Mai Thanh Hải - Bạn từ Nam Yết gọi về hỏi: "Tháng sau ông có ra không?. Mang cho tôi lọ cà pháo, bịch to ớt xanh - tỏi nhánh, nhé!".
Mình lắc đầu: "Để sang năm xem sao vậy!. Tết này không ra được!", không muốn bạn biết tụi mình phải đổi lịch đi biển dịp giáp Tết và cũng giấu, không để bạn biết là mình hèn, chịu gánh nặng áo cơm thường nhật, không dám dứt bỏ nỗi lo công việc - trách nhiệm, để ra với bạn, các bạn, các em những ngày sóng gió ngoài khơi, tuy xa xôi - bầm dập nhất trong năm, nhưng cũng là lúc người ta cần tới nhau nhất...
Em từ Cô Lin náo nức: "Mấy tháng biển động, toàn lính đảo nhìn tàu trực và nhìn nhau. Tháng sau anh có ra, trên tàu mà có văn công, báo trước để tụi em tập hát giao lưu nhé!".
Mình lại dối quanh: "Gần Tết bận lắm, không được ra em à!. Chị em văn công cũng yếu, chắc phải đợi tháng 4 biển yên sang năm, em nhé!", nuốt tiếng thở dài vào ngực, khi nghĩ đến những chuyến ra đảo xa dịp gần Tết, cả tàu toàn những gương mặt đàn ông, hóp lại sau hành trình đằng đẵng gần tháng trời mưa bão, sóng lừng, miếng cơm nấu trong cực nhọc, đưa được lên mồm, sóng cũng giằng hắt mất, thìa cháo sóng sánh sôi trong ghìm tay đồng đội, nước biển ùa vào hất tung khắp thành boong, những gương mặt lính trẻ thay quân chưa quen mùi sóng gió, lay lắt như cọng khoai lang, nôn ọe khắp lòng tàu...
Ừ! Trường Sa gần Tết mùa biển động. Sóng gió cấp 6-7 liên tục, mỗi chuyến đi về sút vài ký là bình thường.
Thế nhưng những chuyến tàu này mới thực là chuyến tàu ra thăm đảo, tiếp tế cho đồng đội và đến đâu cũng rưng rưng tình người thực, chứ không như những chuyến tháng 4 biển lặng, đang được nhiều người coi như chuyến nghỉ dưỡng hàng năm.
Vất vả lắm, gian khổ lắm và người không quen chẳng thể nào chịu đựng nổi, nên rất hiếm hoi có văn công - con gái ra với các bạn mình những ngày này.
Thấy tàu ra đảo, ùa hết cả ra kéo xuồng, hóng khách nhưng không thấy ánh mái tóc dài, nụ cười con gái, lại thẫn thờ chùng lòng nỗi khát, quay lại với thực tại, quây quần cùng những lộc ngộc, dẫu đàn ông nhưng ăm ắp hơi hướng đất liền, lấy chuyện thiếu nữ trong bờ khỏa nỗi nhớ riêng tư...
Bạn lại từ An Bang gọi cho mình: "Ông đăng ít hình chị em, văn công ra thăm đảo nhé!. Chúng tôi ở chỗ này, mùa Tết, tàu có chở văn công ra, cũng chả vào được. Ngắm chị em chút, cho đỡ nhớ!" khiến mình nhớ lại hình ảnh bạn và bộ đội trên đảo, gò lưng kéo xuồng cả tiếng đồng hồ, văn công và "khách của Bộ quan trọng thuộc Chính phủ" mới lên được đảo.
Tất cả mừng rỡ về thay quân phục khô ráo, ra ngồi nghe xem Văn công hát cho đỡ khát.
Nhưng chỉ nghe được 2 bài, tụi "khách Bộ quan trọng" đã đòi về lại tàu tắm giặt bởi: "Nước biển dính vào người, dơ quá!", khiến bạn và bộ đội lại phải bặm môi thay quần áo ướt, nuốt cục nghẹn vào trong ngực, đẩy xuồng cả tiếng đồng hồ nữa, xuồng mới ra khỏi đào và gượng gạo vẫy tay chào những người tưởng quen nhưng mà lạ, bệ vệ kéo mắt ướt văn công, rời khỏi đảo buồn...
Ngoài đảo bây giờ không hề thiếu thốn về vật chất, mà chỉ thiếu những điều tưởng như rất bình thường - giản dị: NỐI KHÁT KHAO CON GÁI. Bởi bộ đội thì cũng là người, mà đã là con người, cũng phải có những cung bậc tình cảm, có nhớ thương, có khao khát, có ước vọng...
Thế nhưng, chỉ bộ đội mới vượt qua được những điều đó, để trung trinh giữ đảo, giữa bão gió - hiểm nguy, giữa rừng rực sắt thép của súng đạn - của nam tính, vẹn nguyên 2 chữ CHỦ QUYỀN.
... Và: Đảo vẫn đợi chờ, vẫn mong ngóng từ trong cơn giông ngày cuối năm, trên con tàu vận tải ra với Trường Sa, có dáng hình con gái. Chỉ 1 thôi cũng đủ, gấp cả trăm các em nhộn nhạo xanh đỏ vẫy chào, ào ào ra đảo dịp tháng 4 yên.
... Và: Có các em ra thăm, để đảo sắt thép hóa dịu dàng...
-----------------------------------------------------
(Entry có sử dụng hình ảnh của các Đoàn Công tác ra thăm Trường Sa tháng 4/2011-2012 ghi lại, đã được đăng tải trên các mạng xã hội, một số trang cá nhân).
Mình lắc đầu: "Để sang năm xem sao vậy!. Tết này không ra được!", không muốn bạn biết tụi mình phải đổi lịch đi biển dịp giáp Tết và cũng giấu, không để bạn biết là mình hèn, chịu gánh nặng áo cơm thường nhật, không dám dứt bỏ nỗi lo công việc - trách nhiệm, để ra với bạn, các bạn, các em những ngày sóng gió ngoài khơi, tuy xa xôi - bầm dập nhất trong năm, nhưng cũng là lúc người ta cần tới nhau nhất...
Em từ Cô Lin náo nức: "Mấy tháng biển động, toàn lính đảo nhìn tàu trực và nhìn nhau. Tháng sau anh có ra, trên tàu mà có văn công, báo trước để tụi em tập hát giao lưu nhé!".
Mình lại dối quanh: "Gần Tết bận lắm, không được ra em à!. Chị em văn công cũng yếu, chắc phải đợi tháng 4 biển yên sang năm, em nhé!", nuốt tiếng thở dài vào ngực, khi nghĩ đến những chuyến ra đảo xa dịp gần Tết, cả tàu toàn những gương mặt đàn ông, hóp lại sau hành trình đằng đẵng gần tháng trời mưa bão, sóng lừng, miếng cơm nấu trong cực nhọc, đưa được lên mồm, sóng cũng giằng hắt mất, thìa cháo sóng sánh sôi trong ghìm tay đồng đội, nước biển ùa vào hất tung khắp thành boong, những gương mặt lính trẻ thay quân chưa quen mùi sóng gió, lay lắt như cọng khoai lang, nôn ọe khắp lòng tàu...
Ừ! Trường Sa gần Tết mùa biển động. Sóng gió cấp 6-7 liên tục, mỗi chuyến đi về sút vài ký là bình thường.
Thế nhưng những chuyến tàu này mới thực là chuyến tàu ra thăm đảo, tiếp tế cho đồng đội và đến đâu cũng rưng rưng tình người thực, chứ không như những chuyến tháng 4 biển lặng, đang được nhiều người coi như chuyến nghỉ dưỡng hàng năm.
Vất vả lắm, gian khổ lắm và người không quen chẳng thể nào chịu đựng nổi, nên rất hiếm hoi có văn công - con gái ra với các bạn mình những ngày này.
Thấy tàu ra đảo, ùa hết cả ra kéo xuồng, hóng khách nhưng không thấy ánh mái tóc dài, nụ cười con gái, lại thẫn thờ chùng lòng nỗi khát, quay lại với thực tại, quây quần cùng những lộc ngộc, dẫu đàn ông nhưng ăm ắp hơi hướng đất liền, lấy chuyện thiếu nữ trong bờ khỏa nỗi nhớ riêng tư...
Bạn lại từ An Bang gọi cho mình: "Ông đăng ít hình chị em, văn công ra thăm đảo nhé!. Chúng tôi ở chỗ này, mùa Tết, tàu có chở văn công ra, cũng chả vào được. Ngắm chị em chút, cho đỡ nhớ!" khiến mình nhớ lại hình ảnh bạn và bộ đội trên đảo, gò lưng kéo xuồng cả tiếng đồng hồ, văn công và "khách của Bộ quan trọng thuộc Chính phủ" mới lên được đảo.
Tất cả mừng rỡ về thay quân phục khô ráo, ra ngồi nghe xem Văn công hát cho đỡ khát.
Nhưng chỉ nghe được 2 bài, tụi "khách Bộ quan trọng" đã đòi về lại tàu tắm giặt bởi: "Nước biển dính vào người, dơ quá!", khiến bạn và bộ đội lại phải bặm môi thay quần áo ướt, nuốt cục nghẹn vào trong ngực, đẩy xuồng cả tiếng đồng hồ nữa, xuồng mới ra khỏi đào và gượng gạo vẫy tay chào những người tưởng quen nhưng mà lạ, bệ vệ kéo mắt ướt văn công, rời khỏi đảo buồn...
Ngoài đảo bây giờ không hề thiếu thốn về vật chất, mà chỉ thiếu những điều tưởng như rất bình thường - giản dị: NỐI KHÁT KHAO CON GÁI. Bởi bộ đội thì cũng là người, mà đã là con người, cũng phải có những cung bậc tình cảm, có nhớ thương, có khao khát, có ước vọng...
Thế nhưng, chỉ bộ đội mới vượt qua được những điều đó, để trung trinh giữ đảo, giữa bão gió - hiểm nguy, giữa rừng rực sắt thép của súng đạn - của nam tính, vẹn nguyên 2 chữ CHỦ QUYỀN.
... Và: Đảo vẫn đợi chờ, vẫn mong ngóng từ trong cơn giông ngày cuối năm, trên con tàu vận tải ra với Trường Sa, có dáng hình con gái. Chỉ 1 thôi cũng đủ, gấp cả trăm các em nhộn nhạo xanh đỏ vẫy chào, ào ào ra đảo dịp tháng 4 yên.
... Và: Có các em ra thăm, để đảo sắt thép hóa dịu dàng...
-----------------------------------------------------
(Entry có sử dụng hình ảnh của các Đoàn Công tác ra thăm Trường Sa tháng 4/2011-2012 ghi lại, đã được đăng tải trên các mạng xã hội, một số trang cá nhân).
Đúng là sắt thép cũng sẽ dịu dàng khi có những tấm lòng đồng cảm,biết sẻ chia bao gian khổ, thiếu thốn lặng thầm hy sinh...không chỉ là những chiến sỹ những con người ở nơi đó.mà còn là gia đình là Cha Mẹ,là Vợ con...và cao hơn nữa là Tổ Quốc là Nhân Dân là chủ quyền thiêng liêng Biển dảo.là sự bình yên của đất liền.gần hơn nữa là cơm ăn hàng ngày.là quần áo mặc.là tất cả cuộc sống bình yên mà mỗi con người đang sống đang hưởng thụ.dù còn vất vả còn chưa được như mong muốn xong bằng được bao nhiêu phần ở nơi đảo xa,nơi biên cương của Tổ Quốc.thôi hãy để cho những con người thấy người dơ dáy ấy đi đi, về đi.tôi và chúng Tôi tin rằng các Chiến Sỹ của Chúng Tôi không buồn mà chỉ ngạc nhiên về cách sống,cách ứng sử của họ.vậy hãy để họ ra khỏi nơi đó để nơi đó sạch trong.để sắt thép không bị hoen ố.dù biết rằng chẳng dễ gì làm han làm ố được những Tâm Hồn sắt thép nơi ấy đâu.
Trả lờiXóaKhông phải lính đảo xa thì khó cảm nhận cái quý giá của một bóng hồng. Lính giờ vẫn sướng hơn tụi mình hồi trước ở nhà đèn, thấy con gái có thằng phát khóc.
Trả lờiXóaNhững bức ảnh đẹp. Cuộc sống vẫn có những điều đáng cho ta yêu quý.
Trả lờiXóaHôm rồi có đi thăm Sư đoàn 3 - Đoàn Sao vàng thật thú vị các bác ạ.
Thích nhất là vào thăm Nhà truyền thống Sư đoàn. Có hẳn một gian giành cho cho việc trưng bày những hình ảnh về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Thú nhất là tấm ảnh được ghi chú: Nhà báo nước ngoài trong cuộc phỏng vấn tù binh. Nhìn mấy thằng tù binh khựa mà khoái cái con mắt. Chẳng thấy bốn tốt bốn tiếc đâu hết. Chẳng thấy chữ vàng chữ bạc đâu cả mà chỉ hiển hiện thấy chữ ĂN CƯỚP.
Xúc động nhất là hình ảnh cột mốc Hữu Nghị quan Km0 được chụp vào cuối cuộc chiến tranh tháng 3 năm 1979. Mình đã đến đó và cũng chụp một tấm ảnh với cột mốc này. Nhìn tấm ảnh lại cũng chẳng thấy lãng giềng hữu nghị đâu hết mà chỉ thấy hiển hiện hai chữ ĂN CƯỚP, ĂN CƯỚP ...
Có những điều rất giản dị nhưng chưa chắc ai cũng nhìn nhận ra! " Khách Bộ Quan trọng " không để ý đến những niềm vui của các chiến sĩ. Chúc các anh luôn nhiều sức khỏe. mọi người đất liền luôn hướng về các anh. Cám ơn Anh Mia Thanh Hải.
Trả lờiXóaYêu cuộc sống ngoài đảo xa, mong rằng một ngày được ra thăm đảo!
Trả lờiXóa