Mai Thanh Hải - Thế nhưng lại được gọi là Cù Lao Chàm và là xã đảo thuộc TP. Hội An (Quảng Nam).
Châu - Cán bộ BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm là dân địa phương gộc, vợ Châu bán tạp hóa ngay trên đảo, con cái học trên đảo và cả nhà gốc đảo, bao năm rồi gắn bó với đảo, khi thấy mình thắc mắc, cứ nhè nhẹ cười: "Vì trên đảo sống thoải mái, đơn giản chả phải chen lấn làm giàu bằng mọi cách. Kiếm được bao nhiêu, ưng sống bấy nhiêu nên có muốn dính chàm, cũng chịu!".
Mình, đã ra Cù Lao Chàm đến 3 - 4 lần chịu cứng luôn cái lý của Châu bởi chả phải mình mà ai ra Cù Lao Chàm, cũng thừa nhận sự hiếu khách, vô tư, xởi lởi và thật thà của từng người dân nơi đây.
Đặt chân xuống cảng Cửa Đại, vừa gọi xong cú điện thoại cho anh lái canô, đã thấy nắm tay ấm ở cườm tay: "Tui đây nè! Ngồi đợi suốt nè! Chào mừng đến với Cù Lao Chàm của tụi tôi!" và anh lái cano tên Hải, suốt hành trình từ đất liền ra đảo, say sưa kể về đảo, thậm chí khi thấy mình say sưa chụp ảnh, còn hào phóng lượn đi lượn lại 2 vòng, ngay sát những chỗ mình hướng ống kính, xong mới cập bến cũng bởi lý do: "Cù Lao Chàm của tụi tui đó!".
Vài người trong Đoàn băn khoăn trước 2 vòng lượn: "Có lấy thêm tiền không?". Anh Hai cười phớ lớ: "Vài lít xăng, nhằm nhò chi mà tính tiền?", khiến ai đó thì thầm: "Như ngoài Bắc, ăn đủ vài trăm nghìn, là ít!".
Trên đảo bây giờ có thêm dịch vụ xe ôm, đi từ bến tàu lên chùa và về lại bến tàu, giá lên là 15.000VND, về thêm 15.000 VND nữa, ưng đi 1 chiều hay khứ hồi đều được. Đặc biệt, có trả thêm tiền, người lái cũng nhất quyết không nhận, bởi: "Giá chỉ có vậy thôi mà!. Mắc chi lấy thêm tiền?".
Chợ hải sản ngay bến tàu, dĩ nhiên bán rất nhiều hải sản.
Mình thấy con cá mực 1 nắng đang phơi ngon quá, nấn ná dừng lại chụp ảnh. 1 chị ở trong quầy hàng tất tưởi chạy ra hỏi: "Mực ngon đó, mua đi em!".
Chần chừ: "Muốn thử 1 con thôi chị!". Chị bán hàng thoăn thoắt bấm cả phên mực: "Lựa con nào dày mình, nướng ăn mới ngọt thơm!" và nhấc con mực to bằng bàn tay xòe, đặt lên bàn cân: "Con này 90.000, để chị nướng cho!".
Lóc xóc chạy đi tìm vỉ nướng, vay than hoa, xin tương ớt, vừa mù mịt nướng mực vừa tíu tít bán hàng khô, chỉ sau 15 phút, đĩa mực thơm nức được cắt thành đốt tay, đặt trên tờ báo và "tác giả" ngượng nghịu: "Thông cảm nha! Chị bán đồ khô chứ không phải đồ nhậu, nên hơi lâu. Giá đúng 90 ngàn thôi, không lấy thêm đâu. Nướng giúp em chút xíu, như vẫn thường làm mồi nhậu cho ông xã mà. Nhằm nhò gì mà lấy tiền?".
Hôm rồi, theo dõi chuyến đi của 1 bạn trẻ trên diễn đàn Phượt, kể lại chuyện ra khám phá Cù Lao Chàm, ngồi trên tàu ra đảo, quen 1 bạn gốc địa phương.
Bạn gốc hào phóng rủ bạn mới về nhà ăn ở - sinh hoạt như trong gia đình, cũng đồng thời tham gia mọi hoạt động kiếm sống - sinh hoạt của người dân trên đảo. Khi ra về, bạn mới trả tiền nhưng gia đình không nhận, với lý do: "Thêm bát thêm đũa, nhằm nhò gì mà tính tiền?".
Dĩ nhiên, từ câu chuyện của bạn trẻ trên Diễn đàn du lịch Phượt, bao nhiêu người đọc đã rủ nhau đến mới - thăm lại Cù Lao Chàm, bởi cảm cái tình con người - Điều mà thời buổi này, không dễ gì kiếm được.
Mọi người bảo: Cù Lao Chàm thu hút được khách du lịch khắp nơi kéo về, vì có cảnh đẹp, món ăn đặc sản ngon, không khí trong lành, bảo tồn được tài nguyên biển, giữ sạch môi trường...
Nhưng với mình, thứ đặc sản quý nhất, chả cảnh đẹp - món ăn đặc sản nào có được, là tình người thân thuộc theo đúng nghĩa và thêm chất hào sảng của dân biển, riêng biệt Cù Lao Chàm.
Chả thế mà thời buổi kinh tế khó khăn thế này, các Khu Du lịch khác chết đầu nước, nhưng Hội An nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng, du khách Tây ta vẫn kéo đến ầm ầm, ngày có khi cả nghìn người cưỡi tàu thuyền vượt sóng ra đảo...
Và mình gọi Cù Lao Chàm là cái cù lao không dính chàm, là vì thế...
-----------------------------------------------------------------------------------
Châu - Cán bộ BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm là dân địa phương gộc, vợ Châu bán tạp hóa ngay trên đảo, con cái học trên đảo và cả nhà gốc đảo, bao năm rồi gắn bó với đảo, khi thấy mình thắc mắc, cứ nhè nhẹ cười: "Vì trên đảo sống thoải mái, đơn giản chả phải chen lấn làm giàu bằng mọi cách. Kiếm được bao nhiêu, ưng sống bấy nhiêu nên có muốn dính chàm, cũng chịu!".
Mình, đã ra Cù Lao Chàm đến 3 - 4 lần chịu cứng luôn cái lý của Châu bởi chả phải mình mà ai ra Cù Lao Chàm, cũng thừa nhận sự hiếu khách, vô tư, xởi lởi và thật thà của từng người dân nơi đây.
Đặt chân xuống cảng Cửa Đại, vừa gọi xong cú điện thoại cho anh lái canô, đã thấy nắm tay ấm ở cườm tay: "Tui đây nè! Ngồi đợi suốt nè! Chào mừng đến với Cù Lao Chàm của tụi tôi!" và anh lái cano tên Hải, suốt hành trình từ đất liền ra đảo, say sưa kể về đảo, thậm chí khi thấy mình say sưa chụp ảnh, còn hào phóng lượn đi lượn lại 2 vòng, ngay sát những chỗ mình hướng ống kính, xong mới cập bến cũng bởi lý do: "Cù Lao Chàm của tụi tui đó!".
Vài người trong Đoàn băn khoăn trước 2 vòng lượn: "Có lấy thêm tiền không?". Anh Hai cười phớ lớ: "Vài lít xăng, nhằm nhò chi mà tính tiền?", khiến ai đó thì thầm: "Như ngoài Bắc, ăn đủ vài trăm nghìn, là ít!".
Trên đảo bây giờ có thêm dịch vụ xe ôm, đi từ bến tàu lên chùa và về lại bến tàu, giá lên là 15.000VND, về thêm 15.000 VND nữa, ưng đi 1 chiều hay khứ hồi đều được. Đặc biệt, có trả thêm tiền, người lái cũng nhất quyết không nhận, bởi: "Giá chỉ có vậy thôi mà!. Mắc chi lấy thêm tiền?".
Chợ hải sản ngay bến tàu, dĩ nhiên bán rất nhiều hải sản.
Mình thấy con cá mực 1 nắng đang phơi ngon quá, nấn ná dừng lại chụp ảnh. 1 chị ở trong quầy hàng tất tưởi chạy ra hỏi: "Mực ngon đó, mua đi em!".
Chần chừ: "Muốn thử 1 con thôi chị!". Chị bán hàng thoăn thoắt bấm cả phên mực: "Lựa con nào dày mình, nướng ăn mới ngọt thơm!" và nhấc con mực to bằng bàn tay xòe, đặt lên bàn cân: "Con này 90.000, để chị nướng cho!".
Lóc xóc chạy đi tìm vỉ nướng, vay than hoa, xin tương ớt, vừa mù mịt nướng mực vừa tíu tít bán hàng khô, chỉ sau 15 phút, đĩa mực thơm nức được cắt thành đốt tay, đặt trên tờ báo và "tác giả" ngượng nghịu: "Thông cảm nha! Chị bán đồ khô chứ không phải đồ nhậu, nên hơi lâu. Giá đúng 90 ngàn thôi, không lấy thêm đâu. Nướng giúp em chút xíu, như vẫn thường làm mồi nhậu cho ông xã mà. Nhằm nhò gì mà lấy tiền?".
Hôm rồi, theo dõi chuyến đi của 1 bạn trẻ trên diễn đàn Phượt, kể lại chuyện ra khám phá Cù Lao Chàm, ngồi trên tàu ra đảo, quen 1 bạn gốc địa phương.
Bạn gốc hào phóng rủ bạn mới về nhà ăn ở - sinh hoạt như trong gia đình, cũng đồng thời tham gia mọi hoạt động kiếm sống - sinh hoạt của người dân trên đảo. Khi ra về, bạn mới trả tiền nhưng gia đình không nhận, với lý do: "Thêm bát thêm đũa, nhằm nhò gì mà tính tiền?".
Dĩ nhiên, từ câu chuyện của bạn trẻ trên Diễn đàn du lịch Phượt, bao nhiêu người đọc đã rủ nhau đến mới - thăm lại Cù Lao Chàm, bởi cảm cái tình con người - Điều mà thời buổi này, không dễ gì kiếm được.
Mọi người bảo: Cù Lao Chàm thu hút được khách du lịch khắp nơi kéo về, vì có cảnh đẹp, món ăn đặc sản ngon, không khí trong lành, bảo tồn được tài nguyên biển, giữ sạch môi trường...
Nhưng với mình, thứ đặc sản quý nhất, chả cảnh đẹp - món ăn đặc sản nào có được, là tình người thân thuộc theo đúng nghĩa và thêm chất hào sảng của dân biển, riêng biệt Cù Lao Chàm.
Chả thế mà thời buổi kinh tế khó khăn thế này, các Khu Du lịch khác chết đầu nước, nhưng Hội An nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng, du khách Tây ta vẫn kéo đến ầm ầm, ngày có khi cả nghìn người cưỡi tàu thuyền vượt sóng ra đảo...
Và mình gọi Cù Lao Chàm là cái cù lao không dính chàm, là vì thế...
-----------------------------------------------------------------------------------
Nếu bác có gặp Vương Quốc Hòa, nhờ nhắn là cho ông hàng xóm ở Sơn Phong ngày xưa gởi lời thăm hắn và gia đình. (Nếu được, bác "up" 1 cái hình "live" của hắn lên blog, tui coi thử sau 20 năm không gặp, hắn có thay đổi chi không? cảm ơn bác trước.)
Trả lờiXóaDân miền Trung, Nam Trung Bộ nói chung còn chất phác hơn dân Bắc nhiều...
Trả lờiXóacác vùng mà người dân thân thiện, biết vì mọi người xung quanh là ở đó du lịch sẽ có cơ hội phát triển. Đừng bán hàng mà cầm dao lam để cứa cổ là mất hết khách.
Trả lờiXóaCầu mong dân Việt mình nơi nào cũng tốt giống như ở đây.
Trả lờiXóaTôi dân Quảng Ngãi sống ở Đà Nẵng hơn 15 năm nay, mình quen cái chất Miền Trung trong người rồi vì vậy mà một lần tôi đi HN công tác đã bị "chặt đẹp" khi đi xe ôm mà không trả giá. Đó là học phí lần đầu tôi đi Hà Nội, sau lần đó tôi ác cảm hẳn với người Hà Nội.
Trả lờiXóaVì vậy tôi nghĩ Đà Nẵng, Hội An, Cù Lam Chàm du lịch phát triển được thì ngoài cái vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng thì cái chính vẫn là con người nơi đó.
Nhân đây tôi kể các bạn nghe, vợ chồng anh bạn tôi ở Hà Nội vào Đà Nẵng nghỉ mát mượn xe máy lên chùa Linh Ứng Chơi, về cứ khen mãi đúng là Đà Nẵng. Gửi xe thì không có giá, thích đưa bao nhiêu thì bỏ vào thùng, không đưa người giữ vẫn tươi cười bình thường thế mới hay chứ.
Như vậy mới là người Cù Lao Chàm chứ:)
Trả lờiXóahttp://culaochamtour.com/cam-nang-du-lich-cu-lao-cham/oc-dao-cua-giac-mo.html
Quá nhiều đặc sản của Viêt Nam
Trả lờiXóa