AABC - Mùa đông mà lên vùng cao biên giới, gặp không ít những cảnh "đi cọc đi cạch", chân dép chân giầy.
Thậm chí, lạnh vài độ, nhưng cũng chả có cọc cạch mà đi, cứ run rẩy - tím tái và nhăn nheo cả bàn chân bé tý, trên nền đá lạnh ngắt hay nền đất chết cứng, cũng vì lạnh.
Nhiều người dưới xuôi lên, mới lần đầu nhìn thấy, thường la oai oái: "Thế kia thì lạnh chân, viêm phổi chết à?".
Cũng biết như thế là dễ nhiễm lạnh, nhưng hình như chuyện lo 1 đôi ủng - đôi dép giá vài chục nghìn đồng, lại là chuyện "đại sự quốc gia", khiến bố mẹ nghĩ rụng cả tóc, nhưng lại nằm ngoài danh mục "quan tâm hỗ trợ" của "các cấp ngành", giống như chuyện áo rét.
Và tụi mình, có đi công tác Tây Bắc mùa đông, gặp những đứa trẻ chân trần dận đất lạnh, cũng chỉ móc viên kẹo trong túi tặng con trẻ, chứ quả thực kiếm đâu ra tiền mua hàng xe tải ủng dép, rải dọc hành trình biên cương, vì chuyện thiếu của chúng, quá nhiều?.
May mà có AABC, để nguôi đi những sự dằn vặt "nhìn mà chịu, không làm được gì", khi mỗi chuyến đi trong cơ số "hàng cứng" tặng con trẻ, ngoài áo rét mới cứng, bánh kẹo và tất, lúc nào cũng có 1 đôi ủng hoặc đôi dép thật mới, thật xinh, thơm nức mùi cao su dày dặn...
Chuyến lên 2 xã Sì Lờ Lầu - Ma Ly Chải (Phong Thổ, Lai Châu) ngay tới đây, tặng quà cho toàn bộ học sinh của 2 xã vùng cao biên giới, cũng có đầy đủ áo, bánh kẹo, tất và 1.624 học sinh, mỗi đứa có thêm 1 đôi dép ôm khít chân, dày dặn.
Khổ cái, những đôi dép này phải đặt từ đơn vị chuyên sản xuất, bởi số lượng lớn và chất lượng dành riêng miền núi, chống trơn trượt.
Dĩ nhiên, muốn có hàng thì phải... đặt tiền.
Trong khi mọi sự ủng hộ cho chuyến đi, chưa đủ để mua đủ từng ấy phần quà cho con trẻ, mấy anh em lại tiếp tục... ứng tiền túi, để "đặt cọc" cho nhanh có hàng, mà đóng gói.
Biết làm thế nào khác được?. Chả lẽ tặng cho "chúng nó" cái áo mới cứng, dày khự, chống được rét cho thân rồi, mà không cố lên, lo nốt đôi dép cho ấm chân. Sao đành?..
--------------------------
* Tìm hiểu về hoạt động quyên góp, ủng hộ áo ấm và ủng dép cho học sinh Mầm non - Tiểu học cho học sinh các xã biên giới đặc biệt khó khăn của Chương trình Áo ấm Biên cương: TẠI ĐÂY
Thậm chí, lạnh vài độ, nhưng cũng chả có cọc cạch mà đi, cứ run rẩy - tím tái và nhăn nheo cả bàn chân bé tý, trên nền đá lạnh ngắt hay nền đất chết cứng, cũng vì lạnh.
Nhiều người dưới xuôi lên, mới lần đầu nhìn thấy, thường la oai oái: "Thế kia thì lạnh chân, viêm phổi chết à?".
Cũng biết như thế là dễ nhiễm lạnh, nhưng hình như chuyện lo 1 đôi ủng - đôi dép giá vài chục nghìn đồng, lại là chuyện "đại sự quốc gia", khiến bố mẹ nghĩ rụng cả tóc, nhưng lại nằm ngoài danh mục "quan tâm hỗ trợ" của "các cấp ngành", giống như chuyện áo rét.
Và tụi mình, có đi công tác Tây Bắc mùa đông, gặp những đứa trẻ chân trần dận đất lạnh, cũng chỉ móc viên kẹo trong túi tặng con trẻ, chứ quả thực kiếm đâu ra tiền mua hàng xe tải ủng dép, rải dọc hành trình biên cương, vì chuyện thiếu của chúng, quá nhiều?.
May mà có AABC, để nguôi đi những sự dằn vặt "nhìn mà chịu, không làm được gì", khi mỗi chuyến đi trong cơ số "hàng cứng" tặng con trẻ, ngoài áo rét mới cứng, bánh kẹo và tất, lúc nào cũng có 1 đôi ủng hoặc đôi dép thật mới, thật xinh, thơm nức mùi cao su dày dặn...
Chuyến lên 2 xã Sì Lờ Lầu - Ma Ly Chải (Phong Thổ, Lai Châu) ngay tới đây, tặng quà cho toàn bộ học sinh của 2 xã vùng cao biên giới, cũng có đầy đủ áo, bánh kẹo, tất và 1.624 học sinh, mỗi đứa có thêm 1 đôi dép ôm khít chân, dày dặn.
Khổ cái, những đôi dép này phải đặt từ đơn vị chuyên sản xuất, bởi số lượng lớn và chất lượng dành riêng miền núi, chống trơn trượt.
Dĩ nhiên, muốn có hàng thì phải... đặt tiền.
Trong khi mọi sự ủng hộ cho chuyến đi, chưa đủ để mua đủ từng ấy phần quà cho con trẻ, mấy anh em lại tiếp tục... ứng tiền túi, để "đặt cọc" cho nhanh có hàng, mà đóng gói.
Biết làm thế nào khác được?. Chả lẽ tặng cho "chúng nó" cái áo mới cứng, dày khự, chống được rét cho thân rồi, mà không cố lên, lo nốt đôi dép cho ấm chân. Sao đành?..
--------------------------
* Tìm hiểu về hoạt động quyên góp, ủng hộ áo ấm và ủng dép cho học sinh Mầm non - Tiểu học cho học sinh các xã biên giới đặc biệt khó khăn của Chương trình Áo ấm Biên cương: TẠI ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét