Mai Thanh Hải - Không thể nén được câu chửi tục, khi thi thoảng lại thấy vài trường hợp của thứ "của nợ", được gọi là "nam sinh", có hành động bất thường, kiểu như "Quỳ dưới mưa, xin lỗi bạn gái", "rơi lệ đón thần tượng", mà không ít báo chí đăng tải, như thể cổ vũ.
Thật!. Nếu có mặt ở đó, mình sẽ cho loại "của nợ" này ăn đủ mấy viên gạch nửa..
Nói vậy, bởi mình nhớ đến những gương mặt thanh niên, đúng hoặc ít hơn tuổi bọn "của nợ", mà mình và bao người đã gặp, thường gọi thân yêu là... chúng nó.
Mình nhớ những gương mặt lính Hải quân trẻ măng, ở ngoài đảo chìm Trường Sa, nhà giàn DK1, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, trên những tàu vận tải - chiến đấu...
Đứa nào cũng chung "thân phục" da sạm đen, mốc thếch, bong ra từng mảng bởi cháy nắng hút gió, môi khô cong thiếu nước, má nứt nẻ, râu tóc tua tủa như rễ tre...
Mới 18-20 thôi, hôm trước ở nhà còn làm nũng mẹ, đòi ngủ nướng, dỗi hờn từ món ăn, bát cơm nát... nhưng vào quân đội, ra đảo, chỉ sau vài tháng đã cứng cựa đàn ông vững chãi, ngày hùng hục huấn luyện, cởi trần bốc đá, xe cát, đêm thay nhau chong mắt trực canh bọn người lạ bò lên cướp đảo.
Đứa nào cũng già đến chục tuổi, nhưng đêm ngủ vẫn nhóp nhép môi, chảy nước dãi xuống gối và nằm mơ, gọi mẹ đến nao lòng...
Trong số chúng nó, nhiều đứa đã ngã xuống, mãi mãi hồn lênh đênh quanh đảo, khi vẫn còn trinh trẻ, chưa một lần cầm tay con gái, chưa 1 lần biết ấm môi mềm và gương mặt chúng hòa vào màu sao đỏ, bừng bừng trên cánh mộ Liệt sĩ, ngoài đảo - trong bờ.
Mình nhớ những "thằng cu cháu" trên những Đồn Biên phòng mình đã ngang qua, cheo leo - chênh vênh rừng già, núi thẳm. Cũng 18-20 thôi, nhưng da đã tái môi đã thâm bởi sốt rét rừng, hành hạ thường niên và đêm kẻng ngủ rồi vẫn còn lích rích trêu nhau, như lũ gà con.
Chúng nó: Ở nhà, còn rúm ró sợ ma, đi tè đêm còn líu ríu, nhưng khi vào bộ đội, ôm súng thức chong mắt luồn rừng sâu núi thẳm làm nhiệm vụ, chịu đói, chịu khát và chịu đựng cả cảnh cả năm quần áo ướt rượt sương, không nhìn thấy 1 bóng người qua cửa...
Và mình biết, rất nhiều đứa trong số chúng nó, khát khao khi rời quân ngũ, được vào ngồi giảng đường Đại học, tìm học cái chữ làm người...
Và mình cũng chắc: Chúng nó sẽ cho cái "của nợ" có tên gọi là "nam sinh", "fan cuồng" kia ăn gạch nửa ngay tức khắc, khi chứng kiến cảnh học đòi, yếu đuối "quỳ gối dưới mưa xin lỗi", "khóc nức nở đón Sao".
Bởi "của nợ nam sinh" ấy không thể được gọi là thanh niên, nữa là "Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh".
Không đâu xa, xung quanh những loại như của nợ "quỳ gối xin lỗi" hay "rơi lệ đón Sao"... cũng còn bao gương mặt cũng đang ngồi trên ghế nhà trường, mình đã gặp, đã nghe, đã chứng kiến và mình khâm phục họ - Những người trẻ nhưng bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn không hề trẻ:
Cắn răng rót bia, tiếp thị thuốc lá từ chiều đến đêm, kiếm vài chục ngàn ăn tối xong lại tất tưởi về nhà trọ, đèn sách, mai lên giảng đường;
Ríu rít mùa hè tình nguyện cùng sĩ tử hay quần quật lợp nhà, làm ruộng - Những việc có khi không bao giờ ở nhà phải đụng tay vào, ở tít những miền thung xa;
Góp từng đồng, xin xỏ từng hào, thành món quà mang lên vùng cao biên viễn, tặng cho những lít nhít con trẻ và cùng tạo trò chơi, chung vui cho các em, được lóe sáng vui 1 đêm;
Tất tưởi ngày nghỉ cuối tuần nấu nướng, Cặm cụi ngày nắng ngày mưa, ngồi vỉa hè chia từng xuất cơm 5.000 đồng cho người lao động nghèo, qua cơn đói lòng giữa âu lo cuộc sống...
Ai đó đã nói: Xã hội như một nhà máy thép, cho ra lò cả thép sáng lẫn xỉ đen.
Thế nhưng bây giờ, hình như bây giờ đám "xỉ đen", ngày càng làm ố màu thép sáng, bởi những hành động của chúng, khiến những người bình thường, không thể chấp nhận nổi...
Liệu, những "của nợ" này, có giúp được ích gì cho xã hội, khi chúng quên 1 điều cơ bản từ xa xưa: "Đàn ông chỉ quỳ trước bố mẹ - đấng sinh thành ra mình" và thể chế - đất nước có thể "sánh vai với các cường quốc 5 châu" được hay không, khi vẫn còn những "chủ nhân" tương lai chỉ biết quỳ - khóc đớn hèn?..
***
Bài viết: "Nam sinh quỳ dưới mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái" (Đọc ở đây), được đăng tải trên http://kenh14.vn, thuật lại việc: Tại Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh, sáng 26/11/2012 vừa qua, mặc cho trời mưa gió, rét buốt, 1 "nam sinh" quỳ giữa sân trường còn ướt mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái. Kenh14.vn cũng cho biết: "Nam sinh" chưa biết mặt cô bạn gái, hai người chỉ mới nói chuyện với nhau qua điện thoại. Mới đây, 2 người có nhắn tin với nhau nhưng máy "nam sinh" hết tiền lúc đêm khuya, nên không tiện ra ngoài mua thẻ. Đúng lúc cô gái gọi lại thì "nam sinh" lại đang nghe điện thoại của người khác nên cô gái giận dỗi. Vì muốn xin lỗi cô gái nên "nam sinh" đã mặc mưa rét, cầm hoa quỳ dưới mưa...
Thật!. Nếu có mặt ở đó, mình sẽ cho loại "của nợ" này ăn đủ mấy viên gạch nửa..
Nói vậy, bởi mình nhớ đến những gương mặt thanh niên, đúng hoặc ít hơn tuổi bọn "của nợ", mà mình và bao người đã gặp, thường gọi thân yêu là... chúng nó.
Mình nhớ những gương mặt lính Hải quân trẻ măng, ở ngoài đảo chìm Trường Sa, nhà giàn DK1, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, trên những tàu vận tải - chiến đấu...
Đứa nào cũng chung "thân phục" da sạm đen, mốc thếch, bong ra từng mảng bởi cháy nắng hút gió, môi khô cong thiếu nước, má nứt nẻ, râu tóc tua tủa như rễ tre...
Mới 18-20 thôi, hôm trước ở nhà còn làm nũng mẹ, đòi ngủ nướng, dỗi hờn từ món ăn, bát cơm nát... nhưng vào quân đội, ra đảo, chỉ sau vài tháng đã cứng cựa đàn ông vững chãi, ngày hùng hục huấn luyện, cởi trần bốc đá, xe cát, đêm thay nhau chong mắt trực canh bọn người lạ bò lên cướp đảo.
Đứa nào cũng già đến chục tuổi, nhưng đêm ngủ vẫn nhóp nhép môi, chảy nước dãi xuống gối và nằm mơ, gọi mẹ đến nao lòng...
Trong số chúng nó, nhiều đứa đã ngã xuống, mãi mãi hồn lênh đênh quanh đảo, khi vẫn còn trinh trẻ, chưa một lần cầm tay con gái, chưa 1 lần biết ấm môi mềm và gương mặt chúng hòa vào màu sao đỏ, bừng bừng trên cánh mộ Liệt sĩ, ngoài đảo - trong bờ.
Mình nhớ những "thằng cu cháu" trên những Đồn Biên phòng mình đã ngang qua, cheo leo - chênh vênh rừng già, núi thẳm. Cũng 18-20 thôi, nhưng da đã tái môi đã thâm bởi sốt rét rừng, hành hạ thường niên và đêm kẻng ngủ rồi vẫn còn lích rích trêu nhau, như lũ gà con.
Chúng nó: Ở nhà, còn rúm ró sợ ma, đi tè đêm còn líu ríu, nhưng khi vào bộ đội, ôm súng thức chong mắt luồn rừng sâu núi thẳm làm nhiệm vụ, chịu đói, chịu khát và chịu đựng cả cảnh cả năm quần áo ướt rượt sương, không nhìn thấy 1 bóng người qua cửa...
Và mình biết, rất nhiều đứa trong số chúng nó, khát khao khi rời quân ngũ, được vào ngồi giảng đường Đại học, tìm học cái chữ làm người...
Và mình cũng chắc: Chúng nó sẽ cho cái "của nợ" có tên gọi là "nam sinh", "fan cuồng" kia ăn gạch nửa ngay tức khắc, khi chứng kiến cảnh học đòi, yếu đuối "quỳ gối dưới mưa xin lỗi", "khóc nức nở đón Sao".
Bởi "của nợ nam sinh" ấy không thể được gọi là thanh niên, nữa là "Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh".
Không đâu xa, xung quanh những loại như của nợ "quỳ gối xin lỗi" hay "rơi lệ đón Sao"... cũng còn bao gương mặt cũng đang ngồi trên ghế nhà trường, mình đã gặp, đã nghe, đã chứng kiến và mình khâm phục họ - Những người trẻ nhưng bản lĩnh, trí tuệ và tâm hồn không hề trẻ:
Cắn răng rót bia, tiếp thị thuốc lá từ chiều đến đêm, kiếm vài chục ngàn ăn tối xong lại tất tưởi về nhà trọ, đèn sách, mai lên giảng đường;
Ríu rít mùa hè tình nguyện cùng sĩ tử hay quần quật lợp nhà, làm ruộng - Những việc có khi không bao giờ ở nhà phải đụng tay vào, ở tít những miền thung xa;
Góp từng đồng, xin xỏ từng hào, thành món quà mang lên vùng cao biên viễn, tặng cho những lít nhít con trẻ và cùng tạo trò chơi, chung vui cho các em, được lóe sáng vui 1 đêm;
Tất tưởi ngày nghỉ cuối tuần nấu nướng, Cặm cụi ngày nắng ngày mưa, ngồi vỉa hè chia từng xuất cơm 5.000 đồng cho người lao động nghèo, qua cơn đói lòng giữa âu lo cuộc sống...
Ai đó đã nói: Xã hội như một nhà máy thép, cho ra lò cả thép sáng lẫn xỉ đen.
Thế nhưng bây giờ, hình như bây giờ đám "xỉ đen", ngày càng làm ố màu thép sáng, bởi những hành động của chúng, khiến những người bình thường, không thể chấp nhận nổi...
Liệu, những "của nợ" này, có giúp được ích gì cho xã hội, khi chúng quên 1 điều cơ bản từ xa xưa: "Đàn ông chỉ quỳ trước bố mẹ - đấng sinh thành ra mình" và thể chế - đất nước có thể "sánh vai với các cường quốc 5 châu" được hay không, khi vẫn còn những "chủ nhân" tương lai chỉ biết quỳ - khóc đớn hèn?..
***
Bài viết: "Nam sinh quỳ dưới mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái" (Đọc ở đây), được đăng tải trên http://kenh14.vn, thuật lại việc: Tại Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh, sáng 26/11/2012 vừa qua, mặc cho trời mưa gió, rét buốt, 1 "nam sinh" quỳ giữa sân trường còn ướt mưa, chờ tặng hoa xin lỗi bạn gái. Kenh14.vn cũng cho biết: "Nam sinh" chưa biết mặt cô bạn gái, hai người chỉ mới nói chuyện với nhau qua điện thoại. Mới đây, 2 người có nhắn tin với nhau nhưng máy "nam sinh" hết tiền lúc đêm khuya, nên không tiện ra ngoài mua thẻ. Đúng lúc cô gái gọi lại thì "nam sinh" lại đang nghe điện thoại của người khác nên cô gái giận dỗi. Vì muốn xin lỗi cô gái nên "nam sinh" đã mặc mưa rét, cầm hoa quỳ dưới mưa...
Các "Fan nam" khóc khi đón T-Ara?.. |
Và quỳ dưới mưa... |
Một bọn khùng điên đớn hèn.
Trả lờiXóaLà hậu duệ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.... trong tương lai
Nhục
Trả lờiXóaBác Hải nói đúng quá , xã hội sẽ ra sao khi những mẻ thép ra lò ngày càng nhiều xỉ đen !
Trả lờiXóaBôn fan này, bất kề là fan của sao nào, có một đại bàn doamh là trang ione.net. Ờ đó, chúng phản bác lại Đổ Trung Quân, an ủi, ve vuốt nhau...
XóaCó thể xem trang này là nơi xóc lọ của tụi fan cuồng mất nết, mất giống...
F 361
MTH có cái nhìn cực hay. Có báo nào dám đăng bài này không Hải?
Trả lờiXóaCám ơn MTH, ở miền nam gọi đám nầy là "đội quần"
Trả lờiXóaThưa bác Hải,
Trả lờiXóaTôi muốn gửi bài của bác lên Facebook nhưng không biết gửi lên bằng cách nào, ngoài việc copy bài, vì hiện giờ một bộ phận rất lớn thanh niên sử dụng Facebook, bài viết của bác rất hay, như một lời cảnh tỉnh cho giới trẻ. Xin chỉ dẩn cách share bài của bác lên Facebook. Cám ơn bác, chúc bác luôn mạnh khỏe
Hàn quốc họ có bộ Văn hóa và Ban Tuyên giáo không mà công tác truyền bá ảnh hưởng văn hóa của họ thành công thế nhỉ? Còn ở ta, có bộ Văn hóa, ban Tuyên giáo và có cả những cuộc CM về Văn hóa để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà ... cũng chẳng ra hồn. Nhục là ở chỗ đấy.
Trả lờiXóaDũng_Ninh Thuận.
Lộn ruột !
Trả lờiXóalũ lợn điên khùng, ko biết đất nươc đang đau thương
Trả lờiXóaBọn điên, không biết đất nước đang đau thương
Trả lờiXóaTô Lê Sơn nói:
Trả lờiXóaMấy nam sinh này còn quá nhỏ, lại chưa được giáo dục đúng cách, cũng thuộc loại đáng thương. Có trách là trách người lớn kìa. Trách các cơ quan truyền thông được định hướng cổ vũ cho những chuyện như vậy.
Bác này nhận xét rất khách quan. Mình cũng nghĩ trách nhiệm nên chia đều cho gia đình, nhà trường và Bộ GD. Có ai từng nghĩ nếu thay đổi vị trí, điều kiện giáo dục của những bạn trẻ ấy với nhau thì sẽ cho kết quả như thế nào không? Phải có cái nhìn đa dạng và tấm lòng bao dung, thấy sai thì mình khuyên răn dạy bảo cho bọn trẻ nên người. Giống như tấm gương của Bác vậy.
XóaThông cảm cho nó đi, dư tiền không biết làm gì, thì làm vậy để " bạn gái" thương haị mà yêu nó mà. Còn " nâng tầm " lên quan điểm cả một thế hệ thì coi lại. Xã hội luôn biết sắp xếp và đào thải mà.
Trả lờiXóaBác Hải ới! đó là một phần của sự đa dạng trong XH. Phải nhìn theo hướng tích cực là nhờ "nó" mà hình ảnh các chiến sỹ trẻ, các thanh niên tình nguyện dấn thân mới đẹp hơn lên!
Trả lờiXóaBài viết khá sâu sắc
Trả lờiXóaRõ là những thứ đớn hèn, vô liêm sỉ, là những con ngựa nhảy điệu Hàn Quốc. Nhưng những "thép" kia, chiến đấu vì Đảng chứ không vì tổ quốc, vì sự tiến bộ của dân tộc thì chiến đấu làm gì??
Trả lờiXóaTui U60, nhìn những tấm ảnh "tân thời" trên trong đầu cũng nhiều phản ứng dữ dội lắm! Hình ảnh những người lao động, những chiến sĩ bảo vệ biên cương hải đảo của tổ quốc đẹp lắm. Chỉ có điều, sao lại mang những thứ này so sánh với nhau?
Trả lờiXóaPhải chăng cũng là một kiểu giáo điều.
Trên cùng con phố, đi qua một đám tang, một đám cưới, đám rước ta nên có một biểu cảm thích hợp.
Không nên mang việc nhà đến cơ quan, cũng như đừng mang bộ mặt "bị xếp mắng" về nhà.
Những cổ động viên cuồng nhiệt của một đội bóng rất có thể là một biểu tình viên năng nổ (nếu họ nhận thức sâu sắc việc cần biểu tình).
Vâng tui nghĩ rằng dân chủ tự do là làm sao để mỗi người được tự do lưa chọn công việc, thái độ biểu cảm phù hợp với nhận thức của họ.
Chỉ trích không bao giờ là giải pháp thuyết phục.
Em cũng muốn văng một câu chửi quá đi ạ.
Trả lờiXóaVấn đề là những " mẻ thép " này từ lò nào đúc ra ? Từ " mái trường TBCN " hay " mái trường XHCN "??? .
Trả lờiXóaCái gì đã xảy ra đối với thế hệ trẻ bây giờ vậy ? Những viên xỉ còn dùng lót đường được chứ bọn này chả biết dùng để làm gì. Vậy mà báo chí hàng ngày cứ đăng tải những tin như thế đấy, buồn và cảm thấy xấu hổ vô cùng khi thấy "một bộ phận không nhỏ" thanh niên Việt Nam lại có những hành động như thế.
Trả lờiXóaThế hệ thanh niên 'rườn cột nước nhà ' mà như vầy, hỏi không mất nước mới là chuyện lạ
Trả lờiXóaThế đấy, mấy cái "của nợ" ấy sẽ sẵn sàng rút dao, mã tấu ra khi ai đó đụng vào cái gọi là "sỹ diện" của nó. Loại đó là thép chưa được tôi, loại phôi hỏng rỉ sét.
Trả lờiXóaThằng quỳ gối vì gái kia thật là nhục quá sức !Uổng công bố mẹ nó vất vả nuôi nó ăn học kỳ vọng nó nên người, thế mà nó như thế...!
Trả lờiXóaThôi, cũng phải thương cho đám 'của nợ' một tý với chứ. Hệ thống giá trị của cái thời mạt pháp bây giờ ở xứ ta, khiến thanh niên, con trẻ rất khó khăn để tìm ra 'lẽ yêu đời'. Họ đành làm những 'fan cuồng', những kẻ học lỏm, học mót lối yêu đương, dâng hiến èo uột, ướt nát mà lại tưởng đó là 'chết vì tình' đáng trọng...
Trả lờiXóaChúng ta hãy cùng thương cho số 'của nợ' ấy, tìm cách giúp chúng vượt khó và tự hào về rất đông lũ 'chúng nó', đa phần là con nhà nghèo, ở quê,trưởng thành trong khó khăn, gian khổ của gia đình, quê hương và đất nước. Chúng nó cũng hồn nhiên lắm, không biết và không bao giờ dám nghĩ những hành động bình thường của chúng nó lại là hành vi anh hùng của thế hệ trẻ VN.
Tôi cũng la một ông già đây. Các cháu nầy không phải là con cái nhà nghèo đâu bác ơi, hãy nhìn cách ăn mặc và bó hoa đồ sộ như vậy... Tôi chưa bao giờ "dám" mua một bó hoa như vậy để tặng mẹ hay vợ mình. Xa xí và không cần thiết. Nhưng chúng ta nên nhìn các cháu nầy một cách thoáng hơn, giáo dục ở học đường và ở mỗi gia đình rất cần thiết và đúng cách để mọi tầng lớp thanh niên đều có ý thức trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng và với tổ quốc.
Xóalen dong tap the
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chum-anh-fans-viet-ngu-va-vat-tai-san-bay-cho-than-tuong-667909.htm
Đúng là xã hội ?! vẫn có 1 số chú có những hành động chả ra thế nào..... hâm, điên, gì gì đó cũng chưa phải. có lẽ là 8 vía anh Hải nhỉ
Trả lờiXóaĐã nhiều lần tôi tự chửi tục khi thấy cảnh Fan hâm khóc và quỳ gối của lũ điên này.Ai cũng điên rồ,đớn hèn chịu nhục như lũ này thì không hiểu đất nước xẽ đi về đâu.
Trả lờiXóaĐúng là một lũ dở hơi.
Chấn Phong.
Xin lỗi bác Hải vì lại phải chửi tục.
Trả lờiXóatôi chỉ goi bọn này "cục nợ", nuôi chỉ để lấy ph...
Nhưng trên tất cả là nỗi thất vọng về một nền giáo dục toàn "ăn xổi"..
Xin phép MTH cho mình đem bài về FB: http://www.facebook.com/thang.nguyennam.52
Trả lờiXóaĐây là tội của cả một hệ thống thông tin truyền thông: phim ảnh, báo chí, sự giả dối trong giáo dục mà xã hội sẽ phải trả giá ít nhất là 1 thế hệ nữa. Đau xót hơn là mặc dù có vẻ coi các hành động này là phản cảm nhưng các tờ báo nhà ta vẫn coi nó như một thứ để lôi kéo độc giả mới buồn, biết là độc mà vẫn bán, vẫn mua thì làm thế nào bây giờ.
Trả lờiXóaLÀ ĐỨNG NAM NHI THÌ CẦN QUÁCH GÌ MÀM LÀM BA CÁI TRO KHÙNG KHUNG ĐIÊN ĐIÊN NHƯ THẾ CHỨ ,ĐÚNG LÀ KHÙNG QUÁ NẶNG RỒI ,THỬ HỎI KHI Ở NHÀ LÀM SAI TRÁI BỐ BẮT QUỲ THÌ TỤI NÓ CHẮC GÌ ĐẢ QUỲ NHƯ VẬY ,THỬ HỎI TRO GIA ĐÌNH ANH EM HỌ HÀNG CÓ CHUYỆN THƯƠNG TÂM HỌ CÓ RƠI NƯỚC MẮT NHƯ VẬY KHÔNG ,ĐÚNG LÀ TRÒ HỀ CỦA THANH THIẾU NIÊN BÂY GIỜ
Trả lờiXóaMột căn bệnh truyền nhiễm! Thất vọng về lứa mầm non của đất nước
XóaKhông thể hiểu nổi thanh niên thời nay thế nào nữa. Chán quá.
Trả lờiXóanhững thứ chính đáng đều bị cấm thì các cháu còn biết làm gì ngoài khóc thương cho những thần tượng (thực chất là những kẻ ất ơ, xa lạ, vô lương...)
Trả lờiXóaSinh viên mà kiểu này thì mai mốt làm được gì cho Xã hội. No ăn rửng mỡ!
Trả lờiXóaBài viết rất hay & rất tâm huyết! Nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên dân Việt mình tôn thờ thần tượng đâu bác ạ. Chúng ta cũng đã & đang tôn thờ thần tượng đấy thôi. Liệu mấy người đã nhận ra!
Trả lờiXóaThế mới là xã hội. Không có mấy cục xỉ, lấy gì so sánh để biết thép là thép. Bác Hải viết thì đúng rồi, các bác viết còm cũng đúng rồi. Vậy các bác làm gì nữa?
Trả lờiXóaThật buồn phải không các ông/bà/anh/chị? Tiến Đặng là thầy giáo nên rất chia sẻ với nỗi bức xúc của tác giả bài viết.
Trả lờiXóaMười lần gọi sinh viên đứng lên trả lời là cả mười lần phải nhắc: anh/chị đứng thẳng người lên, trả lời và trao đổi cùng tôi, chúng ta cùng trò chuyện. Tôi không thể trò chuyện với người có cái dáng đứng mang đầy chất... tôi tớ như vậy.
Nói như thế để thấy, cái nền giáo dục của chúng ta nó kém cỏi như thế nào trong việc dạy cho con người biết đứng thẳng trên đôi chân của mình, biết nghĩ bằng cái đầu của mình, biết nói tiếng nói của mình. Tức là những con người có tư cách độc lập.
Thôi biết làm thế nào được khi cái cần có thì nó lại chưa có.
bài này mà đưa lên báo hằng ngày lại quá hay,cái này khi em còn trẻ đã thấy chướng tai gai mắt.Em cũng có suy nghĩ như bác Hải lâu rồi nhưng ko viết được như bác!Sự toàn vẹn lãnh thổ,khoa học kĩ thuật,kinh tế quốc gia,kĩ thuật quân sự... giới trẻ giờ ko cần quan tâm.
Trả lờiXóaHọ muốn thể hiện như vậy để chứng tỏ bản thân,nhưng đâu biết rằng suy nghĩ đã bị lạc lối nếu ko muốn nói thẳng là nhảm,cám ơn anh Hải!
Cơ mà tại sao lại sinh ra nhiều của nợ thế nhỉ?
Trả lờiXóaTrước đây 10 năm tôi không ưa các "bọn fan" này. Nay thì tôi chấp nhận và thông cảm cho những việc "kỳ cục" mà tuổi trẻ (và ngay cả già đi nữa) làm. Vả lại những việc này không làm hại đến ai. Họ sẽ trưởng thành trong vài năm chứ không như vậy mãi. Cậu thanh niên quỳ dưới mưa biết đâu sẽ trở thành một người rất là hữu dụng cho xã hội. Tuổi trẻ là như vậy đó. Theo tôi một xã hội tự do và nhân bản thì không nên khe khắt và áp đặt với con người. Nên để họ sống và suy nghĩ tự do miễn sao họ đừng gây tổn thương đến người khác. Cám ơn anh Hải đã chia xẻ suy nghĩ về những hiện tượng của tưổi trẻ.
Trả lờiXóabon khung ay ma..
Trả lờiXóaKhóc là nhục, rên hèn, van yếu đuối
Trả lờiXóaVà dại khờ là một lũ...
Nhìn thấy mấy cái thằng đó sao mà chướng mắt thế không biết! Nhưng thử nghĩ xem: truyền thông có vai trò gì ở đây?
Nền giáo dục nào tạo nên bọn đớn hèn này? Nhìn đám của nợ này sôi gan hết biết.
Trả lờiXóaCám ơn bác Hải có một bài báo thú vị,sâu sắc để đọc và suy ngẫm. Chẳng nhẽ chúng ta cứ để những thế hệ tương lai suy nghĩ và hành động như vậy sao? Vấn đề ở đây là giải pháp nhưng có vẻ như thật sự khó thay đổi họ ! Tiếc rằng các nhà báo mạng cứ đưa tin và tu mù không bình luận gì cả như một sự cổ động cho hàng động thái quá này.
Trả lờiXóaBài viết của anh Hải rất hay! Theo suy nghĩ của em thì cái bọn này chỉ là quân ăn hại đái nát. Nhưng đáng buồn là cái bọn này đang nhan nhản trong xã hội.
Trả lờiXóaTôi tự hỏi rằng anh Hải quan niệm xã hội là một tập hợp người đa dạng, đa nhân cách hay là một tập thể robot? Tôi không đánh giá chuyện quỳ gối dưới mưa của bạn trai nọ hay cảnh khóc lóc thần tượng của những nam thanh niên kia là đúng, nhưng tôi cho rằng họ có quyền làm chuyện đó, miễn là nó không gây hại tới ai.
Trả lờiXóaCách hay hơn khi phản ứng với những biểu hiện của nhóm thanh niên kia là phớt lờ. Họ sẽ tự điều chỉnh dần dần. Báo chí xúm vào đánh hôi chỉ tăng thêm mức "hấp dẫn" của nó mà thôi.
Theo tôi, những thanh niên kia bị yếu nhân cách, giống như những người sinh ra có thể trạng yếu đuối vậy. Xã hội hay rủ lòng thương tới những người bị khuyết tật cơ thể nhưng lại chà đạp những người bị yếu ớt tính cách. Đó không phải là cách hành xử văn minh và chứng tỏ rằng xã hội ấy hiểu biết về con người quá sơ sài. Nói cho cùng, con người hơn những sinh vật khác là ở bộ não, ở khả năng tư duy chứ không phải là đi bằng 2 chân. Khác biệt trong tư duy, suy nghĩ, tính cách đáng được chú trọng, nghiên cứu để tạo ra những cá thể khỏe mạnh hơn.
mình sẽ đăng nó 10 ngày trên fb liên tục.
Trả lờiXóaNhìn cái bản mặt cái thằng "thanh niên" này sao thấy nó hèn hạ và khôn nạn đến cùng cực của sư hèn hạ.
Trả lờiXóaKhông biết cái thằng "thanh niên" này có bao giờ quy gối xin lỗi Ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô...khi phạm lỗi chưa??
Thanh niên Việt Nam bây giờ có cái LOẠI này hơi bị nhiều.XÓT XA quá đi. Tương lai tổ quốc, chủ quyền biên cương lãnh hải còn trông chờ gì vào cái loại "thanh niên" hèn hạ như thế này
Bài viết của bạn quá hay. Tôi đặc biệt thích và cảm động khi xem bức ảnh được minh họa trong bài viết. Hình ảnh "Con" đẩy thuyền cho "Mẹ" - "Mẹ" nắm chặt bàn tay "Con" như muốn truyền thêm hơi ấm và nghị lực cho người chiến sĩ trẻ. Bức ảnh quá lay động lòng người.
Trả lờiXóaTrời ơi, sao lại có những thằng mang danh là đàn ông nhưng tính cách không biết của con gì thế này! "Đàn ông chỉ khóc 2 lần trong đời",mấy thằng này chắc cho ra biên giới, sống vất vả tí chắc chúng nó...tự tử mất!
Trả lờiXóaTôi thấy ko có gì đáng lo cả. Bọn này mà đau hoặc đói thì chỉ kêu "mẹ ơi!" thôi. Làm gì còn nghĩ đến thần tượng. Chưa đói khổ thì rững mỡ thế thôi.
Trả lờiXóaPhải xét công bằng bác Hải ạ. Ai đã tạo ra những con người ấy? Cha mẹ chỉ sinh con, còn xã hội sinh ra tính nết. Có những thằng trai hèn hạ đó cũng 1 phần do cái xã hội này tạo nên. Ai tạo nên xã hội này? Tôi không nghĩ ở Việt Nam là nhân dân mà là do đám quan lại. Sống đớn hèn trước đám "đàn anh Phương Bắc" thì cũng làm cho một bộ phận không nhỏ nhân dân đớn hèn theo thôi. "Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh" mà?
Trả lờiXóakhông biết nói sao nữa
Trả lờiXóa.
đàn ông con trai mà khóc bù lu bù loa vì 1 chuyện không ra gì , lại còn quỳ gối - tự hành hạ bản thân chỉ vì 1 đứa con gái mà chưa chắc sau này có ăn đời ở kiếp vs chúng nó không???
thật là đáng trách thật.....
thứ như zầy , cần đào thải cáng sớm càng tốt
Chuẩn không cần chỉnh : " của nợ". Bác Hải mô tả bằng từ này đầy biểu cảm và rất chính xác. Cảm ơn Bác về bài này.
Trả lờiXóa