Đàm Hà Phú - Tôi đến Hà Nội vài lần, lần đầu là năm tôi 18 tuổi.
Ngồi 2 ngày liền trên một cái thùng đạn cũ đằng sau một chiếc xe tải chở hàng khởi hành từ Nha Trang, tôi đi qua nhiều nơi, thành phố, thị trấn, làng mạc, đồng quê…trước khi đến với Hà Nội.
Tôi cứ ngỡ mình sẽ cảm thấy lạ lẫm, bàng hoàng một cảm xúc đặc biệt khi đặt chân đến thủ đô, nhưng không, không có một chút gì, thậm chí mọi thứ còn ánh lên một cảm giác thân thuộc, tôi như một đứa trẻ trở về nhà sau một chuyến nghỉ hè.
Khi rời Hà Nội, cũng lắc lư trên cái thùng đạn sau mui xe ấy, tôi đã cảm thấy mùi của một cuộc chia ly, tôi bất giác khẽ hát: “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu, bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều"..
2.
Những kẻ làm thơ và mê giang hồ như tôi có lẽ đã tiến hóa từ một loài bò sát nào đó, bằng chứng là tôi vô cùng thích nước, thích tụ tập ở những chỗ có nước.
Hà Nội có thật nhiều nước. Sông Hồng lộng gió, Hồ Tây mênh mông, Hồ Gươm trầm mặc… chỗ nào cũng có sức hút mãnh liệt đối với tôi, như một bản năng.
Cho dù bận rộn với những hành trình, cho dù dưới cái rét cắt da hay trong cái nóng căng người, mỗi khi đến Hà Nội, tôi luôn dành thời gian cho nước, một ít cho Sông Hồng, một ít cho Hồ Tây, và những rặng liễu ở Hồ Gươm đã bắt đầu nhớ tôi.
Mọi thứ ở Hà Nội có thể đã khác, đã thay đổi nhiều (kể cả 36 phố phường), nhưng nước ở Hà Nội thì không hề, tôi luôn có cảm giác như nước ở Hồ Gươm đã xanh như thế từ khi chưa có con người và sẽ còn xanh như thế đến khi không còn con người.
3.
Tôi thích đọc “Thương Nhớ Mười Hai” của Vũ Bằng, tất nhiên là vì tôi ham ăn, nhưng còn một lý do khác, mơ hồ hơn, tôi có luôn cảm tưởng như mình vừa đi ra từ những dòng chữ ấy, như nó đang kể một câu chuyện về tôi hay chính xác hơn tôi đang sống trong những câu chuyện ấy, cũng lững thững đi trên con phố mùa đông, tìm ăn món ăn mình ưa thích, lắng lòng nhìn mặt hồ…
Dạo này ít ai nhắc đến Vũ Bằng, kể cả trong dịp một ngàn năm. Người Hà Nội mà không nhớ Vũ Bằng thì thật là dở vì chính những tâm hồn tài hoa như ông đã làm cho nhiều người, rất nhiều người, đem lòng yêu Hà Nội khi họ chưa hề biết đến Hà Nội.
4.
Cũng như mọi chốn khác, Hà Nội luôn có vấn đế của nó, một hoặc nhiều vấn đề, đơn giản hoặc đang ở mức báo động, dù sao, tôi cũng không muốn những vấn đề đó làm ảnh hướng đến cảm xúc khi tôi viết những dòng này, cho nên, chừng nào nước ở Hồ Gươm không còn xanh và nước ngoài Sông Hồng không còn đỏ, chừng nào con chim sẻ ngô không còn bay trên những bãi bồi, những triền đê lộng gió, chừng nào rượu Nếp Cái Hoa Vàng uống vào không say, thì tôi mới không còn yêu Hà Nội.
5.
Thực ra, Hà Nội luôn gần hơn bạn nghĩ
-------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Ngồi 2 ngày liền trên một cái thùng đạn cũ đằng sau một chiếc xe tải chở hàng khởi hành từ Nha Trang, tôi đi qua nhiều nơi, thành phố, thị trấn, làng mạc, đồng quê…trước khi đến với Hà Nội.
Tôi cứ ngỡ mình sẽ cảm thấy lạ lẫm, bàng hoàng một cảm xúc đặc biệt khi đặt chân đến thủ đô, nhưng không, không có một chút gì, thậm chí mọi thứ còn ánh lên một cảm giác thân thuộc, tôi như một đứa trẻ trở về nhà sau một chuyến nghỉ hè.
Khi rời Hà Nội, cũng lắc lư trên cái thùng đạn sau mui xe ấy, tôi đã cảm thấy mùi của một cuộc chia ly, tôi bất giác khẽ hát: “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu, bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều"..
2.
Những kẻ làm thơ và mê giang hồ như tôi có lẽ đã tiến hóa từ một loài bò sát nào đó, bằng chứng là tôi vô cùng thích nước, thích tụ tập ở những chỗ có nước.
Hà Nội có thật nhiều nước. Sông Hồng lộng gió, Hồ Tây mênh mông, Hồ Gươm trầm mặc… chỗ nào cũng có sức hút mãnh liệt đối với tôi, như một bản năng.
Cho dù bận rộn với những hành trình, cho dù dưới cái rét cắt da hay trong cái nóng căng người, mỗi khi đến Hà Nội, tôi luôn dành thời gian cho nước, một ít cho Sông Hồng, một ít cho Hồ Tây, và những rặng liễu ở Hồ Gươm đã bắt đầu nhớ tôi.
Mọi thứ ở Hà Nội có thể đã khác, đã thay đổi nhiều (kể cả 36 phố phường), nhưng nước ở Hà Nội thì không hề, tôi luôn có cảm giác như nước ở Hồ Gươm đã xanh như thế từ khi chưa có con người và sẽ còn xanh như thế đến khi không còn con người.
3.
Tôi thích đọc “Thương Nhớ Mười Hai” của Vũ Bằng, tất nhiên là vì tôi ham ăn, nhưng còn một lý do khác, mơ hồ hơn, tôi có luôn cảm tưởng như mình vừa đi ra từ những dòng chữ ấy, như nó đang kể một câu chuyện về tôi hay chính xác hơn tôi đang sống trong những câu chuyện ấy, cũng lững thững đi trên con phố mùa đông, tìm ăn món ăn mình ưa thích, lắng lòng nhìn mặt hồ…
Dạo này ít ai nhắc đến Vũ Bằng, kể cả trong dịp một ngàn năm. Người Hà Nội mà không nhớ Vũ Bằng thì thật là dở vì chính những tâm hồn tài hoa như ông đã làm cho nhiều người, rất nhiều người, đem lòng yêu Hà Nội khi họ chưa hề biết đến Hà Nội.
4.
Cũng như mọi chốn khác, Hà Nội luôn có vấn đế của nó, một hoặc nhiều vấn đề, đơn giản hoặc đang ở mức báo động, dù sao, tôi cũng không muốn những vấn đề đó làm ảnh hướng đến cảm xúc khi tôi viết những dòng này, cho nên, chừng nào nước ở Hồ Gươm không còn xanh và nước ngoài Sông Hồng không còn đỏ, chừng nào con chim sẻ ngô không còn bay trên những bãi bồi, những triền đê lộng gió, chừng nào rượu Nếp Cái Hoa Vàng uống vào không say, thì tôi mới không còn yêu Hà Nội.
5.
Thực ra, Hà Nội luôn gần hơn bạn nghĩ
-------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Hà Nội luôn ở trong tôi, nó không có khoảng cách xa hay gần. Tôi sinh ra ở nhà thương Đồn Thủy, bây giờ gọi là gì tôi cũng chẳng nhớ, lớn lên ở đó, hạnh phúc và khổ đau cũng đã gửi lại đó, để ra đi vì cuộc mưu sinh. Dẫu ở đâu, Hà Nội vẫn luôn ở cùng tôi.
Trả lờiXóa