Mai Thanh Hải - Buổi tối cuối tuần, đầu đông - đô thị đấy, nhưng lạnh càng lạnh.
Ngước mắt nhìn màn hình VTV xem Dự báo thời tiết, thấy cậu phát thanh viên rón rén: "Miền núi phía lạnh rét đậm, kéo dài, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C", cứ ám ảnh bởi hình ảnh bọn lít nhít không áo không quần, cởi truồng đứng trước gió, tròn xoe mắt nhìn khách lạ...
Chúng mình gom quần áo, đóng hàng gửi lên biên giới - Cái nơi vừa xa xôi, vừa gian khó, vừa thiếu thốn đến cùng cực, đến khái niệm "tấm áo manh quần" cũng còn mù mờ ấy, có người bảo: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Chúng nó quen rồi, sức đề kháng tốt lắm!" và còn giải thích kỹ: "Mấy lần đi phượt, tôi ngồi trên xe nhìn ra, thấy chúng nó vẫn túm tụm đứng chơi mà!"...
Mình cười buồn: "Ừ! Cứ xuống xe đi, đứng trước gió lạnh hun hút triền đồi, buốt giá sương mù núi đá, xem sao?".
Cũng chỉ nói được vậy thôi, bởi tình yêu thương đồng loại, không phải thứ có thể biếu tặng, bắt ép nhau.
Cũng chỉ biết buồn vậy thôi, bởi lòng thương con trẻ, chỉ thực sự những ai là con người, mới có.
Lại nhớ đến tiết Giời mùa đông, gần Tết năm ngoái, đỉnh Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) lạnh đến 1 độ C, chúng mình run rẩy trong xe bật điều hòa ấm, bật đèn sương mù lầm lũi đi từ Sàng Ma Sáo - Mường Hum sang Dền Thàng - Y Tý thăm bọn lít nhít Mầm non.
Dừng xe ngang dốc Dền Thàng, giữa trời mưa ào ào, hạt li ti mưa đá nhỏ, chạy vội vào Trường Mầm non. Lớp học đóng kín cửa che gió, bên trong, gần 30 đứa trẻ con quần áo phong phanh, mặt mũi xám ngoét, run lẩy bẩy như lũ chuột con mới sinh, hỏi chúng cũng không trả lời nổi.
Nhìn kỹ, phát hiện trong góc lớp, chỗ để đồ dùng học tập, 1 mái đầu bù xù ngoẹo xuống, như thể sắp gục xuống.
Lại gần sờ người, mới biết đứa bé chỉ phong phanh 2 cái áo sơ mi, ướt rượt từ chân đến đầu, đang run lẩy bẩy.
Kêu thất thanh với cô giáo, mới biết: Con gái tên Sùng Thị Súa, 4 tuổi, dân tộc Mông, nhà ở xa lớp học chừng 2 km và mỗi ngày phải đi bộ khoảng 2 tiếng cả đi lẫn về, tới trường - về nhà. Sáng nay, trời mưa, đường núi không có chỗ trú mưa, con gái dù mưa lạnh, vẫn phải bấm chân đến Trường và chui vào lớp, lúc các cô đang bận đón các bạn khác, nên các cô cũng... không biết.
Dĩ nhiên là ngay sau đó, mọi người nhào hết ra xe, lấy khăn áo mũ cá nhân đắp vào con bé, cho dù đó là đồ người lớn và con bé cũng dần mở mắt, hồng lại môi, ấm lại má.
Thế nhưng, cái sự băn khoăn về khái niệm "tình thương, chăm lo con trẻ", cứ gợn lên trong lòng và gợn lên cả cái gọi là "hiệu quả thực sự" của một số Chương trình, đã nói là "tài trợ cho học sinh, mọi thứ chống đói - chống rét"...
Trẻ em miền núi, đâu cũng vậy, đều quen cái tính cố hữu ngàn đời cha ông để lại là chịu đựng.
Mà không chịu đựng sao được, khi có được quyền mơ ước - đòi hỏi đâu?.
Rét lắm, cũng đành chịu. Đói lắm, cũng đành chịu. Thèm khát lắm, cũng chỉ đứng từ xa len lén nhìn, nuốt nước bọt ừng ực, mắt sáng rực và thở dài, lon ton bước xa...
Thế nên, đừng ai thốt cái câu "quen rồi", để khỏa lấp sự vô cảm - ơ hờ với đồng loại, đồng bào, con trẻ.
Những ngày lạnh này, chia sẻ với chúng 1 chút, ở nơi còn gió, còn rét, còn giá lạnh và thiếu thốn gấp chục lần chúng ta, dưới xuôi đang xuýt xoa, chỉ cần bằng câu: "Rét về rồi, có lạnh không con?", là cũng quý và ấm áp lắm rồi.
Cái niềm ấm, hình như bắt đầu ngay từ trong lòng mình, khi có tình sẻ chia, với những mầm non con trẻ...
(Hình minh họa bài viết, có sử dụng hình đã được đăng tải trên mạng xã hội và một số trang mạng về Du lịch – miền núi)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngước mắt nhìn màn hình VTV xem Dự báo thời tiết, thấy cậu phát thanh viên rón rén: "Miền núi phía lạnh rét đậm, kéo dài, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C", cứ ám ảnh bởi hình ảnh bọn lít nhít không áo không quần, cởi truồng đứng trước gió, tròn xoe mắt nhìn khách lạ...
Chúng mình gom quần áo, đóng hàng gửi lên biên giới - Cái nơi vừa xa xôi, vừa gian khó, vừa thiếu thốn đến cùng cực, đến khái niệm "tấm áo manh quần" cũng còn mù mờ ấy, có người bảo: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Chúng nó quen rồi, sức đề kháng tốt lắm!" và còn giải thích kỹ: "Mấy lần đi phượt, tôi ngồi trên xe nhìn ra, thấy chúng nó vẫn túm tụm đứng chơi mà!"...
Mình cười buồn: "Ừ! Cứ xuống xe đi, đứng trước gió lạnh hun hút triền đồi, buốt giá sương mù núi đá, xem sao?".
Cũng chỉ nói được vậy thôi, bởi tình yêu thương đồng loại, không phải thứ có thể biếu tặng, bắt ép nhau.
Cũng chỉ biết buồn vậy thôi, bởi lòng thương con trẻ, chỉ thực sự những ai là con người, mới có.
Lại nhớ đến tiết Giời mùa đông, gần Tết năm ngoái, đỉnh Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) lạnh đến 1 độ C, chúng mình run rẩy trong xe bật điều hòa ấm, bật đèn sương mù lầm lũi đi từ Sàng Ma Sáo - Mường Hum sang Dền Thàng - Y Tý thăm bọn lít nhít Mầm non.
Dừng xe ngang dốc Dền Thàng, giữa trời mưa ào ào, hạt li ti mưa đá nhỏ, chạy vội vào Trường Mầm non. Lớp học đóng kín cửa che gió, bên trong, gần 30 đứa trẻ con quần áo phong phanh, mặt mũi xám ngoét, run lẩy bẩy như lũ chuột con mới sinh, hỏi chúng cũng không trả lời nổi.
Nhìn kỹ, phát hiện trong góc lớp, chỗ để đồ dùng học tập, 1 mái đầu bù xù ngoẹo xuống, như thể sắp gục xuống.
Lại gần sờ người, mới biết đứa bé chỉ phong phanh 2 cái áo sơ mi, ướt rượt từ chân đến đầu, đang run lẩy bẩy.
Kêu thất thanh với cô giáo, mới biết: Con gái tên Sùng Thị Súa, 4 tuổi, dân tộc Mông, nhà ở xa lớp học chừng 2 km và mỗi ngày phải đi bộ khoảng 2 tiếng cả đi lẫn về, tới trường - về nhà. Sáng nay, trời mưa, đường núi không có chỗ trú mưa, con gái dù mưa lạnh, vẫn phải bấm chân đến Trường và chui vào lớp, lúc các cô đang bận đón các bạn khác, nên các cô cũng... không biết.
Dĩ nhiên là ngay sau đó, mọi người nhào hết ra xe, lấy khăn áo mũ cá nhân đắp vào con bé, cho dù đó là đồ người lớn và con bé cũng dần mở mắt, hồng lại môi, ấm lại má.
Thế nhưng, cái sự băn khoăn về khái niệm "tình thương, chăm lo con trẻ", cứ gợn lên trong lòng và gợn lên cả cái gọi là "hiệu quả thực sự" của một số Chương trình, đã nói là "tài trợ cho học sinh, mọi thứ chống đói - chống rét"...
Trẻ em miền núi, đâu cũng vậy, đều quen cái tính cố hữu ngàn đời cha ông để lại là chịu đựng.
Mà không chịu đựng sao được, khi có được quyền mơ ước - đòi hỏi đâu?.
Rét lắm, cũng đành chịu. Đói lắm, cũng đành chịu. Thèm khát lắm, cũng chỉ đứng từ xa len lén nhìn, nuốt nước bọt ừng ực, mắt sáng rực và thở dài, lon ton bước xa...
Thế nên, đừng ai thốt cái câu "quen rồi", để khỏa lấp sự vô cảm - ơ hờ với đồng loại, đồng bào, con trẻ.
Những ngày lạnh này, chia sẻ với chúng 1 chút, ở nơi còn gió, còn rét, còn giá lạnh và thiếu thốn gấp chục lần chúng ta, dưới xuôi đang xuýt xoa, chỉ cần bằng câu: "Rét về rồi, có lạnh không con?", là cũng quý và ấm áp lắm rồi.
Cái niềm ấm, hình như bắt đầu ngay từ trong lòng mình, khi có tình sẻ chia, với những mầm non con trẻ...
(Hình minh họa bài viết, có sử dụng hình đã được đăng tải trên mạng xã hội và một số trang mạng về Du lịch – miền núi)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yêu quá, mà thương!
Trả lờiXóaCám ơn bác Mai Thanh Hải. Bác đưa những hình ảnh này lên, làm tôi xúc động ứa nước mắt!
Trả lờiXóaXin phép tác giả cho copy bài viết này để chia sẻ đến mọi người :( . nhìn các em nhỏ như vậy mà thương quá
Trả lờiXóaĐồng cảm với bạn khi gió lạnh tràn về. Mình cũng phải lên đó thôi...
Trả lờiXóaCái niềm ấm, hình như bắt đầu ngay từ trong lòng mình, khi có tình sẻ chia, với những mầm non con trẻ...
Trả lờiXóaCám ơn anh! nhìn những đứa trẻ thương quá!
Trả lờiXóaXót xa quá, bao giờ mới hết khổ.
Trả lờiXóaxin phép bác cho cháu xin cái bài viết với những hình ảnh để chia sẽ bác nhé.
Trả lờiXóaBác cho cháu coppy bài viết và hình ảnh để chia sẻ bác nhé.
Trả lờiXóaBỗng thấy rưng rưng nước mắt.
Trả lờiXóaBỗng thấy những lời lẽ mĩ miều TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH trở nên nhạt thếch.
Cảm ơn Mai Thanh Hải.
bác cho cháu được copy bài viết và cả ảnh của các bé,nhìn các bé hồn nhiên quá
Trả lờiXóachú cho cháu xin phép coppy bài để chia sẻ đến bạn bè nhé.cảm ơn bài viết của chú
Trả lờiXóa