Mắt bọn trẻ con lúc nào cũng sáng bừng và trong trẻo, nhất là trẻ con miền núi.
Ở Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái) cũng vậy, mắt tụi trẻ đẹp và ngây thơ, cứ bừng lên lấp lánh, khi được mặc áo, đội mũ, đi ủng - dép, nhận vở, nhai kẹo, ăn cơm với ruốc...của Chương trình Áo ấm biên cương tụi mình, trong chuyến hàng thứ 3, năm học 2012-2013
Soi vào mắt chúng, tự dưng thấy mình trẻ lại, cùng trong trẻo với hồn hậu tuổi thơ, dù giá rét - thiếu thốn, lo toan vất vả trước ngày Tết nhất...
Gắng nén mọi thứ lại, để chia vui cùng tụi lít nhít và thấm thía thực tại của mấy chục triệu con người: "Thiếu áo, vơi cơm, miệng vẫn cười"...
Trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa", nhân vật Phùng buột mồm hỏi: ở trên thuyền có khi nào vui không. Người đàn bà hàng chài nói: có vui. Vui nhất là khi nhìn thấy những đứa con được ăn no.
Trả lờiXóaAi dạy tác phẩm này nếu đọc kĩ, đến đây cũng ngậm ngùi, nuốt lệ vào trong. NIềm vui bé mọn của người mẹ. Niềm vui bé mọn của tuổi thơ. Ấy là được ăn no.
Thời trước, bọn vua quan bảo: dân lấy ăn làm trời. Quả là một triết lí thống trị độc đáo. MIếng ăn bằng trời cho nên không bao giờ bọn thống trị cho dân ăn được no. Ăn đói, hoặc đói ăn để chúng còn có dịp ban ân huệ. Dân đói quanh năm suốt đời thì còn nghĩ gì khác ngoài cái ăn, miếng ăn. Chao ôi, miếng ăn!
Ngày nay, qua Mai Thanh Hải ta lại thấy cái ăn, miếng ăn đối với biết bao người dân còn đang bỏng rát tâm can như thế nào.
Đói khổ triền miên. Rách rưới triền miên. Và triền miên sẽ là ơn huệ, triền miên tụng ca, triền miên biết ơn đối với những đấng bậc...