12 tháng 9, 2013

NHÂN VIỆC THÁI BÌNH...

Nhà báo Huy Đức:
Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ, đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa, đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng".

Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh.

Nhà báo Đào Thanh Tuy (Báo Gia đình và xã hội):
Có một sự thật (sẽ là nguy hiểm với những ai thấy nguy hiểm) là hễ có một cuộc va chạm đổ máu, thậm chí mất mạng giữa người dân và chính quyền thì chẳng biết đúng, sai thế nào nhưng đông đảo dư luận lại đứng về phía người dân.

Phải chăng bây giờ cái xấu xa đã là tài sản tất yếu của những người mang kiếp đầy tớ, công bộc?.

Cái gì cũng có nguyên do, quá trình hệt như ra đường nhìn thấy mấy thằng vằn vện xăm trổ thì người ta nghĩ ngay tới lũ lưu manh, giang hồ, thấy ông bụng phệ, mắt híp là nghĩ tới bọn quan tham...

TS. Mai Thanh Sơn (Trưởng phòng Dân tộc học và Nhân học, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam):

Mình không hoàn toàn tán đồng cách giải quyết bất đồng của Đặng Ngọc Viết. Nhưng mình có thể chia sẻ phần nào cảm xúc của anh ấy.

Viết đã ở tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" - cái tuổi có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm.

Phải ở trong hoàn cảnh bức xúc thế nào, Viết mới hành động như vậy.

Tiếng súng Đoàn Văn Vươn đã khiến cả nước rúng động, bàng hoàng. Nhưng dường như điều đó cũng chưa đủ thức tỉnh những trái tim chai sạn, vô cảm trước tình trạng bế tắc của người dân.

Đoàn Văn Vươn là người mở đầu cho "Cuộc chiến vì Quyền đối với Đất đai".

Viết đã bước thêm một bước nữa: "Liều chết vì Đất".

Có ở trong dân mới cảm nhận được những làn sóng bất bình đang lan rộng từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi lên miền ngược.

Điều mà mình thấy lo ngại cho chế độ là một số người dân đã nghĩ đến con đường "Tự vũ trang để giải quyết các mâu thuẫn với chính quyền".

Nguy tai!.
------------
* Các ý kiến được đăng tải trên trang FB cá nhân của các nhân vật.
* Hình ảnh đã đăng tải trên trang OF, XNA chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.


4 nhận xét:

  1. Ở Nghệ An thì "noi gương Xô Viết"; ở Thái Bình thì tiếng trống năm 30 còn lay động đến bây giờ...Nếu như vài ba năm trước, sự an nguy của chế độ chỉ ở mức "cảnh báo", còn bây giờ thì hiển lộ hoàn toàn rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐÓ CHỈ LÀ SỰ CÙNG QUẪN ĐẨY HỌ VÀO ĐỐI ĐẦU VỚI CẦP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.NÉU CHẾ ĐỘ MINH BẠCH, TÔN TRỌNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN,LUẬT ĐƯA RA PHẢI CỤ THỂ RÕ RÀNG ,KHÔNG MANG TÍNH ÁP ĐẶT CHO NGƯỜI DÂN.THÌ KHÔNG MÔT DÂN TỘC NÀO YÊU NƯỚC BĂNG NGƯỜI DÂN VIÊT NAM

      Xóa
  2. "Có ở trong dân mới cảm nhận được những làn sóng bất bình đang lan rộng từ Bắc vô Nam, từ miền xuôi lên miền ngược."

    Trả lờiXóa
  3. Nghe tin Đặng Ngọc Viết lựa chọn cái chết tức tưởi, bi ai mình thấy cực kì chua xót. Đành rằng sự lựa chọn của Viết là điều không nên nhưng không thể trách anh. Bước đường cùng mà. Chỉ buồn cho chính quyền của chúng ta bưng tai bịt mắt trước trùng oan khiên, bất bình của người dân. Nhìn mấy ông, nghe mấy ông sao mà chán ngắt, nhạt phèo. Nhìn những gương mặt quan chức bây giờ sao mà chán nản: già nua, nhạt nhẽo, tầm thường, xệch xạc, xôi thịt, mưu mô, cũ kĩ... Tóm lại là buồn.

    Trả lờiXóa