16 tháng 6, 2011

THẦY CHÙA... RA BIỂN

Chùa trên đảo Trường Sa
Mai Thanh Hải Blog - "Đạo lý cơ bản của Phật giáo nằm cả trong Tứ diệu đế. Tứ diệu đế nằm gọn trong mấy chữ “Sinh là đầu sự khổ, muốn không khổ thì đừng sinh”. Tiêu cực đến như vậy, cho nên trong suốt lịch sử rộng dài của dân tộc (theo thiển ý của người viết), Phật giáo chỉ dùng để an dân, trị nội loạn trong thời bình, chứ đã bao giờ dùng để đối phó với ngoại xâm (bởi chủ nghĩa yêu nước kiểu “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” thực chất cũng trái với đạo lý nhà phật). Từ ngày 7/5/2010 (hơn 30 ngày qua kể từ sau khi Trung Quốc bắt 3 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi), chưa có thêm vụ ngư dân bị bắt giữ nào nữa ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Chưa, chứ không phải là không. Không, không phải là vì “Biển Đông đang yên tĩnh”. Chưa, cũng không phải bởi Trung Quốc không bắt, biết đâu lại là vì ngư dân không dám ra biển Hoàng Sa nữa khi mà những cam kết “Ngư dân sẽ được bảo vệ” chỉ được đưa ra trên báo, khi mà Biển Đông chỉ yên tĩnh trên miệng các quan chức"... - Bài viết của Nhà báo Đào Tuấn, đăng cách đây đúng 1 năm (12/6/2010), nhưng đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Đào Tuấn
-----------------------
THẦY CHÙA RA BIỂN

Đại lão hoà thượng 87 tuổi, mặt mày khắc khổ Thích Thanh Đàm lần đầu tiên đã xuất hiện tại Trường Sa, trong một loạt các đại lễ cầu siêu được tiến hành theo nghi lễ phật giáo “cấp quốc gia”, song song với việc khánh thành 3 ngôi chùa mới tại Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây.

Như vậy là sau các ngư dân, không phải là tàu ngầm Kilo và máy bay Sukhoi, mà đến lượt các thầy chùa “ra biển”. Dường như một lần nữa, chính sách khổ nhục kế "Model Câu Tiễn" lại được áp dụng dù các “khổ nhục kế”, cũng như Câu Tiễn 100% đều có nguồn gốc Tàu.

Dường như trong tình thế “yếu”, thì việc đưa các “thầy chùa” ra biển có vẻ là cách “né gió” hữu hiệu hơn nhiều, so với “Kilo bắp chuối” và “Su phụt khói”.

Những năm 40, trước tình thế 20 vạn quân Tưởng tràn vào Việt Nam, Hồ chủ tịch đã đưa ra chính sách ngoại giao mềm dẻo tự nhận là “Chính sách của chúng ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn”, ông cụ cũng nói thêm “Nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”. Rất có chí khí. Võ công này, trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, chính là “Đẩu chuyển tinh di” của nhà Mộ Dung.

3 ngày trước đây, khi điệp khúc “Trung Quốc- Việt Nam "vừa là đồng chí, vừa là anh em” được liên tục nhắc lại, hoà giọng cùng tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh “Biển Đông đang yên tĩnh”, khi báo chí được “nhờ” đăng và đăng trên trang nhất tin Thủ tướng Dũng tặng 2 tượng phật ngọc cho Giáo hội phật giáo Việt Nam, để mang ra đặt tại các đảo Song Tử Tây và Trường Sa Lớn, thì một lần nữa, chính sách nhẫn nhục kiểu Câu Tiễn lại được áp dụng.

2 pho tượng mà Thủ tướng Dũng muốn đặt tại Trường Sa, một là của Giáo hội Phật giáo thế giới một là của Ban Trị sự Chùa Vàng (Myanmar) tặng. Thứ này mà được đem đặt ngoài đảo thì quả thực là “cao khét”. Người ta có thể đạp tường, kéo tượng, bắn vào toà nhà Quốc hội chứ mấy quốc gia, thể chế, quân đội nào (trừ Taliban), dám bắn vào… Phật. Riêng xá lợi Phật, trước mắt được đặt tại Quán Sứ và nếu Biển Đông “yên tĩnh” hơn, không ngoại trừ có thể được đem ra đảo.

Quanh chuyện các ngôi chùa, đã có những tranh cãi khá gay gắt, xem nên dùng từ “trùng tu” hay khánh thành đối với 3 ngôi chùa mới xây (nhất là trong trạng huống các cam kết "giữ nguyên hiện trạng" liên tục được nhắc đi nhắc lại). Rắc rối cũng y hệt như việc ông chủ của Xuân Trường, Doanh nghiệp tạo dựng ra vô số kỷ lục Việt Nam quanh ngôi chùa giả Bái Đính có mặt trong đoàn thầy chùa ra Trường Sa.

Lễ cáo Giang Sơn (cáo Thần linh); lễ Bạch Phật Khai kinh, lễ Bạt vớt Trầm luân (lễ Bắc cầu); lễ cầu siêu Anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân, đồng bào tử nạn và chẩn tế âm linh cô hồn… với 15 tiếng liên tục gõ mõ tụng kinh đèn nhang hương khói. Điều đó thực ra còn chưa đủ cho các Anh hùng Liệt sĩ đã vị quốc vong thân, huống chi những người còn sống, những ngư dân hàng ngày vẫn dong buồm, bơi mạng sống ra Hoàng Sa, ra Trường Sa
"Lực lượng hỗn hợp" ra với Trường Sa

Đạo lý cơ bản của Phật giáo nằm cả trong Tứ diệu đế. Tứ diệu đế nằm gọn trong mấy chữ “Sinh là đầu sự khổ, muốn không khổ thì đừng sinh”. Tiêu cực đến như vậy, cho nên trong suốt lịch sử rộng dài của dân tộc, theo thiển ý của người viết, Phật giáo chỉ dùng để an dân, trị nội loạn trong thời bình, chứ đã bao giờ dùng để đối phó với ngoại xâm. (bởi chủ nghĩa yêu nước kiểu “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” thực chất cũng trái với đạo lý nhà phật). Từ ngày 7-5, hơn 30 ngày qua kể từ sau khi Trung Quốc bắt 3 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, chưa có thêm vụ ngư dân bị bắt giữ nào nữa ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Chưa, chứ không phải là không. Không, không phải là vì “Biển Đông đang yên tĩnh”. Chưa, cũng không phải bởi Trung Quốc không bắt, biết đâu lại là vì ngư dân không dám ra biển Hoàng Sa nữa khi mà những cam kết “Ngư dân sẽ được bảo vệ” chỉ được đưa ra trên báo, khi mà Biển Đông chỉ yên tĩnh trên miệng các quan chức.

Liệu có nên tin những kẻ trước thì còn lén lút dùng "tàu lạ” đâm vào như dân, sau đó trắng trợn giữa ban ngày ban mặt công khai bắt giữ ngư dân trong vùng biển Hoàng Sa là “đồng chí kiêm anh em”?..

A di đà phật!..

19 nhận xét:

  1. Mỗi tôn giáo đều triết lí riêng, và có " đất" sống của nó, bài này mình thấy " mới" nhưng theo cá nhân mình, chủ blog nên bỏ chữ " tiêu cực đến như vậy"bởi nó liên quan đến "Đạo lý cơ bản của Phật giáo", mình chân thành ,xin tùy ý chủ nhà

    Trả lờiXóa
  2. Ai da, cái này thì em phải xin lỗi bác Hải trước. Đúng là đạo Phật lấy từ bi làm đầu, nhưng người theo đạo Phật không vì thế mà nhu nhược, chỉ biết an dân và trị nội loạn đâu bác ạ. Bác xem lại lịch sử thời Trần đi, từ vua quan đến các tướng lĩnh đều là Phật tử cả đấy, nhưng khi có quân Nguyên Mông đến thì thế nào, ai cũng rõ.

    Trả lờiXóa
  3. Ầy dà! Bài viết này của nhà báo Đào Tuấn nên mình phải tôn trọng bản quyền.

    Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của mọi người!

    Trả lờiXóa
  4. Không biết nói thế nào, nhưng em không thích cái kiểu viết này, nói chung nhiều điều chẳng thể thuyết phục, ....

    Trả lờiXóa
  5. Bực quá gõ một hồi, bài bị out rồi.
    Xin nói thêm rằng: Chùa VN ở đâu thì Văn hóa Việt ở đó, giang sơn Việt ở đó , dù bọn ngoại bang nào muốn chiếm cũng khg xong, đánh địch có thể bằng hạm tàu, tên lửa máy bay, nhưng đánh giặc có lẽ còn cần nhiều thứ: cơm ăn , nước uống, cả những bài hát bài thơ... nữa chứ. Vì vậy chúng ta đừng lầm trách nhà chùa và người tặng tượng.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết hay xét về góc độ chính trị. Nhưng xét góc độc văn hóa, triết học không nên nhận định giáo lý Phật giáo là tiêu cực làm như vây sẽ chia rẻ nhân tâm...
    Vả lại, tác giả còn thiếu thông tin và tư duy về đạo Phật. Đạo Phật là một tôn giáo lớn của thế giới đã đóng góp cho nhân loại về nhiều phương diện... Riêng Phật giáo Việt Nam đã cùng thuyền với dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
    Vì vậy, trước khi nhận định một vấn đề cần phải thấu hiểu đầy đủ về vấn đề đó.

    Trả lờiXóa
  7. Nói thế nào nhỉ ?
    Thắng lợi trong các cuộc chiến tranh trường kỳ giữ nước vừa qua của dân tộc ta thành công là nhờ sự tập hợp được đông đảo lực lượng nhân dân....
    Mục tiêu lớn nhất của chúng ta lúc này là phải tập trung sức mạnh Dân tộc thành một khối thống nhất, vững chắc...Có vậy mới mong đối phó được với dã tâm, âm mưu xâm lược truyền kiếp từ phương Bắc. Một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt ...hiểu Ta hơn bất cứ kẻ xâm lược nào từ trước đến giờ.
    Đừng để chúng soi tìm được kẽ nứt trong bức thành trì bảo vệ đất nước, Dân tộc ta.

    Trả lờiXóa
  8. Xem lại vẫn thấy hay: "Tụng kinh gõ mõ" + “Kilo bắp chuối” và “Su phụt khói”. Đất trời hòa hợp mới đủ sức chông Tàu.
    A di đà phật!

    Trả lờiXóa
  9. Anh bạn này không hiểu đạo Phật mà lại bàn chuyện đạo Phật. Ý tứ gì đây???

    Trả lờiXóa
  10. à thì ra nhận xét cũng phải qua kiểm duyệt, hèn chi! làm tôi cứ tưởng là cái website bị lỗi làm mắc công đánh máy lại. Chán thế!

    Trả lờiXóa
  11. Nguyễn Huu Tho20:19:00 21 thg 6, 2011

    Đọc xong bài báo này mình nhận thấy tác giả bài báo nên "xét lại mình" trước khi viết. Thất vọng!

    Trả lờiXóa
  12. Thấy câu:"Cởi áo cà sa khoác chiến bào" ngồ ngộ, lên google tìm thấy bài này hay quá:

    http://vietbao.vn/Phong-su/Coi-ao-ca-sa-khoac-chien-bao/40178435/263/

    Trả lờiXóa
  13. http://giadinh.net.vn/9772p0c1000/gap-lai-nhung-nguoi-coi-ao-ca-sa-khoac-chien-bao.htm
    bản này đầy đủ hơn

    Trả lờiXóa
  14. Anh ban viet bai o tren chac khong phai la Phat tu nen moi viet nhu the! Xin anh ban hay tm hieu ky dao Phat roi moi len bai nhe; Neu anh ban la nha bao thi can do chinh xac va cong bang nua nhe; Do la luong tam nha bao ma

    Trả lờiXóa
  15. Mong ban hãy dọc that kỹ giáo lý của dạo Phat và viết bài thật chính xác; Đề nghị tác giả bết tôn trọng đạo đức và nhân tâm người khác dù bạn ở tôn giáo nào và cũng mong tác giả đọc thật nhiều về cảm tưởng của nhà khoa học vỹ đại Einstein da viet ve Đạo Phạt lúc đó bài viết của bạn sẽ thuyết phục chúng tôi hơn

    Trả lờiXóa
  16. Chúng tôi hoàn toàn không thích lối viết bài của tác giả, đề nghị tác giả suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Tác giả không hiểu gì về Phật giáo mà cứ múa chữ như thế này; Chán thật!

    Trả lờiXóa
  17. Xúc phạm đến nền văn hóa lâu đời và là văn minh của nhân loại; Đề nghị tác giả xem lại!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  18. Xin mời tac giả chịu khó vào Google gõ "TỨ DIỆU ĐẾ - Từ góc độ phương pháp luận khoa học" hoặc những địa chỉ khác của Phật giáo để hiểu thêm trước khi phê phán; Xin chào.

    Trả lờiXóa
  19. Phạm Minh Hiếu09:15:00 21 thg 10, 2011

    Tôi thấy nhà báo Đào Tuấn này chưa hiểu hết lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, nói chi đến Phật giáo thế giới.Không phải ngẫu nhiên LHQ chọn Phật giáo làm tiêu biểu cho các tôn giáo trên thế giới. Điều đó, chứng minh cho qua lễ hội Vesak. (xin hỏi nhà báo có biết gì về lễ Vesak không ạ?).
    Phật giáo luôn đồng hành và gắn liền với dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm, chẳng lẽ là một nhà báo lại không có chút kiến thức về lịch sử dân tộc Việt Nam chăng?
    Kiến thức "nửa mùa" thì làm sao biết được, đâu là: Đinh Tiên Hoàng, Vạn Hạnh thiền sư, Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Khuông Việt thiền sư, Thích Quảng Đức,...
    Về gác bút mà học lại lịch sử Việt Nam đi!

    Trả lờiXóa