SM - Cuộc giải cứu có tinh thần... săn bắt của Công an huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, đã tìm ra 2 cha con người dân tộc Cor trốn bom đạn suốt 40 năm trời tận sâu trong rừng thẳm.
Nhiều người mừng cho họ đã trở về cuộc sống văn minh, nhưng đối với người đàn ông 40 năm hít thở không khí tự do của đại ngàn, văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.
Cuộc sống và những vật phẩm đời thường của cha con ông Hồ Văn Thanh (82) và Hồ Văn Lang (41), có thể trở thành một câu chuyện gây hiếu kỳ cho những người được cho là văn minh.
Theo ghi nhận của tờ Dân Trí, cách đây 40 năm, căn nhà ông Hồ Văn Thanh đã bị đánh bom, làm vợ và 2 người con của ông chết.
Chạy trốn trong hoảng sợ, ông Thanh ôm con trai lúc đó mới 1 tuổi chạy vào rừng sâu trú ẩn.
Kể từ đó, hai cha con tự tạo ra những công cụ lao động săn bắn tự chế.
Lương thực cây mì, cây bắp, cây lúa.
Áo, khố dệt từ vỏ cây.
Thuốc thang lấy từ thiên nhiên sẵn có.
Nơi ở là một lều nhỏ dựng ở trên cây cổ thụ, có độ cao hơn 6m để tránh các loài thú rừng xâm hại.
Nếu toàn bộ cuộc sống của 2 cha con được ghi lại và rơi vào tay một nhà biên kịch Hollywood, có thể đó sẽ là một bộ phim kỳ thú về sức mạnh sinh tồn, về tình cha con, về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.
Không những thế, một “người rừng” không biết tiếng Kinh, hoang mang giữa những người tò mò xa lạ cũng có thể trở thành một bộ phim kể về cuộc sống hiện thực qua con mắt của anh ta.
Đó là cuộc sống của người hưởng thụ sự tự do trong những chiếc hộp bê tông tiện nghi, hàng ngày đi săn bắn trên con thú bằng sắt kêu ra thứ tiếng chói tai píp píp và khói ngột ngạt.
Họ tranh giành thức ăn, quyền lực bằng rất nhiều chiến thuật tinh vi, lắt léo hơn tất cả những gì Mẹ thiên nhiên đã dạy cho “người rừng” trong 40 năm qua.
Xin chào “người rừng”!.
Chúc mừng anh chính thức bước vào một cuộc phiêu lưu mới trong phần đời còn lại.
Tại đây, thức ăn không hề khó kiếm ngoài việc nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao.
Tại đây không có thú dữ, miễn là anh đi sang đường chú ý từ 2 phía, để không bị xe tông.
Nơi trú ẩn ở đây rất ấm cúng, khô ráo, sạch sẽ nhưng không khí khá là ô nhiễm.
Thú vui giải trí tại đây vô cùng phong phú, một trong số đó là ai cũng xem tivi nơi nuôi dưỡng các mơ ước cho tầng lớp thị dân sao cho: Thoát ra khỏi đô thị ồn ào, thoát khỏi các nỗi lo vào bệnh viện bị bác sỹ thờ ơ bỏ mặc, thoát khỏi hóa đơn điện nước đang ngày càng tăng giá, đổ đầy bình xăng mà không thấy ấm ức khó chịu trong lòng.
Nếu may mắn, sau 40 năm hòa nhập cộng đồng, với thu nhập dự tính là hơn nghìn đô mỗi tháng, “người rừng” biết đâu có được khoảng thời gian hưởng thụ cuối đời bằng một chuyến du lịch mang tên: Xin chào bạn đã trở về với thiên đường hoang dã hoàn hảo...
------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại
Nhiều người mừng cho họ đã trở về cuộc sống văn minh, nhưng đối với người đàn ông 40 năm hít thở không khí tự do của đại ngàn, văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.
Cuộc sống và những vật phẩm đời thường của cha con ông Hồ Văn Thanh (82) và Hồ Văn Lang (41), có thể trở thành một câu chuyện gây hiếu kỳ cho những người được cho là văn minh.
Theo ghi nhận của tờ Dân Trí, cách đây 40 năm, căn nhà ông Hồ Văn Thanh đã bị đánh bom, làm vợ và 2 người con của ông chết.
Chạy trốn trong hoảng sợ, ông Thanh ôm con trai lúc đó mới 1 tuổi chạy vào rừng sâu trú ẩn.
Kể từ đó, hai cha con tự tạo ra những công cụ lao động săn bắn tự chế.
Lương thực cây mì, cây bắp, cây lúa.
Áo, khố dệt từ vỏ cây.
Thuốc thang lấy từ thiên nhiên sẵn có.
Nơi ở là một lều nhỏ dựng ở trên cây cổ thụ, có độ cao hơn 6m để tránh các loài thú rừng xâm hại.
Nếu toàn bộ cuộc sống của 2 cha con được ghi lại và rơi vào tay một nhà biên kịch Hollywood, có thể đó sẽ là một bộ phim kỳ thú về sức mạnh sinh tồn, về tình cha con, về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.
Không những thế, một “người rừng” không biết tiếng Kinh, hoang mang giữa những người tò mò xa lạ cũng có thể trở thành một bộ phim kể về cuộc sống hiện thực qua con mắt của anh ta.
Đó là cuộc sống của người hưởng thụ sự tự do trong những chiếc hộp bê tông tiện nghi, hàng ngày đi săn bắn trên con thú bằng sắt kêu ra thứ tiếng chói tai píp píp và khói ngột ngạt.
Họ tranh giành thức ăn, quyền lực bằng rất nhiều chiến thuật tinh vi, lắt léo hơn tất cả những gì Mẹ thiên nhiên đã dạy cho “người rừng” trong 40 năm qua.
Xin chào “người rừng”!.
Chúc mừng anh chính thức bước vào một cuộc phiêu lưu mới trong phần đời còn lại.
Tại đây, thức ăn không hề khó kiếm ngoài việc nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao.
Tại đây không có thú dữ, miễn là anh đi sang đường chú ý từ 2 phía, để không bị xe tông.
Nơi trú ẩn ở đây rất ấm cúng, khô ráo, sạch sẽ nhưng không khí khá là ô nhiễm.
Thú vui giải trí tại đây vô cùng phong phú, một trong số đó là ai cũng xem tivi nơi nuôi dưỡng các mơ ước cho tầng lớp thị dân sao cho: Thoát ra khỏi đô thị ồn ào, thoát khỏi các nỗi lo vào bệnh viện bị bác sỹ thờ ơ bỏ mặc, thoát khỏi hóa đơn điện nước đang ngày càng tăng giá, đổ đầy bình xăng mà không thấy ấm ức khó chịu trong lòng.
Nếu may mắn, sau 40 năm hòa nhập cộng đồng, với thu nhập dự tính là hơn nghìn đô mỗi tháng, “người rừng” biết đâu có được khoảng thời gian hưởng thụ cuối đời bằng một chuyến du lịch mang tên: Xin chào bạn đã trở về với thiên đường hoang dã hoàn hảo...
------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại
Thời buổi đến người rừng cũng khốn nạn. Mọi người có nhìn thấy hai cha con người rừng còn bị xích bằng còng số 8 để đưa về như một chiến công không? Phản cảm quá, ấy vậy mà hôm qua VTV1, trong chương trình "thời sự đinh" còn đưa khá tỷ mỷ. Anh Bí thư đoàn huyện còn hào hứng khi khoe đã huy động mấy chục đoàn viên, thanh niên để đi bắt người rừng. Nay lại thấy người rừng bị buộc, nằm bệnh viện, tiêm truyền nữa. Để họ với rừng có khi họ còn sống. Đem về nuôi theo kiểu áp đặt này biết đâu...
Trả lờiXóađã có 1 gia đình người rừng mang từ cao bằng về hà nội.không biết bây giờ họ đã hòa nhập được với "thành thị" chưa cuộc sống của họ ra sao có ai biết thông tin về họ không cho mọi người biết với.
Trả lờiXóaNhưng thấy lạ là anh này đã biết ăn trầu và hút thuốc lá, không biết ở rừng thì kiếm đâu được thuốc lá??? hay mới về mấy ngày đã bị rủ rê???.
Trả lờiXóaNÀY "NGƯỜI RỪNG"! VĂN MINH CHƯA HẲN ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC!
Trả lờiXóaĐúng, nhất là nếu là văn minh XHCN thì càng nên tránh nó .
Ăn trầu thì chính xác rồi. Vì rừng có lá trầu dại + đá vôi bị phân hủy cùng ít lá vặt được là thành trầu thôi mà. Món này tôi cũng đã thấy một số dân tộc ở xa xôi dùng rồi. Còn thuốc, phải nhìn vỏ cuốn mới xác định được. Nếu vỏ cuốn là lá thì họ cũng tự tìm tòi và làm để hút. Còn là vỏ giấy thì chắc được mời. Về với "loài người hiện đại" lại bị tha hóa thôi. Thật khổ thân cho họ. Mất sự bình yên và hạnh phúc trong sự trốn chạy của mình!
Trả lờiXóaHai cha con người rừng sẽ không thọ được lâu đâu. Họ sợ hãi nền văn minh thập cẩm của ta lắm. Rất khó để thay đổi cuộc sống của họ. Hai cha con nhớ rừng mà chết thôi.
Trả lờiXóaCó lẽ cứ để sống như vốn dĩ họ đã sống 40 năm nay thì hơn. Nếu có giúp thì âm thầm giúp họ khi họ không kiếm được trái cây rau rừng và thú rừng để sống.
Đừng nghĩ là ta dã giải thoát họ. Thực sự thì ta đã đưa họ từ rừng về nhà tù đấy.Ông bố thì đã 80, không nói làm gì. người con 41 tuổi không có nghề ngỗng gì ở chốn "văn Minh" thì sống bằng gì?
Nếu chính quyền quan tâm, đừng hiếu kỳ thì hãy caasp cho cha con họ ít nhất là 1 mẫu đất ven rừng để họ tự trồng tỉa, chăn nuôi mà sống.