Nguyễn Văn Minh - Ít ai biết, ở Hà Nội nhiều năm qua có một tổ chức khá đặc biệt - Hội những người một thời “vác đá xây Trường Sa”.
Đó là Ban Liên lạc đồng đội Trung đoàn Công binh Hải quân 83 gồm hàng trăm người đã và đang hiến dâng một thời trai trẻ để xây dựng Trường Sa. Người cao tuổi nhất đã ngấp nghé 80 - 90, người trẻ nhất thuộc thế hệ 8X, 9X.
Tôi may mắn được gặp gỡ và ghi lại nhiều câu chuyện về họ, bắt đầu từ những chuyến công tác với một vị Tướng và một người lái xe…
Phút nổi giận của Đô đốc và tầm nhìn chiến lược
Đó là một đêm không ngủ giữa rừng già trên đỉnh núi huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, nơi những người lính công binh của Lữ đoàn Công binh 249 đang miệt mài xây dựng đường tuần tra biên giới.
Cả tuần sương mù mịt mùng mà đêm ấy trời bỗng trong vắt, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường tuần tra biên giới không ngủ được, ông bước chân ra đỉnh đèo cao nhất phóng tầm mắt ra xa, nhìn về phía biển.
“Xuyên Trường Sơn, lòng dội sóng Trường Sa”, câu thơ của ai đó khiến ông chợt thấy sao mà giống cuộc đời mình. Trọn đời gắn bó với chuyện chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, 12 năm lênh đênh biển đảo xây dựng, giờ cuối đời lại “xẻ dọc Trường Sơn” mở đường tuần tra.
Trong quãng đời binh nghiệp đầy biến động của ông, cái thời đi xây Trường Sa nhiều kỷ niệm nhất, gian khổ vô cùng nhưng cũng đẹp và tự hào vô cùng.
Trong ký ức của ông Kiền, chuyện xây dựng Trường Sa gắn liền với nhiều kỷ niệm khó quên với Đô đốc Giáp Văn Cương, người từng hai lần giữ chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ông Kiền khi ấy là sĩ quan cấp úy, Trợ lý Phòng Công binh Quân chủng Hải quân đã nhiều lần được tháp tùng tư lệnh lênh đênh trên biển cả tháng trời đi kiểm tra quần đảo Trường Sa.
Trường Sa những năm sau giải phóng dù đã được bộ đội ta tiếp quản, xây dựng không ngừng nhưng vẫn thiếu thốn bộn bề. Thiếu về vật chất nhưng ý thức về chủ quyền trong mỗi người lính binh nhì tới vị tướng đứng đầu Quân chủng thì không hề lơi lỏng dù chỉ là mỗi giây, mỗi phút.
Ồng Kiền kể, hồi đó ông và cộng sự mới mang quân hàm Thượng úy, Đại úy nên được tháp tùng vị Đô đốc đi biển, quả thực cũng hơi “run”. Ông cũng không ngờ là một vị tướng cấp cao như Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lại sâu sát, tỉ mỉ như một… “nông dân”, thậm chí nhiều lúc cầm tay chỉ việc cho anh em.
Có lần, tới một đảo chìm, kiểm tra phương án phòng thủ, sau khi ngó sơ đồ, ông kêu đảo trưởng mang ra một khẩu AK. Thế rồi ông nằm phịch xuống nền xi măng, bắn bằng… đạn thật để thử xem hướng bắn, tầm bắn hiệu quả ra sao.
Lại có lần ông cho gọi ông Kiền và một Trợ lý khác đến để hỏi về phương án thả thủy lôi đề phòng tàu chiến, xe lội nước đối phương đổ bộ vào đảo. Ông hỏi tỉ mỉ tính năng, tác dụng của thủy lôi làm người Trợ lý đi cùng lúng túng.
May mà ông Kiền nắm chắc số liệu chứ không thì ông Cương sẽ thẳng thắn: “Tao kỷ luật chúng mày” đúng như phong cách “hổ lửa” của con người nói luôn đi đôi với làm này.
Song có lẽ ấn tượng nhất với Đô đốc Cương liên quan tới chuyện xây dựng Trường Sa phải kể đến chuyến công tác vào khoảng năm 1984, 1985.
Lần ấy, đoàn công tác cũng tới nhiều đảo chìm, đảo nổi. Tới một điểm đảo nọ thuộc hòn đảo do Hải quân ta đóng quân, thường xuyên tuần tra, ông Cương phát hiện một vật thể lạ, thể hiện dấu hiệu nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền của ta.
Mặt ông đỏ gay đầy bức xúc, nhắc nhở bộ đội ta phải tăng cường tuần tra, ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền nhưng sau đó ông cũng nguôi, không nói gì, tiếp tục chỉ huy đoàn công tác.
Nào ngờ, khi vào đất liền, ông cho triệu tập Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp khẩn trương.
Ông đưa ra nhận định đã có dấu hiệu xâm phạm chủ quyền đảo chìm của ta từ một vài nước trong khu vực và kiến nghị cần phải tăng cường đối sách.
Từ nhận định và kiến nghị của ông, việc xây dựng, củng cố hệ thống phòng thủ trên các đảo chìm và nhà giàn DK1 đã được triển khai.
Tiết kiệm tiền tỉ từ vỏ bao xi măng
Năm 1989, Thiếu tá Hoàng Kiền được điều động về làm Tham mưu phó rồi dần lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 Công binh Hải quân.
Trung đoàn ngày ấy khó khăn đủ bề. Lúc này, ngoài biển khơi, Trường Sa vừa dậy sóng, nhiệm vụ bộn bề, ông Kiền một mặt lo củng cố đơn vị ở đất liền, một mặt đích thân ra Trường Sa chỉ huy xây đảo.
Ông tìm cách quan hệ với địa phương và cơ quan cấp trên, quy hoạch, xin đất, xây dựng khu gia binh cho anh em dù cơ chế, cách làm không dễ. Hàng trăm gia đình quân nhân nghèo nay bỗng dưng có đất, có nhà giữa TP.Đà Nẵng, chuyện cứ như mơ.
Làm gì để bớt... nghèo? Ông tìm cách quan hệ, xin tham gia làm các công trình kinh tế đem lại hiệu quả rất lớn. Hằng năm, đơn vị thi công rất nhiều công trình biển, đảo. Đá, cát đều phải đóng vào bao dứa, xi măng chở ra đảo, vỏ bao cỡ 2.000 đồng/chiếc. Ra đảo, ông Kiền quan sát và phát hiện ra một điều thật “xót ruột”: Vác bao vật liệu lên đảo rồi, lính ta thường dùng xẻng đâm thủng lấy đá, cát nên mỗi bao chỉ dùng được một lần và phải mua bao mới.
Ông Kiền nhẩm tính: 10 bao có hai chục ngàn, trăm bao có hai trăm, nghìn bao có hai triệu, như vậy tiền bao nhiều hơn tiền đá cát, nếu quay vòng được.
Ông lập tức lệnh: Bao mang lên đảo không được chọc thủng mà phải tháo dây, xếp lại gọn gàng để tái sử dụng. Anh em nào sức yếu, ông giao nhiệm vụ thu gom, khâu vá lại những bao rách.
Cứ thế, các bao dứa có thể quay vòng sử dụng 2-3 lần, phần tiền tiết kiệm thu về, ông cho thu 30% nộp vào quỹ trung đoàn, 70% cho anh em cải thiện đời sống. Tính ra mỗi năm, số tiền thu về từ vỏ bao không hề nhỏ: Hàng tỉ đồng!
Có việc làm, có thu nhập, bộ mặt Trung đoàn dần thay đổi. Nhà cửa được đầu tư khang trang, toàn bộ xe máy cũ được sửa chữa phục hồi lại. Máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm mới rất nhiều. Không khí lao động hăng say, phấn khởi.
Những năm 90, Trung đoàn còn tự hào là đơn vị đầu tiên trang bị máy vi tính tới cấp Tiểu đoàn trong toàn quân, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào mọi công việc. Trung đoàn không còn rệu rã như hôm nào mà vững mạnh nhiều mặt, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân lần thứ hai.
Trung tá Đinh Văn Thể là lái xe của Trung đoàn nhớ lại: “Bác Kiền còn lo cho cả vợ con chúng tôi! Bác tìm hiểu số chị em là vợ bộ đội chưa có việc làm rồi lập tổ may quần áo bảo hộ lao động, may vá vỏ bao dứa phục vụ trung đoàn, mở ra cơ sở xay xát gạo, tạo công ăn việc làm cho chị em…”.
Lại nói về Trung tá Đinh Văn Thể, người đi xây Trường Sa năm xưa nay cũng là lái xe riêng của Thiếu tướng Hoàng Kiền, hai “thầy trò” ngày ngày rong ruổi trên cung đường tuần tra biên giới. Mỗi lần xe đi qua miền Trung, anh không khỏi nhớ về một kỷ niệm “dở khóc dở cười”.
Chuyện chiếc đồng hồ và những bao phân trâu gửi… Trường Sa
Chuyện xảy ra vào năm 1988. Trung đoàn ở Đà Nẵng nhưng để xây dựng Trường Sa thường phải đánh xe ra tận Hà Nội chở thuốc nổ, vật tư xây dựng trên cấp mang về.
Lần ấy, đoàn ra Hà Nội nhận vật tư gồm 3 người do Thiếu tá Nguyễn Văn Thống, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn chỉ huy. Xe đến thị trấn Voi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thì trời đã về khuya. Đường xấu, xe chạy chậm lại thì bất ngờ có 3 bóng đen nhảy phắt lên thành xe, hai tên rút dao găm sáng loáng hăm dọa, buộc anh Thể dừng xe. Một tên quát:
- Có bao nhiêu tiền đưa hết ra đây!
- Nhanh! Nếu không tao nổ lựu đạn cho chết hết! - Một tên khác trấn áp.
Lo sợ chúng nổ lựu đạn thật thì trên xe là nhiều tấn thuốc nổ, có thể tàn phá cả khu phố, gây thiệt hại vô cùng lớn, anh Thống đành rút hết số tiền ăn đường của tổ công tác đưa cho chúng.
Trước lúc tẩu thoát, tên cầm đầu còn lột luôn chiếc đồng hồ POLJOT mà anh Thống được cha tặng trong ngày đầu nhập ngũ vào bộ đội Hải quân, khiến anh cứ tiếc hùi hụi.
“Ngày đó kinh tế khó khăn nên nạn trấn lột dọc đường khá nhiều. Để chúng đi rồi, tôi mới thấy “cay mũi”. Ai đời, mình là bộ đội Trường Sa, biển cả bão táp chả sợ lại để mấy thằng nhãi ranh bụi đời trấn lột. Thể bàn với anh Thống quay lại tìm cách “xử lý” 3 kẻ gian nhưng anh gạt đi, bảo thôi chấp nhận rủi ro vì nhiệm vụ.
Tuy nhiên, sau đó anh cũng đồng ý cho quay xe lại vào cơ quan Công an báo cáo sự việc. Mặt khác, cũng không còn cách nào khác vì đoàn đã hết sạch tiền ăn mà hành trình còn xa.
Cảm thông bộ đội xây dựng Trường Sa vất vả, cơ quan Công an đã giúp các anh về đơn vị an toàn và khẩn trương điều tra, bắt giữ được nhóm côn đồ. Ít lâu sau, các đối tượng trên đều bị truy tố và phải ra Tòa án binh, đi tù.
Thế mà mấy chục năm rồi, giờ nhắc lại chuyện đó, người lính Trường Sa Nguyễn Văn Thống vẫn hiền từ nói: “Khổ thân chúng nó, đói quá làm liều nên bị tù!”.
Trong ký ức một thời xây đảo, Trung tá Đinh Văn Thể nhớ nhất chuyện lớp chiến sĩ từ năm 1991 đến 1997 được giao nhiệm vụ… tìm phân trâu nhào đất rồi… phơi khô.
Trước mùa xây đảo, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền lệnh cho bộ đội hành quân ra các vùng ngoại ô Đà Nẵng, chọn nơi đất tốt, đất màu xúc mang về doanh trại. Số lượng lên tới hàng chục tấn đất mỗi năm.
Một bộ phận khác thì nhận lệnh phải lặn lội đi xin phân trâu, bò ở ngoại thành.
“Nhanh như điện, diện như hải quân”, áo trắng đội mũ đeo sao mà phải đi xin phân trâu thì quả là…? Nhiều anh ấm ức lắm nhưng “quân lệnh như sơn”, vẫn phải làm. Phân trâu hồi đó dễ kiếm, nhưng cũng không đủ theo yêu cầu, thì chuyển đến… phân lợn. Chưa hết, phân trâu chở về, họ còn phải mang nhào với đất, rồi rải ra phơi khắp sân Trung đoàn, bốc mùi khó chịu.
Đất trộn phân trâu ấy, mỗi năm, mùa xuân dịp ra quân xây đảo, các chuyến xe ôtô của Trung đoàn thường chạy không tải nên ông cho chở vào Cam Ranh, rồi chuyển xuống tàu, chở ra tặng các đảo. Mỗi đảo được một xe đất phân trâu.
Nhờ thế, Công binh 83 chính là những người đầu tiên mang đất ra Trường Sa.
Tính từ năm 1990 đến 1997, họ đã mang hàng trăm tấn đất màu ra đảo, để có được những vườn rau Trường Sa như hôm nay.
Còn với các đảo chìm, ông cho tận dụng gỗ xấu đóng các hộc kèm theo đưa đất ra cho anh em trồng rau. Ông Kiền tự nghĩ, tự mua cái việc đầy vất vả ấy cũng vì tấm lòng với đồng đội…
Sau này ra Trường Sa, tận mắt nhìn thấy bộ đội thèm… rau, cánh lính trẻ như Thể mới hiểu giá trị nhân văn của những bao… phân trâu lớn đến thế nào.
Ra Trường Sa xây đảo, công binh cũng như chiến sĩ Hải quân chiến đấu, ai cũng thấm thiếu “vitamin rau”.
Hồi đó các quy định kinh tế không chặt chẽ như bây giờ. Tàu chở vài trăm tấn, mình đổ xuống thêm chục tấn đất anh em cũng chẳng bảo sao” - anh Thể kể lại.
Người thiết kế cột mốc chủ quyền
Ít ai biết những bia chủ quyền đầu tiên hình chiếc thuyền vẫn còn tại nhiều đảo nổi hiện nay đã được những chiến sĩ công binh Hải quân làm… tranh thủ bằng vật tư tiết kiệm được thời gian khó, phải lặn cả ngày để mò từng viên gạch rơi xuống biển.
Đại tá Nghiêm Hồng Giang, cán bộ Ban Quản lý Dự án 46 (Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng), nguyên là trợ lý kỹ thuật của Trung đoàn Công binh Hải quân 83 chính là người phác thảo mô hình cột mốc chủ quyền trên nhiều đảo.
Một ngày cuối hè năm 1992, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền gọi Nghiêm Hồng Giang tới và nói:
- Giang này! Công trình nhà chỉ huy sắp hoàn thành nhưng tôi còn trăn trở một điều. Tại sao mình không xây một cột mốc, vừa khẳng định chủ quyền, vừa là nơi để anh em bộ đội tập hợp, sinh hoạt tập thể.
- Thưa anh! Ý tưởng đó thì rất hay nhưng nó hơi lớn, lại là phần việc liên quan tới cơ quan chính trị … - Giang ngập ngừng.
- Thôi! Mình cứ làm đi, chúng ta vì tập thể chứ có làm cho riêng mình đâu mà ngại. Cậu là kỹ sư xây dựng có trình độ, lại được học hành bài bản nên tôi giao nhiệm vụ cho cậu phải sớm thiết kế ngay mẫu bia chủ quyền để tổ chức thi công ngay.
Lời nói của người chỉ huy khiến Giang hiểu mình đang thực hiện một “sứ mệnh” quan trọng. Nói đến bia, đến chủ quyền là những cái gì đó rất thiêng liêng, ngoài đòi hỏi về kỹ thuật phải có tính mỹ thuật, tính tư tưởng cao mà mình lại là dân kỹ thuật.
Chỉ sau hơn một tuần, cột mốc chủ quyền đầu tiên của đảo Nam Yết đã đứng sừng sững, uy nghiêm.
Mặt tiền của cột mốc hướng về phía tây, nơi các thuyền bè thường neo lại tránh bão có thể nhìn thấy cột mốc rõ nhất.
Các đoàn khách ra thăm lúc bấy giờ ai cũng trầm trồ khen ngợi sự hoành tráng của công trình và đều chụp ảnh kỷ niệm dưới cột mốc.
Sau thành công đó, tại các công trình khác mà Trung đoàn 83 thi công, cột mốc chủ quyền đều được xây dựng ở tất cả các điểm đảo.
Vai trò của Đô đốc Cương vô cùng lớn nhưng theo ông Kiền, các thế hệ xây dựng Trường Sa nhiều lắm. Chiến công bình dị của họ đã thầm lặng “kê cao thềm Tổ quốc” và với những con người này thì dường như gừng càng già càng cay, càng già càng nặng lòng với Trường Sa.
Mới đây, trong lần gặp gỡ Ban Liên lạc cựu binh 83 ở Hà Nội, mọi người ngỡ ngàng khi gặp lại ông Nguyễn Văn Tĩnh, cựu Trung đoàn trưởng, rồi ông Hoàng Uyển, cựu Chính ủy Trung đoàn Công binh Hải quân 83 từ năm 1976, đi xây dựng Trường Sa từ ngày đầu giải phóng.
Ông Uyển giờ là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội. Trong những đề tài sáng tác của ông, chủ đề xây đảo được ông viết nhiều nhất.
Vì thế, bạn đừng thấy làm lạ khi một ngày nào đó, đi trong một ngõ phố nhỏ ở Hà Nội, lại thấy vang lên những khúc hát văn có những ca từ Trường Sa, đảo xa…
***
Ghi chép của Nguyễn Văn Minh (NLM số 234)
----------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
Đó là Ban Liên lạc đồng đội Trung đoàn Công binh Hải quân 83 gồm hàng trăm người đã và đang hiến dâng một thời trai trẻ để xây dựng Trường Sa. Người cao tuổi nhất đã ngấp nghé 80 - 90, người trẻ nhất thuộc thế hệ 8X, 9X.
Tôi may mắn được gặp gỡ và ghi lại nhiều câu chuyện về họ, bắt đầu từ những chuyến công tác với một vị Tướng và một người lái xe…
Phút nổi giận của Đô đốc và tầm nhìn chiến lược
Đó là một đêm không ngủ giữa rừng già trên đỉnh núi huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, nơi những người lính công binh của Lữ đoàn Công binh 249 đang miệt mài xây dựng đường tuần tra biên giới.
Cả tuần sương mù mịt mùng mà đêm ấy trời bỗng trong vắt, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường tuần tra biên giới không ngủ được, ông bước chân ra đỉnh đèo cao nhất phóng tầm mắt ra xa, nhìn về phía biển.
“Xuyên Trường Sơn, lòng dội sóng Trường Sa”, câu thơ của ai đó khiến ông chợt thấy sao mà giống cuộc đời mình. Trọn đời gắn bó với chuyện chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, 12 năm lênh đênh biển đảo xây dựng, giờ cuối đời lại “xẻ dọc Trường Sơn” mở đường tuần tra.
Trong quãng đời binh nghiệp đầy biến động của ông, cái thời đi xây Trường Sa nhiều kỷ niệm nhất, gian khổ vô cùng nhưng cũng đẹp và tự hào vô cùng.
Trong ký ức của ông Kiền, chuyện xây dựng Trường Sa gắn liền với nhiều kỷ niệm khó quên với Đô đốc Giáp Văn Cương, người từng hai lần giữ chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ông Kiền khi ấy là sĩ quan cấp úy, Trợ lý Phòng Công binh Quân chủng Hải quân đã nhiều lần được tháp tùng tư lệnh lênh đênh trên biển cả tháng trời đi kiểm tra quần đảo Trường Sa.
Trường Sa những năm sau giải phóng dù đã được bộ đội ta tiếp quản, xây dựng không ngừng nhưng vẫn thiếu thốn bộn bề. Thiếu về vật chất nhưng ý thức về chủ quyền trong mỗi người lính binh nhì tới vị tướng đứng đầu Quân chủng thì không hề lơi lỏng dù chỉ là mỗi giây, mỗi phút.
Ồng Kiền kể, hồi đó ông và cộng sự mới mang quân hàm Thượng úy, Đại úy nên được tháp tùng vị Đô đốc đi biển, quả thực cũng hơi “run”. Ông cũng không ngờ là một vị tướng cấp cao như Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lại sâu sát, tỉ mỉ như một… “nông dân”, thậm chí nhiều lúc cầm tay chỉ việc cho anh em.
Có lần, tới một đảo chìm, kiểm tra phương án phòng thủ, sau khi ngó sơ đồ, ông kêu đảo trưởng mang ra một khẩu AK. Thế rồi ông nằm phịch xuống nền xi măng, bắn bằng… đạn thật để thử xem hướng bắn, tầm bắn hiệu quả ra sao.
Lại có lần ông cho gọi ông Kiền và một Trợ lý khác đến để hỏi về phương án thả thủy lôi đề phòng tàu chiến, xe lội nước đối phương đổ bộ vào đảo. Ông hỏi tỉ mỉ tính năng, tác dụng của thủy lôi làm người Trợ lý đi cùng lúng túng.
May mà ông Kiền nắm chắc số liệu chứ không thì ông Cương sẽ thẳng thắn: “Tao kỷ luật chúng mày” đúng như phong cách “hổ lửa” của con người nói luôn đi đôi với làm này.
Song có lẽ ấn tượng nhất với Đô đốc Cương liên quan tới chuyện xây dựng Trường Sa phải kể đến chuyến công tác vào khoảng năm 1984, 1985.
Lần ấy, đoàn công tác cũng tới nhiều đảo chìm, đảo nổi. Tới một điểm đảo nọ thuộc hòn đảo do Hải quân ta đóng quân, thường xuyên tuần tra, ông Cương phát hiện một vật thể lạ, thể hiện dấu hiệu nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền của ta.
Mặt ông đỏ gay đầy bức xúc, nhắc nhở bộ đội ta phải tăng cường tuần tra, ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền nhưng sau đó ông cũng nguôi, không nói gì, tiếp tục chỉ huy đoàn công tác.
Nào ngờ, khi vào đất liền, ông cho triệu tập Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp khẩn trương.
Ông đưa ra nhận định đã có dấu hiệu xâm phạm chủ quyền đảo chìm của ta từ một vài nước trong khu vực và kiến nghị cần phải tăng cường đối sách.
Từ nhận định và kiến nghị của ông, việc xây dựng, củng cố hệ thống phòng thủ trên các đảo chìm và nhà giàn DK1 đã được triển khai.
Tiết kiệm tiền tỉ từ vỏ bao xi măng
Năm 1989, Thiếu tá Hoàng Kiền được điều động về làm Tham mưu phó rồi dần lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 Công binh Hải quân.
Trung đoàn ngày ấy khó khăn đủ bề. Lúc này, ngoài biển khơi, Trường Sa vừa dậy sóng, nhiệm vụ bộn bề, ông Kiền một mặt lo củng cố đơn vị ở đất liền, một mặt đích thân ra Trường Sa chỉ huy xây đảo.
Ông tìm cách quan hệ với địa phương và cơ quan cấp trên, quy hoạch, xin đất, xây dựng khu gia binh cho anh em dù cơ chế, cách làm không dễ. Hàng trăm gia đình quân nhân nghèo nay bỗng dưng có đất, có nhà giữa TP.Đà Nẵng, chuyện cứ như mơ.
Làm gì để bớt... nghèo? Ông tìm cách quan hệ, xin tham gia làm các công trình kinh tế đem lại hiệu quả rất lớn. Hằng năm, đơn vị thi công rất nhiều công trình biển, đảo. Đá, cát đều phải đóng vào bao dứa, xi măng chở ra đảo, vỏ bao cỡ 2.000 đồng/chiếc. Ra đảo, ông Kiền quan sát và phát hiện ra một điều thật “xót ruột”: Vác bao vật liệu lên đảo rồi, lính ta thường dùng xẻng đâm thủng lấy đá, cát nên mỗi bao chỉ dùng được một lần và phải mua bao mới.
Ông Kiền nhẩm tính: 10 bao có hai chục ngàn, trăm bao có hai trăm, nghìn bao có hai triệu, như vậy tiền bao nhiều hơn tiền đá cát, nếu quay vòng được.
Ông lập tức lệnh: Bao mang lên đảo không được chọc thủng mà phải tháo dây, xếp lại gọn gàng để tái sử dụng. Anh em nào sức yếu, ông giao nhiệm vụ thu gom, khâu vá lại những bao rách.
Cứ thế, các bao dứa có thể quay vòng sử dụng 2-3 lần, phần tiền tiết kiệm thu về, ông cho thu 30% nộp vào quỹ trung đoàn, 70% cho anh em cải thiện đời sống. Tính ra mỗi năm, số tiền thu về từ vỏ bao không hề nhỏ: Hàng tỉ đồng!
Có việc làm, có thu nhập, bộ mặt Trung đoàn dần thay đổi. Nhà cửa được đầu tư khang trang, toàn bộ xe máy cũ được sửa chữa phục hồi lại. Máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm mới rất nhiều. Không khí lao động hăng say, phấn khởi.
Những năm 90, Trung đoàn còn tự hào là đơn vị đầu tiên trang bị máy vi tính tới cấp Tiểu đoàn trong toàn quân, áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào mọi công việc. Trung đoàn không còn rệu rã như hôm nào mà vững mạnh nhiều mặt, được tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân lần thứ hai.
Trung tá Đinh Văn Thể là lái xe của Trung đoàn nhớ lại: “Bác Kiền còn lo cho cả vợ con chúng tôi! Bác tìm hiểu số chị em là vợ bộ đội chưa có việc làm rồi lập tổ may quần áo bảo hộ lao động, may vá vỏ bao dứa phục vụ trung đoàn, mở ra cơ sở xay xát gạo, tạo công ăn việc làm cho chị em…”.
Lại nói về Trung tá Đinh Văn Thể, người đi xây Trường Sa năm xưa nay cũng là lái xe riêng của Thiếu tướng Hoàng Kiền, hai “thầy trò” ngày ngày rong ruổi trên cung đường tuần tra biên giới. Mỗi lần xe đi qua miền Trung, anh không khỏi nhớ về một kỷ niệm “dở khóc dở cười”.
Chuyện chiếc đồng hồ và những bao phân trâu gửi… Trường Sa
Chuyện xảy ra vào năm 1988. Trung đoàn ở Đà Nẵng nhưng để xây dựng Trường Sa thường phải đánh xe ra tận Hà Nội chở thuốc nổ, vật tư xây dựng trên cấp mang về.
Lần ấy, đoàn ra Hà Nội nhận vật tư gồm 3 người do Thiếu tá Nguyễn Văn Thống, Phó tham mưu trưởng Trung đoàn chỉ huy. Xe đến thị trấn Voi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thì trời đã về khuya. Đường xấu, xe chạy chậm lại thì bất ngờ có 3 bóng đen nhảy phắt lên thành xe, hai tên rút dao găm sáng loáng hăm dọa, buộc anh Thể dừng xe. Một tên quát:
- Có bao nhiêu tiền đưa hết ra đây!
- Nhanh! Nếu không tao nổ lựu đạn cho chết hết! - Một tên khác trấn áp.
Lo sợ chúng nổ lựu đạn thật thì trên xe là nhiều tấn thuốc nổ, có thể tàn phá cả khu phố, gây thiệt hại vô cùng lớn, anh Thống đành rút hết số tiền ăn đường của tổ công tác đưa cho chúng.
Trước lúc tẩu thoát, tên cầm đầu còn lột luôn chiếc đồng hồ POLJOT mà anh Thống được cha tặng trong ngày đầu nhập ngũ vào bộ đội Hải quân, khiến anh cứ tiếc hùi hụi.
“Ngày đó kinh tế khó khăn nên nạn trấn lột dọc đường khá nhiều. Để chúng đi rồi, tôi mới thấy “cay mũi”. Ai đời, mình là bộ đội Trường Sa, biển cả bão táp chả sợ lại để mấy thằng nhãi ranh bụi đời trấn lột. Thể bàn với anh Thống quay lại tìm cách “xử lý” 3 kẻ gian nhưng anh gạt đi, bảo thôi chấp nhận rủi ro vì nhiệm vụ.
Tuy nhiên, sau đó anh cũng đồng ý cho quay xe lại vào cơ quan Công an báo cáo sự việc. Mặt khác, cũng không còn cách nào khác vì đoàn đã hết sạch tiền ăn mà hành trình còn xa.
Cảm thông bộ đội xây dựng Trường Sa vất vả, cơ quan Công an đã giúp các anh về đơn vị an toàn và khẩn trương điều tra, bắt giữ được nhóm côn đồ. Ít lâu sau, các đối tượng trên đều bị truy tố và phải ra Tòa án binh, đi tù.
Thế mà mấy chục năm rồi, giờ nhắc lại chuyện đó, người lính Trường Sa Nguyễn Văn Thống vẫn hiền từ nói: “Khổ thân chúng nó, đói quá làm liều nên bị tù!”.
Trong ký ức một thời xây đảo, Trung tá Đinh Văn Thể nhớ nhất chuyện lớp chiến sĩ từ năm 1991 đến 1997 được giao nhiệm vụ… tìm phân trâu nhào đất rồi… phơi khô.
Trước mùa xây đảo, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền lệnh cho bộ đội hành quân ra các vùng ngoại ô Đà Nẵng, chọn nơi đất tốt, đất màu xúc mang về doanh trại. Số lượng lên tới hàng chục tấn đất mỗi năm.
Một bộ phận khác thì nhận lệnh phải lặn lội đi xin phân trâu, bò ở ngoại thành.
“Nhanh như điện, diện như hải quân”, áo trắng đội mũ đeo sao mà phải đi xin phân trâu thì quả là…? Nhiều anh ấm ức lắm nhưng “quân lệnh như sơn”, vẫn phải làm. Phân trâu hồi đó dễ kiếm, nhưng cũng không đủ theo yêu cầu, thì chuyển đến… phân lợn. Chưa hết, phân trâu chở về, họ còn phải mang nhào với đất, rồi rải ra phơi khắp sân Trung đoàn, bốc mùi khó chịu.
Đất trộn phân trâu ấy, mỗi năm, mùa xuân dịp ra quân xây đảo, các chuyến xe ôtô của Trung đoàn thường chạy không tải nên ông cho chở vào Cam Ranh, rồi chuyển xuống tàu, chở ra tặng các đảo. Mỗi đảo được một xe đất phân trâu.
Nhờ thế, Công binh 83 chính là những người đầu tiên mang đất ra Trường Sa.
Tính từ năm 1990 đến 1997, họ đã mang hàng trăm tấn đất màu ra đảo, để có được những vườn rau Trường Sa như hôm nay.
Còn với các đảo chìm, ông cho tận dụng gỗ xấu đóng các hộc kèm theo đưa đất ra cho anh em trồng rau. Ông Kiền tự nghĩ, tự mua cái việc đầy vất vả ấy cũng vì tấm lòng với đồng đội…
Sau này ra Trường Sa, tận mắt nhìn thấy bộ đội thèm… rau, cánh lính trẻ như Thể mới hiểu giá trị nhân văn của những bao… phân trâu lớn đến thế nào.
Ra Trường Sa xây đảo, công binh cũng như chiến sĩ Hải quân chiến đấu, ai cũng thấm thiếu “vitamin rau”.
Hồi đó các quy định kinh tế không chặt chẽ như bây giờ. Tàu chở vài trăm tấn, mình đổ xuống thêm chục tấn đất anh em cũng chẳng bảo sao” - anh Thể kể lại.
Người thiết kế cột mốc chủ quyền
Ít ai biết những bia chủ quyền đầu tiên hình chiếc thuyền vẫn còn tại nhiều đảo nổi hiện nay đã được những chiến sĩ công binh Hải quân làm… tranh thủ bằng vật tư tiết kiệm được thời gian khó, phải lặn cả ngày để mò từng viên gạch rơi xuống biển.
Đại tá Nghiêm Hồng Giang, cán bộ Ban Quản lý Dự án 46 (Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng), nguyên là trợ lý kỹ thuật của Trung đoàn Công binh Hải quân 83 chính là người phác thảo mô hình cột mốc chủ quyền trên nhiều đảo.
Một ngày cuối hè năm 1992, Trung đoàn trưởng Hoàng Kiền gọi Nghiêm Hồng Giang tới và nói:
- Giang này! Công trình nhà chỉ huy sắp hoàn thành nhưng tôi còn trăn trở một điều. Tại sao mình không xây một cột mốc, vừa khẳng định chủ quyền, vừa là nơi để anh em bộ đội tập hợp, sinh hoạt tập thể.
- Thưa anh! Ý tưởng đó thì rất hay nhưng nó hơi lớn, lại là phần việc liên quan tới cơ quan chính trị … - Giang ngập ngừng.
- Thôi! Mình cứ làm đi, chúng ta vì tập thể chứ có làm cho riêng mình đâu mà ngại. Cậu là kỹ sư xây dựng có trình độ, lại được học hành bài bản nên tôi giao nhiệm vụ cho cậu phải sớm thiết kế ngay mẫu bia chủ quyền để tổ chức thi công ngay.
Lời nói của người chỉ huy khiến Giang hiểu mình đang thực hiện một “sứ mệnh” quan trọng. Nói đến bia, đến chủ quyền là những cái gì đó rất thiêng liêng, ngoài đòi hỏi về kỹ thuật phải có tính mỹ thuật, tính tư tưởng cao mà mình lại là dân kỹ thuật.
Chỉ sau hơn một tuần, cột mốc chủ quyền đầu tiên của đảo Nam Yết đã đứng sừng sững, uy nghiêm.
Mặt tiền của cột mốc hướng về phía tây, nơi các thuyền bè thường neo lại tránh bão có thể nhìn thấy cột mốc rõ nhất.
Các đoàn khách ra thăm lúc bấy giờ ai cũng trầm trồ khen ngợi sự hoành tráng của công trình và đều chụp ảnh kỷ niệm dưới cột mốc.
Sau thành công đó, tại các công trình khác mà Trung đoàn 83 thi công, cột mốc chủ quyền đều được xây dựng ở tất cả các điểm đảo.
Vai trò của Đô đốc Cương vô cùng lớn nhưng theo ông Kiền, các thế hệ xây dựng Trường Sa nhiều lắm. Chiến công bình dị của họ đã thầm lặng “kê cao thềm Tổ quốc” và với những con người này thì dường như gừng càng già càng cay, càng già càng nặng lòng với Trường Sa.
Mới đây, trong lần gặp gỡ Ban Liên lạc cựu binh 83 ở Hà Nội, mọi người ngỡ ngàng khi gặp lại ông Nguyễn Văn Tĩnh, cựu Trung đoàn trưởng, rồi ông Hoàng Uyển, cựu Chính ủy Trung đoàn Công binh Hải quân 83 từ năm 1976, đi xây dựng Trường Sa từ ngày đầu giải phóng.
Ông Uyển giờ là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội. Trong những đề tài sáng tác của ông, chủ đề xây đảo được ông viết nhiều nhất.
Vì thế, bạn đừng thấy làm lạ khi một ngày nào đó, đi trong một ngõ phố nhỏ ở Hà Nội, lại thấy vang lên những khúc hát văn có những ca từ Trường Sa, đảo xa…
***
Ghi chép của Nguyễn Văn Minh (NLM số 234)
----------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét