đưa ra cảnh báo "Sử dụng ngôn ngữ không phù hợp". (Trong khi vẫn có thể gõ Tây Sa, Nam Sa). Hoàng Sa, dù các gamer không yêu nước đến mức buôn dưa lê về tình hình biển đảo (Đơn giản chỉ vì trong game có bản đồ Hoàng Sa lâm ngao) bị cấm gõ, cấm chat, cấm buôn.
Cấm như cấm với những từ ngữ chợ búa tục tĩu. Lý do là Vinagame thực hiện theo thông tư 60 về việc nghiêm cấm dùng một số từ ngữ nhạy cảm về chính trị, vi phạm thuần phong mỹ tục trong game.
Điều đáng nói là thông tư 60 không hề có câu chữ nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là những từ ngữ "nhạy cảm về chính trị". Nhạy cảm là nhạy cảm trong đầu nhà phát hành game. Là sự tự rào mình. Là sợ. Vô thiên lủng những cái "là" này khiến Hoàng Sa, Trường Sa cũng tế nhị, "khó nói", thậm chí thô tục, phản động y như các những lồn buồi dái mà thiên hạ vẫn văng đầy đường.
Thôi thì cứ coi đó là lỗi "cậu đánh máy", không cho buôn về Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng chưa chết ai. Đảo mất đã mất. Giữ được đã giữ.
Nhưng ngay với phát biểu của một nghị sĩ, nói đến đích danh Hoàng Sa, mà cũng bị cắt, bị biên tập, thì rõ ràng, vấn đề không còn dừng lại ở việc nhạy cảm hay không.
Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội (QH) ngày 5/8, nghị sĩ QH Nguyễn Bá Thuyền đã có một câu nói nổi tiếng: "Nhiệm kỳ QH này...cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa".
Có thể ông kỳ vọng, như Dân trí nói. Hoặc ông, với tư cách một Nghị sĩ QH đề nghị với Chính phủ. Điều đó cũng chưa chắc đã thực hiện được. Thậm chí cũng có vẻ... lãng mạn. Nhưng dù gì thì đây cũng là một phát biểu nghị trường của một Nghị sĩ, với một mục tiêu cụ thể, trong một thời hạn cụ thể. Về mặt nguyên tắc, đã có một sự thật xảy ra: Nghị sĩ QH hội phát biểu nghị trường đề nghị Chính phủ phải lấy lại được quần đảo Hoàng Sa từ tay ông bạn vàng. Và đây là phát biểu nghị trường duy nhất có đề cập đến phần lãnh thổ đã bị cướp đoạt. Nhiều người nghe bác Thuyền nói thì cười nửa miệng. Người khác thì thở dài khi nhớ đến chàng rể Jim Webb.
Nhưng điều kỳ lạ đã xảy ra. Tại biên bản thảo luận hội trường (Có mở ngoặc đơn là: Ghi theo băng ghi âm), đoạn phát biểu của ông Thuyền có liên quan đến mấy chữ Hoàng Sa đã bị cắt bỏ.
Tại sao phát biểu của một Nghị sĩ QH lại không được ghi lại một cách trung thực? Hay chỉ vì nó đã bị những cái đầu chỉ để đội mũ cắt bỏ? Hay vì đó là những từ ngữ "nhạy cảm chính trị, vi phạm thuần phong mỹ tục"?.
Cũng tại kỳ họp QH này, ĐBQH, sử gia Dương Trung Quốc nhắc lại câu chuyện Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp giải thích cả mấy tiếng đồng hồ về Hiệp định sơ bộ 6-3. Rồi thì Chủ tịch nước đứng trước quốc dân nói rằng "Đồng bào hãy tin tưởng Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước". Ông nhắc lại nguyên lý: "Dân biết, dân mới làm".
Cái này khó lắm bác Quốc ạ. Chẳng phải chính bác cũng đã thấy: "Đại biểu, phải là ĐBQH mới có thể dự được một phiên họp kín để được nghe những thông tin".. "trong chỉ 1 tiếng" và "không có thảo luận". Huống huống chi... dân đen?.
Trong nhiệm kỳ QH này, mà đòi lại được Hoàng Sa cũng khó lắm bác Thuyền ạ!. Bởi ngay cả việc một Nghị sĩ như bác, nhắc đến Hoàng Sa đã được (thực ra), là bị coi là tế nhị, đã nhạy cảm thế kia mà?..
Không phải là hông dám đăng mà là do phát ngôn đó quá ngu ngốc. Một đại biểu quốc hội mà phát biểu vấn đề đang được quan tâm của nhân dân như vậy thì cần phải bỏ.
Trả lờiXóaTôi chỉ là một người chậm hiểu,nhưng tôi có một suy nghĩ là ta chỉ tránh nói những điều nhạy cảm,có ảnh hưởng tới mối quan hệ của những người có văn hoá,có tư duy sống tốt,người tốt.
Trả lờiXóaCòn những kẻ vô văn hoá,những kẻ chỉ biết lợi dụng sơ hở của bạn để ăn cướp,để tìm cách cướp biển,cướp đất thì chẳng có lẽ gì mà cứ phải tránh dùng từ nhạy cảm cả,cứ toạc móng heo mà nói.
Trong lúc tình cảm không còn gì để mất như lúc này mà vẫn vin vào hai từ"Nhạy cảm"thì chỉ là để nguỵ biện cho hai từ khác đó là HÈN NHÁT.
Xin hỏi anh Hải hình đầu tiên là lính gì vậy?lâu nay em chưa thấy,sao việt nam ta có nhiều sắc lính đến nỗi người dân không thể nào phân biệt được?
Trả lờiXóa"Trong nhiệm kỳ QH này, mà đòi lại được Hoàng Sa cũng khó lắm bác Thuyền ạ!"
Trả lờiXóa_______________________________________________
Đề nghị các bác không ngại khó, không bàn lùi; mà phải thể hiện "quyết tâm chính trị" cao để thực hiện bằng được nhiệm vụ này!
Gởi bác "nac danh 16:21"Sàn tàu hải quân ta màu đỏ, do sơn màu này rẻ (tin đồn). Còn màu xanh e rằng là của hải quân nước lạ.
Trả lờiXóaKết tấm hình thứ 2 nhất.
Trả lờiXóaĐó là Cảnh sát giao thông HN những năm 90 thế kỷ trước đấy
Trả lờiXóa---------------------
Xin hỏi anh Hải hình đầu tiên là lính gì vậy?lâu nay em chưa thấy,sao việt nam ta có nhiều sắc lính đến nỗi người dân không thể nào phân biệt được?
Hình đầu tiên là cảnh sát biển của Tàu khựa.
Trả lờiXóaHình đầu tiên là hình bọn Tầu khựa mà các bác:D
Trả lờiXóaVâng ạ! 1 hình minh họa là CSGT Hà Nội những năm 80-90. 3 hình còn lại là hình ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Ngư Chính Trung Quốc bắt giữ năm 2009 ạ!..
Trả lờiXóa