15 tháng 1, 2013

CÂU CHUYỆN HÀ GIANG


Du Già - Năm 2011, nhân chuyến đi khảo sát tiền trạm cho 1500 suất quà của nhà tài trợ CANIFA.

Dự định làm 2 xã Tùng Vài và Cao Mã Pờ thuộc huyện Quản Bạ.

Bởi vì Hà Giang đi cũng nhiều, từ thiện cũng lắm.

Muốn chú trọng mấy xã Biên giới ít người biết tới .

Bỏ 3 ngày phi từ Hà Nội bằng xe máy lội vào 2 xã, nghĩ cũng không cần qua tỉnh, huyện làm gì cho "đao to búa lớn".

Vào thẳng xã Cao Mã Pờ đặt vấn đề.

Đầu tiên các đ/c xã có Bí thư, Chủ tịch ,Trưởng CA... tiếp đón nhiệt tình và hoan hô nhiệt liệt!.

Tiếp sau bàn đến vấn đề từ thiện, vì chỉ làm bằng hiện vật thiết thực cho các cháu: Khăn len, mũ len và vài chục suất học bổng cho các cháu.

Các đc ở xã thay đổi thái độ ngay (có thể vì không thấy có tiền mặt 1 cục?): "Cái này, anh phải ra huyện xin ý kiến, giấy tờ... rồi qua Đồn Biên phòng Tùng Vài báo cáo ( Đồn Biên phòng Tùng Vài quản lý mấy xã vùng biên huyện Quản Bạ)!!!..

Cũng biết nhịn nhục, đứng dậy nói luôn: "Tôi vào liên hệ với xã để làm từ thiện cho các cháu, mong các bác ở xã ủng hộ!". Vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu và chỉ ra huyện.

Thấy nói nhiều cũng không mang lại kết quả gì (thâm tâm rất muốn làm ở Cao Mã Pờ và Tùng Vài ), bèn mình phải đi thôi...

Phóng lên Lũng Phìn và Sủng Máng liên hệ. Nhận được sự ủng hộ và đón tiếp thân tình, không cần qua huyện - xã gì cả, chỉ cần làm việc với Hiệu trưởng là OK (mọi vấn đề báo cáo UBND huyện - xã, các bạn làm).

Thế nên cũng làm được trọn vẹn cho các cháu học sinh 2 xã Lũng Phìn và Sủng Máng 1500 suất quà.

Làm từ thiện đâu cũng là làm, các cháu hay đồng bào miền núi nói chung đều khó khăn.

Nhưng cái cách mà các quan xã hay huyện - tỉnh không trân trọng, gây khó dễ thì thực là khó hiểu???.

 Trong lòng vẫn thấy nợ Cao Mã Pờ... - Một ngày không xa...
-----------------------
* Bài viết của bác Du Già chia sẻ - an ủi với mình, sau khi biết Chương trình Áo ấm biên cương của chúng mình bị gây khó dễ bởi một cán bộ lãnh đạo - Tỉnh ủy viên Hà Giang (Đọc ở đây). 

11 nhận xét:

  1. Các bác đi làm từ thiện kiểu nầy em lấy đâu mà báo cáo thành tích.

    Trả lờiXóa
  2. Các bác đi làm từ thiện mà lại quên 1 điều - đó là phải đóng lệ phí! xin nói để các bác rõ: đi đường thì phải đóng phí giao thông các loại.Đi xe phải chính chủ nhá.Ở cơ quan muốn được xếp quí,thì phải " tuần rằm , mồng một " cho các xếp nhé.
    Nay các bác đến gặp bản nha mà lại chỉ có biếu quà cho các cháu thì không được rồi.
    Các cụ xưa đã nói: " vua thì xa, quan nha thì gần"
    Lần sau các bác đến nhớ 1 điều: không được" nhất bên trọng (các cháu), nhất bên khinh( quan bản) nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Làm cha mẹ mà không lo được cho con cái, lại để đến nước phải có người khác lo hộ cho thì không chỉ là một mà là có tới hai cái nhục.
    Đã thế lại còn kênh kiệu mà thực chất là bộc lộ cái thói tham ô, tham tàn, ăn chặn, ăn bẩn (tiền mặt mới ăn được. Quần áo, mũ mão không ăn được) thì đúng là không có, không còn thuốc nào trị được bọn này. Càn bộ thế ư? Đảng viên thế ư? Công tác cơ sở thế ư?...
    Người ta có thể nghèo nhưng cố gắng chớ hèn, nhưng bọn này có cả hai tố chất bẩn thỉu đó. Vừa nghèo lại vừa hèn. Chả thế mà sau một hồi chèo cao, chui sâu chúng cao nhưng có sang bao giờ!

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là trong dân gian nói cấm có sai:"Quan ở xa, bản nha ở gần".Thấy không xơ múi gì thì dân dù có đói rét cũng mặc. Loại quan xã này ( cả đảng và chính quyền)cần sớm phải đào thải cho dân đỡ khổ.

    Trả lờiXóa
  5. Chửi một phát cho nó hoành!
    Mả cha quân cán...rựa.Cán...cuốc

    Trả lờiXóa
  6. Các bác lãnh đạo xã ấy không liếm được khăn áo mà

    Trả lờiXóa
  7. Cán bộ xã thay đổi giọng ngay, nghĩ mà buồn các bác nhỉ

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là quân khốn nạn-Nếu đưa cả một cục thì chỉ còn 1/2 cục,thậm chí là biến mất!!!

    Trả lờiXóa
  9. Bác Ông đi khắp nơi mà không biết "nhập nha tùy tục à" ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhập gia tùy tục" chứ sao lại "nhập nha tùy tục"

      Trả lời Truyện Người Lớn

      Xóa
  10. Các ông đi khắp nơi mà không nhớ câu "nhập gia tùy tục à". tội nghiệp các cháu trong xã quá

    Trả lờiXóa