"Chú ơi! Chú có buồn không?" (Bé Gái và đoàn người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Thảo Cầm Viên, 5/6/2011) |
Trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh bàn về vấn đề này.
-----------------------------------------
CỔ ĐỘNG PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN
Tui lớn lên ở miền Bắc XHCN. Thuở học trò, thỉnh thoảng nhà trường hoặc Đội Thiếu niên Tiền phong thông báo tập trung đi cổ động. Học sinh xếp thành hàng dài vừa đi vừa hô khẩu hiệu một vòng xung quanh thôn hoặc xã (tuỳ theo quy mô) rồi ai về nhà nấy.Tuỳ theo đợt mà cổ động theo chủ đề, nhưng nhiều nhất là các đợt cổ động phản đối chiến tranh. Ví dụ như một người hô: “Đả đảo đế quốc Mỹ!” Tất cả đồng thanh: “Đả đảo!”. Một người hô: “Đế quốc mỹ cút khỏi miền Nam Việt Nam !”. Tất cả đồng thanh: “Cút khỏi, cút khỏi!”.
Hình như đó cũng là một hình thức biểu tình.
Khi đi bộ đội, cứ nhè mặt địch mà bắn thẳng bắn thẳng, địch ta rất rõ ràng, dễ lắm. Trong lúc đó, ở miền Nam phong trào đấu tranh của nhân dân rất rầm rộ, thể hiện qua những cuộc biểu tình. Trong đó có phong trào thanh niên sinh viên xuống đường chống Mỹ nguỵ. Phong trào như một lực lượng, một thế lực. Báo chí miền Bắc lúc đó đăng rất nhiều thông tin về các cuộc xuống đường..
Dạo ni thấy nhiều người thì thầm chuyện bà con Hà Nội và TP.HCM xuống đường phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc, nói chuyện với nhau mà lén lút như…buôn lậu. Thành ra nhiều lúc cứ nghĩ, giả sử mình ra Hà Nội hay vào TP.HCM vào ngày đó, giờ đó thì mình có tham gia không?. Câu hỏi tưởng từng không cần hỏi, thế mà nghĩ mãi cũng không ra.
Phải nói thiệt, bây giờ mà kêu gọi tái ngũ bảo vệ Tổ quốc tui đi liền. Có kẻ thù để nhắm bắn thì tui tuyệt đối không ngại. Bùm! Lúc đó thằng nào hèn nhát, quay đầu bỏ chạy biết liền.Vậy thì vì sao biểu tình phản đối Tàu lại…lăn tăn?
Mục đích của những người biểu tình là thể hiện lòng yêu nước, phản đối kẻ xâm lăng. Nhưng do biểu tình không được thừa nhận chính thức mà coi đó là “tụ tập đông người”, thành ra trong đám đông có rất nhiều người không phải đi biểu tình mà đi để theo dõi. Từ đó, ngay chính người trong hàng ngũ xuống đường để thể hiện lòng yêu nước sinh ra nghi kỵ lẫn nhau. Nội bộ đã không đồng nhất thì khó thực hiện được mục đích trong sáng như ban đầu.
Vì thế, để đạt được mục đích chung thì phải công khai, minh bạch, hợp thức hoá vấn đề biểu tình, thậm chí có tổ chức và tổ chức cho bài bản. Vậy thì vì sao ta không làm như thế? Tui không phải là nhà hoạt động chính trị- xã hội nên không am tường, chỉ suy đoán rằng: "Có lẽ vì người ta ngại có tổ chức nào đó lợi dụng biểu tình vì mục đích khác". Nghĩ thế là vì, có người từng vỗ vai, nói với tui: "Biết đâu trong đám đó nó trương lên một câu biểu ngữ phản đối chính quyền rồi báo chí nước ngoài chộp được thì sao?".
Tui nghĩ họ lo là vì: Chính quyền trung ương tất nhiên đã có những đối sách của mình, nhưng người biểu tình thì lại đòi hỏi chính quyền phải có hành động kiên quyết. Khi không thấy được hành động kiên quyết biết đâu lại có những câu biểu ngữ không chỉ phản đối Tàu mà yêu cầu phía Việt Nam? Chuyện là thế. Đến đây tui lại nghĩ lại, vậy thì rất nên công khai, minh bạch, hợp thức hoá vấn đề biểu tình, có tổ chức và tổ chức cho bài bản. Khi đó những ai mưu toan lợi dụng sẽ bị dòng người biểu tình ném ra ngoài.
Đến đây lại có câu hỏi tiếp: "Nếu những người biểu tình không ném ra ngoài mà lại theo tâm lý đám đông thì sao?". Đó mới chính là vấn đề khiến người ta lúng túng, lúng túng vì sợ ngửi mùi hoa nhài. Nhưng lúng túng mà không xử lý rạch ròi thì thậm nguy. Nguy vì nhiều người đã đặt chính quyền sang phía khác mình.
Khi mới xẩy ra vấn đề ở các nước Trung Đông, có lần tui đã hỏi một đồng nghiệp làm quản lý, câu hỏi thuần tuý về mặt nghiệp vụ: "Giả sử làm báo theo kiểu của ta bây giờ thì các tờ báo bên đó ứng xử với chuyện xẩy ra của họ như thế nào?". Người đó không trả lời. Vì thế nên bây giờ, TTXVN lại gọi biểu tình là “tụ tập đông người”. Rất lúng túng.
Quan điểm lúng túng, nhận thức lúng túng, báo chí lúng túng…người dân biết làm sao mới phải?.
Đã nói thì nói cho hết: Giả sử, trước tình hình trên biển như thế mà dân ta im lặng, không ai đã động đến thì chính quyền nghĩ sao? Lúc đó e phải gọi bằng từ lâm nguy!
Theo tui, nếu ngại 2 từ biểu tình thì nên sử dụng 2 từ miền Bắc từng dùng trước dây: "Cổ động". Đi cổ động phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền Việt Nam. Cũng giao cho các đoàn thể, tập thể tổ chức như ngày xưa, có bài bản, thành hàng lối, minh bạch, công khai…Tiếng hô sẽ mạnh dạn hơn, đồng thanh hơn, to hơn. Báo chí chụp ảnh, đưa tin cũng hoành tráng hơn, thế giới biết đến nhiều hơn:
-Đả đảo chính quyền Trung Quốc âm mưu xâm chiếm vùng biển Việt Nam!.
-Đả đảo, đả đảo!.
Có chi mô nà?.
Đúng vậy,làm gì cũng đàng hoàng,tất nhiên phải tính đến quan hệ ngoại giao,nhưng cứ giao cho các đoàn thể nhân dân,tổ chức thành đường lối hẳn hoi,có người cầm đầu,chứ như vậy có lẽ càng bị lợi dụng,tôi nhớ khi I Rac bị Mỹ tấn công ta đã tổ chức ở các tỉnh biểu tỉnh trong nhà,phẩn đối Mỹ
Trả lờiXóa-Đả đảo chính quyền Trung Quốc âm mưu xâm chiếm vùng biển Việt Nam!.
Trả lờiXóa-Đả đảo, đả đảo!.
Hôm chủ nhật đi biểu tình về, em có nói chuyện với một đứa em đã đi hôm 5-6 nhưng hôm sau không đi nữa. Lý do đơn giản lắm chắc là do em đọc những cái người ta nói, cách hành động của nhà nước, báo đài không nói gì. Em bảo: em đi vì ý thức phải bảo vệ, giữ gìn những gì đã được đánh đổi bằng máu chưa bao giờ cao thế, để rồi nhìn cái người gọi là lãnh đạo trên cao ấy đã làm gì để giữ gìn chủ quyền đất nước, nhìn những hành động với chị Quỳnh em khinh(bloger Mẹ Nấm). Dù rằng trước đó em biết tin em đã gọi điện cho bạn bè rủ đi, bị chửi lại xối xả, tuy nhiên cũng mặc. Sau em bảo: có chuyện để những người lãnh đạo đó ra mà làm, để cho bọn tàu nó đè đầu cưỡi cổ thì ráng mà chịu, em chả bênh... Những người có lòng đi còn thế, những người sợ không đi thì nghĩ sao, chứ chưa kể những người thơ ơ chuyện thế nào cũng mặc, hay thế này cũng được thế kia cũng được, kể cả ủng hộ một tí cũng không tham gia. Tất nhiên vẫn còn một bộ phận lớn học sinh, sinh viên vẫn ủng hộ tuyệt đối mọi thứ của Đảng nhà nước, những thế hệ bị nhồi sọ bởi những thành tích huy hoàng của Đảng, nhà nước trong quá khứ, và thấy một mặt kinh tế phát triển nhanh dự quá nhiều vào việc khai thác tài nguyên thô đem bán. Nhưng sẽ thế nào đây khi cứ 2-3 năm ra trường, đi làm thấy được đầy đủ tệ nạn của xã hội( dù trước em tin bố mẹ, người lớn xung quanh họ đã nói rất nhiều rôi). Họ sẽ ra nhập thành phần phản đối mà không dám nói hay thành phần thờ ơ kia, lại biến thành một lớp người chỉ lo cho cuộc sống cá nhân.
Trả lờiXóaDo vẫn còn có nhiều lời ca ngợi chính quyền nên em cũng không biết lòng tin ở dân còn bao nhiêu, chỉ biết rằng ở các làng quê em có cuộc sống kinh tế rất tốt thì khi nhắc đến chính quyền đại phương chỉ lắc đầu, chửi.
Gần đây Việt Nam bùng phát các hội tình nguyện, từ thiện (cũng giống như xã hội ta giờ thấy người ta làm hay hay là cả làng cả nước làm). Chả nhẽ hệ thống đoàn, đội lớn đến thế không đủ sân chơi cho thanh niên sao? hay không biết tạo? Hội chữ thập đỏ Việt Nam, mặt trận tổ quốc ở đâu cũng có, sao mà các nhóm hội, công ty lại phải lặn lội cả mấy trăm km đi làm từ thiện. Sao họ không đưa cho hội chữ thập đỏ, chính quyền làm giúp, hay cùng làm để bớt kinh phí, khó khăn. Họ sợ điều gì? Dân mình sợ điều gì?
Theo tui, nếu ngại 2 từ biểu tình thì nên sử dụng 2 từ miền Bắc từng dùng trước dây: "Cổ động". Đi cổ động phản đối Trung Quốc gây hấn ở vùng biển Đông Nam Á
Trả lờiXóaBác Thịnh ngây thơ quá nhỡ Nhân dân đi cổ động Trung quốc gây hấn...thì đúng ý bọn diễn biến hòa bình à.Huhu
Hay!
Trả lờiXóaTán thành với tác giả sử dụng từ "Cổ động" nếu "biểu tình" không được chấp nhận.
Tôi kêu gọi các Blogger không nói chuyện biển đảo, biểu tình nữa.Mà sẽ nói đến vấn đề tham nhũng, công an đánh dân, cảnh sát giao thông nhận hối lộ, đưa các mảnh đất của quan tham lên mạng...thì tự khắc báo lề phải lại phải kêu gọi nhân dân biểu tình phản đối Trung quốc, kêu goi lòng yêu nước của người dân, công an sẽ bắt người nào không tham gia biểu tình...Khi đó báo mạng xã hội sẽ làm đươc một công đôi việc.
Trả lờiXóaRồi mai đây ai sẽ đi làm việc thổi tù và hàng tổng này đây.
Trả lờiXóaRồi mai đây ai sẽ đi làm việc rước vạ vào thân này đây.
Giờ phải nghĩ ngắn cho thanh thản thôi, chứ nghĩ dài thì ...
người việt không có thói quen kêu gào biểu tình ! chỉ có thói quen chiến đấu khi đất nước kêu gọi thôi. Tất cả những cuộc biểu tình khi không có chủ trương của đảng và nhà nước thì đều là gây rắc rối ., Yêu nước chả ai thể hiện bằng biểu tình ( tốn thời gian , tiền bạc ,công sức của chính quyền ) Còn cả tỉ phong trào có thể tham gia hơn là ra đường để làm loạn
Trả lờiXóaGửi bác Nặc danh (11:54 Ngày 14 tháng 6 năm 2011):
Trả lờiXóaBác định nghĩa thế nào là làm loạn?????
Đề nghị bác Nặc danh 11:54 lưu ý cẩn trọng hơn khi phát ngôn. Trang này không phải nơi ném đá và càng không phải nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách... theo kiểu ca mơi, khiêu khích lộ liễu vậy. Tôi đưa comment của bác lên đây là để bác phải biết là những comment thế này đều trong chế độ kiểm duyệt và mọi sự ném đá, nếu không bị xóa đi, cho vào spam thì cũng bị các bạn đọc khác phản ứng ngay tức khắc...
Trả lờiXóaEm thì em nghĩ trong vụ này Chính Phủ mình làm đúng. Các bác không thể biểu tình nếu không có sự đồng ý của chính quyền. Có điều tình hình chưa đến nỗi cần phải kích động lòng dân như hồi những năm đánh bành trướng, bởi chẳng ai có thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra nếu CQ thả nổi việc biểu tình.Khi đó hàng vạn người sẽ xuống đường (em nghĩ nếu không bị hạn chế thì có khi còn hơn ấy), vậy lúc đó chính quyền có can thiệp nổi không nếu sự việc bị đẩy đi xa hơn là chỉ biểu tình một cách ôn hòa?Dù sao em vẫn thích đọc blog của bác, bác Hải ạ :). Đây là lần đầu tiên em vào blog của bác, chỉ tình cờ thôi khi em tìm lại bài viết về việc tổng động viên. Chúc bác khỏe!
Trả lờiXóa"người việt không có thói quen kêu gào biểu tình ! chỉ có thói quen chiến đấu khi đất nước kêu gọi thôi. Tất cả những cuộc biểu tình khi không có chủ trương của đảng và nhà nước thì đều là gây rắc rối ., Yêu nước chả ai thể hiện bằng biểu tình ( tốn thời gian , tiền bạc ,công sức của chính quyền ) Còn cả tỉ phong trào có thể tham gia hơn là ra đường để làm loạn
Trả lờiXóa11:54 Ngày 14 tháng 6 năm 2011"
*************************************
Đây lại một chú công an mạng hoặc đây là một người thiếu hiểu biết về quyền công dân!
Sao lý luận của bạn thô thiển thế! Cùng nhau biểu tình để bày tỏ quan điểm, tình cảm về một vấn đề gì đó trong xã hội là rất đổi bình thường trong xã hội dân chủ và nó cũng là quyền tự do hiến định của công dân. Sao bạn lại cho là làm loạn.
Lộc - TPHCM
Tấm ảnh Phan Nguyên (một chân đi dép, một chất đất) bị một người bê chạy trên đường đẹp ra phết, vừa hài hước nữa chứ! Đề nghị Bác Mai Thanh Hải cho biết tên nhiếp ảnh gia đã chụp được tấm ảnh này.
Trả lờiXóaĐề nghị chủ nhà cứ thẳng tay với những hành vi ném đá như Nặc danh 11:54, thậm chí lạc đường như Dân Nghệ 10:27. Những kẻ ném đá này là ai, vì mục đích gì thì ai mà không biết.
Trả lờiXóaHãy dùng chữ China để thay cho từ Trung quốc! http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/06/14/hay-dung-ch?-china-d?-thay-cho-t?-trung-qu?c/
Trả lờiXóaHoan nghênh cách sử lý lịch sự nhưng cương quyết của Chủ Nhà.
Trả lờiXóahttp://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=2576&prev=-1&next=2573
Trả lờiXóaChết cười thôi !
Trả lờiXóaBác Hải chỉ mặt tên phản động nặc danh 11: 54 là quá đứng đắn. Bà con cư dân mạng phần lớn là có hiểu biết và có nhân cách. Đừng nghĩ là không ai biết nên muốn nói kiểu gì cũng được. Dù là không ai biết thì tự vấn lương tâm. Con người cũng là động vật cao cấp nhưng chỉ khác loài vật ở chỗ biết suy nghĩ
Trả lờiXóaNhững hành động không đẹp của chính quyền, tôi thấy cuộc biểu tình hoàn toàn ôn hòa và không hề quá khích đánh lẽ an ninh phải thoải mái một chút.
Trả lờiXóaLiệu những hành động "quá khích" của an ninh như thế có thể dập hết lửa đang cháy trong các bạn trẻ không??? Tôi e nếu như thế mãi thì họ lại đổ thêm xăng vào mà thôi.
Cuộc biểu tình của chúng ta đã cho thấy có kết quả, Trung Quốc quả thật chỉ mềm nắm rắn buông mà thôi => http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110614-trung-quoc-xuong-giong-tuyen-bo-%E2%80%9Ckhong-dung-vu-luc%E2%80%9D-trong-tranh-chap-bien-dong
Có người còn bảo anh thanh niên bị bắt là do móc túi.CA ta còn tỏa đi để bảo vệ vật chất cho ND thế thì phúc quá rồi còn gì,hóa ra đi biểu tình là quấy rối(!)
Trả lờiXóaBác viết hay lắm. Cháu đọc rất thích. Thật ra cháu nghĩ đi "biểu tình" có sao ? Chỉ là 1 hình thức tác động vào tâm lý, giúp mọi người ý thức rõ ràng quyền làm chủ của mình trên một bộ phận lãnh thổ quốc gia, một quyền chính đáng mà ko phải ai cũng ý thức được. Nhưng mọi người có vẻ như còn e ngại quá, cháu cũng nói tới vấn đề này trên mạng xã hội facebook nhưng toàn bị các bạn "ném đá" thôi à :P.
Trả lờiXóaĐồng chí Hải ơi giả dụ tôi vào nhà anh định lấy trộm cái xô đựng rác,con anh ra ngăn cản còn anh thì tỏ thái độ thế nào,chả lẽ anh lại mắng con anh là mày mà chửi bác ý tao gọi 113 bắt mày đi à.Ôí giời ơi chán lắm đi biểu lộ tình yêu đất nước cứ như đi buôn ma túy ý nhìn trước ngó sau nhìn ai cung như mật thám sợ bỏ mẹ,ra 28 ĐBP chả biết ai là ai,trong thắt lưng co "đồng hồ ko kim ko"
Trả lờiXóaĐề nghị chủ nhà cứ thẳng tay với những hành vi ném đá như Nặc danh 11:54, thậm chí lạc đường như Dân Nghệ 10:27. Những kẻ ném đá này là ai, vì mục đích gì thì ai mà không biết.
Trả lờiXóa...............
Sao bác bảo dân nghệ ... lạc đường ?
Vậy kẻ ném đá là ai ? mục địch gì vậy ? tôi không rõ.
tôi chỉ biết có rất nhiều kẻ ...kéo tụt quần nhiệt huyết của người dân.
@Bachvanson09 :
Trả lờiXóa- Bó tay với bà TBT báo Thể thao TP HCM HỒ THU HỒNG.
mà trẻ mỏ gì đâu đã 5 xập.
Hình thứ 3: chụp sau lưng nhà thờ đức bà, đầu dường Phạm Ngọc Thạch hôm 12/6 rào chắn ngày gần vị trí này.
Hình thứ 4: Vu vạ cho cậu "được" khiêng là ăn cắp điện thoại. MK, mấy đ/c chìm tốt nhỉ đi bảo vệ tài sản cho dân trong khi móc túi trên xe buýt thì...
Không hiểu con cái cảu những loại như này thì...
Biểu tình yêu nước cũng bị Công an bắt,phản động bán nước cũng bị Công an bắt.
Trả lờiXóaThế thì tôi phải là người thế nào?
Ai biết chỉ giùm tôi với.
Khi xem mấy ảnh chụp đồng bào biểu tình phản đối việc gây hấn của TQ trên biển đông tôi rất mừng cho lớp trẻ đã nhận thức được thành quả của cha ông ta đã đổ biết bao xương máu để giành tự do,độc lập và Việt Nam có tên trên trường quốc tế như ngày hôm nay .Tôi trân trọng và cảm ơn họ
Trả lờiXóaHiện nay chưa có quy định cụ thể biểu tình. Xin nhặt nhạnh ra đây 1 số quy định liên quan và gần nhất:
Trả lờiXóa1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - Điều 69 quy định:
"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".
Nguyên tắc cơ bản trong các ứng xử là "chúng ta được phép làm những gì mà pháp luật ko cấm". Như vậy, việc tham gia vào các hoạt động biểu tình là hoàn toàn ko vi phạm pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên thế nào là “biểu tình theo quy định của pháp luật” thì lại chưa có 1 văn bản pháp lý cụ thể nào quy định. Vậy khi thực hiện hành vi biểu tình, bạn cần tuân thủ nguyên tắc “không được phép xâm hại đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác”.
2. Nghị định 38/2005/NĐ-CP
Tuy nhiên, do Quốc hội chưa ban hành luật riêng, nên khi có phát sinh hành vi pháp lý, các cơ quan chức năng đã phải sử dụng một văn bản dưới luật để điều chỉ hành vi trên, đó là Nghị định 38/2005/ND-CP
- Về phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng; nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm trật tự công cộng
- Điều 7: Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng
"Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức".
Có thể thấy, ND 38 hoàn toàn ko quy định về biểu tình, vì biểu tình và tụ tập đông người ko phải là 1 hành vi đồng nhất. Tụ tập đông người có thể là 1 hành vi pháp lý khác, có thể là 1 giai đoạn của việc thực hiện sự kiện biểu tình chứ hành vi Tụ tập đông người ko phải là hành vi biểu tình. Tụ tập đông người thì phải xin phép (theo Điều 7 ND 38 này) còn biểu tình thì ko phải xin phép (do pháp luật ko quy định). Và quan trọng nhất biểu tình là quyền của công dân đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận và bảo hộ.
Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy định cụ thể, nên các cơ quan chức năng đành phải sử dụng ND 38 để áp dụng trong việc giải quyết các hành vi biểu tình.
Chủ blog xem chưa?Trên trang PHẠM VIẾT ĐÀO có đăng ý kiến của CHÁU HÙM BEO/nghe đâu cháu này ngũ tuần rồi/nói là người thanh niên bị bắt kia là kẻ móc túi,nhưng trên trang BỌ LẬP với tiêu đề"một người bị bắt kể chuyện" thì anh ta tên là PHAN NGUYÊN-một người tham gia biểu tình,không phải kẻ móc túi.
Trả lờiXóa"Chú ơi!chú có buồn không?"
Trả lờiXóaChú không những buồn mà chủ còn thấy rất hổ thẹn với cháu và với nhân dân.
(bổ xung lời chú thích của tấm hình trên)
Các bác thử so sánh tiềm lực quân sự giữa VN và TQ thời điểm này thử xem? Nếu xảy ra chiến tranh thì VN có đủ đạn, hay tên lửa để bắn trong một ngày không? (mà chưa nói VN có cơ hội để bắn lại không nữa). Ngày xưa Pháp thua, Mỹ thua bởi vì họ ở quá xa ta, còn TQ thì ở ngay trên đầu ta. Xa hơn nữa, ta thắng Tàu bởi vì ngày xa xưa ấy dùng đao với kiếm, một mạng đổi một mạng. Bây giờ mình mà làm quá, TQ ở nhà chỉ bấm bút một phát là đứt đôi khúc ruột miền Trung rồi. Là người VN thì không ai không căm bọn TQ, nhưng thời cơ chưa chín muồi thì có mà ăn cám. Các bác chỉ biết trách mấy ông quốc phòng nhà mình thôi, nhưng tôi cam đoan họ còn ức hơn các bác mấy trăm lần.
Trả lờiXóaQuá đúng cơ gọi nó là tàu hay china thì hơn TC ^^ .
Trả lờiXóa