Đoàn Phú Hòa - Thời gian gần đây trên báo chí đề cập nhiều đến các khoản thuế, mà người dân phải hoặc sẽ phải nộp, trong khi với thu nhập ít ỏi của mình, thì bản thân người lao động đang phải tính từng đồng, để lo toan được cuộc sống chật vật của bản thân, của gia đình mình với vật giá leo thang hàng ngày.
Thuế là nguồn thu nhập lớn nhất của tất cả các nước, vì vậy việc thu thuế để đảm bảo Ngân sách Nhà nước là điều tất nhiên và phải làm.
Tất cả các Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, cũng như những người kinh doanh cá thể phải có trách nhiệm đóng thuế. Tôi đã thấy rất nhiều khẩu hiệu nói "đóng thuế là nghĩa vụ", nhưng tôi cho rằng đó là: "Trách nhiệm của mỗi công dân".
Nhiều nước trên thế giới (nhất là Mỹ), coi việc trốn thuế là một trong những tội nặng nhất và không ít các Công ty có lợi nhuận khổng lồ cũng như các ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng có thu nhập hàng chục triệu đô la mỗi năm, đã phải ra Tòa cho việc này.
Đảm bảo thu thuế cho Nhà nước, nhưng đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến đời sống của người dân là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.
Tôi hiểu một điều rằng: Không bao giờ có được sự hòa thuận trong lĩnh vực này, vì chẳng ai muốn bỏ thêm bất kỳ xu nào, để chi trả cho những khoản mà họ không muốn chi, mặc dù với nhà chức trách thì đó là điều cần thiết.
Trong khi Nhà nước cần có nhiều tiền để đảm bảo Ngân sách thì có một khu vực có thu nhập rất lớn, rất nhiều tiền thì Bộ Tài chính lại bỏ qua.
Khu vực mà tôi muốn nói đây chính là thu nhập hàng năm của các nhà chùa, được rải trên khắp đất nước Việt Nam.
Tôi có thể khẳng định một điều: Nếu một ngày nào đó, mà có cơ quan chức năng nào làm sáng tỏ được việc này, như câu hỏi đang được đặt ra “Ai là người quản lý tiền công đức nhà chùa”, thì chắc không ít người sẽ ngã bổ chửng về số lượng tiền khủng khiếp, mà các nhà chùa đang nắm trong tay.
Tôi đã được nhìn thấy những tờ 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 đồng và với những mệnh giá to hơn nữa được nhét chi chít ở mọi chỗ trong chùa tại thời điểm Tết Nguyên đán, những ngày rằm hoặc ngày lễ ... từ lượng người đi chùa đông hơn trẩy hội.
Tôi được nghe kể rằng: Có những chùa, cứ đến cuối ngày thì số tiền ấy được gom lại, xếp thành từng tập theo mệnh giá của chúng, để rồi những ngày hôm sau, một phần không ít trong số này sẽ được xuất hiện tại những điểm đổi tiền tư nhân trước cổng chùa, chào bán cho dân thập phương với trị giá cao hơn giá trị thật của nó.
500 đồng - Thậm chí đến 10.000 hoặc 20.000 đồng không phải là to lớn gì, nhưng khi ta có trong tay vài nghìn, hoặc vài chục nghìn tờ như vậy, thì đó lại là số lượng không nhỏ một chút nào.
Có lẽ vậy nên chùa nào cũng có khá nhiều hòm “Công đức”.
Chùa càng to, càng thiêng thì số hòm “Công đức" càng nhiều và lượng tiền hàng ngày trong những hòm “Công đức” đó càng lớn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hay các ngày rằm.
Ngoài những khoản tiền nhỏ “góp gió thành bão” này, thì các nhà chùa còn có khoản thu nhập lớn hơn nhiều lần. Đó là các khoản tiền “Công đức” do mọi người đóng góp, với những lý do khác nhau.
Nếu nhìn vào bảng danh sách tại các chùa, thì ta thấy mỗi người đóng góp ít cũng một vài triệu, mà nhiều thì vài chục, vài trăm triệu.
Có những trường hợp, người ta “đóng góp” nhằm có được quyền sở hữu một ô đất nhỏ trên mảnh đất trước đó là ruộng của chùa, để làm chỗ yên nghỉ cho người thân đã quá cố với giá bằng, hoặc có khi cao hơn giá đất mặt tiền trong trung tâm thành phố.
Có những trường hợp người ta “đóng góp”, với niềm hy vọng thế giới thần linh sẽ giúp họ đạt được mong muốn của mình, trong lĩnh vực kinh doanh - tài chính (nhưng cũng có trường hợp người ta đóng góp bằng tâm của mình, chỉ vì lòng thành nơi cửa Phật)...
Với bất kỳ lý do gì chăng nữa, thì nhà chùa đều có một khoản thu nhập lớn, rất lớn mà nhiều nhà kinh doanh dù nằm mơ cũng không được.
Vì vậy có lần tôi đã nói với bạn bè của mình rằng: "Chùa chiền ở Việt Nam bây giờ cũng là một nghề kinh doanh, với thu nhập khủng mà không bao giờ sợ bị lỗ".
Để duy trì được hoạt động và đồng thời tu sửa những nơi hư hỏng, thì dĩ nhiên nhà chùa cần phải có những khoản tiền như vậy.
Đó là điều cần thiết và chính đáng, nhưng nó không công bằng ở chỗ là: Không phải trả bất kỳ đồng tiền thuế nào cho thu nhập này.
Không ai biết được thu nhập hàng năm của các chùa và cách sử dụng khoản tiền đó.
Nhà nước có thể ra qui định cho các nhà chùa phải minh bạch vấn đề này, rồi dựa vào đó thì cơ quan thuế vụ sẽ định mức thuế phải đóng hàng năm.
Với số tiền thu nhập còn lại, thì nhà chùa vẫn hoàn toàn đảm bảo được sự tồn tại của mình.
Số tiền thu thuế này sẽ được sử dụng để trùng tu các di tích lịch sử, trong đó không ít chùa chiền đang xuống cấp trên cả nước, mà không động chạm gì đến Ngân sách Nhà nước.
Tất nhiên để chống “chảy máu” Ngân sách Nhà nước, thì phải còn nhiều biện pháp khác tích cực hơn, nhưng đó lại thuộc về lĩnh vực khác, không nằm trong nội dung của bài viết này.
Viết về thu nhập của các nhà chùa, đồng thời cũng là cho các nhà thờ, nhưng trọng tâm chính vẫn là cho các chùa, vì người dân Việt Nam chủ yếu đi theo Đạo Phật và số lượng chùa chiền ở Việt Nam, cùng với qui mô của nó to lớn hơn nhiều lần so với các tôn giáo khác.
Phú Hòa
P.S: Tôi biết rằng sẽ nhiều người "ném đá" tôi và nghĩ rằng tôi dở hơi, khi cho rằng nên đánh thuế thu nhập của các nhà chùa. Có thể họ đúng và tôi sai, nhưng vì đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, nên gửi đến mọi người để tham khảo thôi. Tôi cũng biết rằng không phải bất kỳ nhà chùa nào ở Việt Nam cũng có những khoản thu nhập lớn như vậy, vì nhiều chùa ở các vùng hẻo lánh rất nghèo (có lẽ vì không thiêng?).
Tôi viết là viết về tình trạng chung thôi, chứ không đề cập cụ thể chùa nào, mặc dù tôi biết có những chùa có thu nhập hàng chục tỉ đồng/năm.
-----------------------------------------
* Bài viết do tác giả gửi đến MTH Blog.
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Thuế là nguồn thu nhập lớn nhất của tất cả các nước, vì vậy việc thu thuế để đảm bảo Ngân sách Nhà nước là điều tất nhiên và phải làm.
Tất cả các Doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, cũng như những người kinh doanh cá thể phải có trách nhiệm đóng thuế. Tôi đã thấy rất nhiều khẩu hiệu nói "đóng thuế là nghĩa vụ", nhưng tôi cho rằng đó là: "Trách nhiệm của mỗi công dân".
Nhiều nước trên thế giới (nhất là Mỹ), coi việc trốn thuế là một trong những tội nặng nhất và không ít các Công ty có lợi nhuận khổng lồ cũng như các ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi tiếng có thu nhập hàng chục triệu đô la mỗi năm, đã phải ra Tòa cho việc này.
Đảm bảo thu thuế cho Nhà nước, nhưng đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến đời sống của người dân là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.
Tôi hiểu một điều rằng: Không bao giờ có được sự hòa thuận trong lĩnh vực này, vì chẳng ai muốn bỏ thêm bất kỳ xu nào, để chi trả cho những khoản mà họ không muốn chi, mặc dù với nhà chức trách thì đó là điều cần thiết.
Trong khi Nhà nước cần có nhiều tiền để đảm bảo Ngân sách thì có một khu vực có thu nhập rất lớn, rất nhiều tiền thì Bộ Tài chính lại bỏ qua.
Khu vực mà tôi muốn nói đây chính là thu nhập hàng năm của các nhà chùa, được rải trên khắp đất nước Việt Nam.
Tôi có thể khẳng định một điều: Nếu một ngày nào đó, mà có cơ quan chức năng nào làm sáng tỏ được việc này, như câu hỏi đang được đặt ra “Ai là người quản lý tiền công đức nhà chùa”, thì chắc không ít người sẽ ngã bổ chửng về số lượng tiền khủng khiếp, mà các nhà chùa đang nắm trong tay.
Tôi đã được nhìn thấy những tờ 500, 1.000, 2.000, 5.000, 10.000 đồng và với những mệnh giá to hơn nữa được nhét chi chít ở mọi chỗ trong chùa tại thời điểm Tết Nguyên đán, những ngày rằm hoặc ngày lễ ... từ lượng người đi chùa đông hơn trẩy hội.
Tôi được nghe kể rằng: Có những chùa, cứ đến cuối ngày thì số tiền ấy được gom lại, xếp thành từng tập theo mệnh giá của chúng, để rồi những ngày hôm sau, một phần không ít trong số này sẽ được xuất hiện tại những điểm đổi tiền tư nhân trước cổng chùa, chào bán cho dân thập phương với trị giá cao hơn giá trị thật của nó.
500 đồng - Thậm chí đến 10.000 hoặc 20.000 đồng không phải là to lớn gì, nhưng khi ta có trong tay vài nghìn, hoặc vài chục nghìn tờ như vậy, thì đó lại là số lượng không nhỏ một chút nào.
Có lẽ vậy nên chùa nào cũng có khá nhiều hòm “Công đức”.
Chùa càng to, càng thiêng thì số hòm “Công đức" càng nhiều và lượng tiền hàng ngày trong những hòm “Công đức” đó càng lớn, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hay các ngày rằm.
Ngoài những khoản tiền nhỏ “góp gió thành bão” này, thì các nhà chùa còn có khoản thu nhập lớn hơn nhiều lần. Đó là các khoản tiền “Công đức” do mọi người đóng góp, với những lý do khác nhau.
Nếu nhìn vào bảng danh sách tại các chùa, thì ta thấy mỗi người đóng góp ít cũng một vài triệu, mà nhiều thì vài chục, vài trăm triệu.
Có những trường hợp, người ta “đóng góp” nhằm có được quyền sở hữu một ô đất nhỏ trên mảnh đất trước đó là ruộng của chùa, để làm chỗ yên nghỉ cho người thân đã quá cố với giá bằng, hoặc có khi cao hơn giá đất mặt tiền trong trung tâm thành phố.
Có những trường hợp người ta “đóng góp”, với niềm hy vọng thế giới thần linh sẽ giúp họ đạt được mong muốn của mình, trong lĩnh vực kinh doanh - tài chính (nhưng cũng có trường hợp người ta đóng góp bằng tâm của mình, chỉ vì lòng thành nơi cửa Phật)...
Với bất kỳ lý do gì chăng nữa, thì nhà chùa đều có một khoản thu nhập lớn, rất lớn mà nhiều nhà kinh doanh dù nằm mơ cũng không được.
Vì vậy có lần tôi đã nói với bạn bè của mình rằng: "Chùa chiền ở Việt Nam bây giờ cũng là một nghề kinh doanh, với thu nhập khủng mà không bao giờ sợ bị lỗ".
Để duy trì được hoạt động và đồng thời tu sửa những nơi hư hỏng, thì dĩ nhiên nhà chùa cần phải có những khoản tiền như vậy.
Đó là điều cần thiết và chính đáng, nhưng nó không công bằng ở chỗ là: Không phải trả bất kỳ đồng tiền thuế nào cho thu nhập này.
Không ai biết được thu nhập hàng năm của các chùa và cách sử dụng khoản tiền đó.
Nhà nước có thể ra qui định cho các nhà chùa phải minh bạch vấn đề này, rồi dựa vào đó thì cơ quan thuế vụ sẽ định mức thuế phải đóng hàng năm.
Với số tiền thu nhập còn lại, thì nhà chùa vẫn hoàn toàn đảm bảo được sự tồn tại của mình.
Số tiền thu thuế này sẽ được sử dụng để trùng tu các di tích lịch sử, trong đó không ít chùa chiền đang xuống cấp trên cả nước, mà không động chạm gì đến Ngân sách Nhà nước.
Tất nhiên để chống “chảy máu” Ngân sách Nhà nước, thì phải còn nhiều biện pháp khác tích cực hơn, nhưng đó lại thuộc về lĩnh vực khác, không nằm trong nội dung của bài viết này.
Viết về thu nhập của các nhà chùa, đồng thời cũng là cho các nhà thờ, nhưng trọng tâm chính vẫn là cho các chùa, vì người dân Việt Nam chủ yếu đi theo Đạo Phật và số lượng chùa chiền ở Việt Nam, cùng với qui mô của nó to lớn hơn nhiều lần so với các tôn giáo khác.
Phú Hòa
P.S: Tôi biết rằng sẽ nhiều người "ném đá" tôi và nghĩ rằng tôi dở hơi, khi cho rằng nên đánh thuế thu nhập của các nhà chùa. Có thể họ đúng và tôi sai, nhưng vì đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, nên gửi đến mọi người để tham khảo thôi. Tôi cũng biết rằng không phải bất kỳ nhà chùa nào ở Việt Nam cũng có những khoản thu nhập lớn như vậy, vì nhiều chùa ở các vùng hẻo lánh rất nghèo (có lẽ vì không thiêng?).
Tôi viết là viết về tình trạng chung thôi, chứ không đề cập cụ thể chùa nào, mặc dù tôi biết có những chùa có thu nhập hàng chục tỉ đồng/năm.
-----------------------------------------
* Bài viết do tác giả gửi đến MTH Blog.
* Hình ảnh trong bài chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
đầu năm đi đền bá Chúa thăm thú, em được chứng kiến đại gia vác cả tỉ đồng đi sắm lễ, nể các chùa thật
Trả lờiXóaBác PH sợ ném đá thì đừng viết, tất cả nhưng cơ sở tôn giáo không phải là cơ sở kinh doanh, nên rất khó để tính toán mỗi chùa phải đóng bao nhiêu mỗi tháng và phải có người quản lý khia báo ai làm việc này bác nhá.
Trả lờiXóaThích bài viết nầy nhất. "1 anh dám viết, 1 anh dám đăng". Có lần bạn bè và người thân hỏi mình ở VN kinh doanh gì tốt nhất? mình đã trả lời :"xây chùa, mướn sư,và đặt hòm công đức" thế là mình bị ném đá.
Trả lờiXóaMột ý tưởng vô cùng tuyệt vời.
XóaBác Mai Thanh Hải ơi, nhà chùa nào cũng có một ban thủ quỹ, số tiền công đức vào sẽ được duy trì cho việc cúng lễ, tu bổ... tại chùa và các việc từ thiện xã hội khác. Số tiền đó cũng là tiền đóng góp tự nguyện của những người Phật tử và cả của những người đi lễ khác. Một vị trụ trì của ngôi chùa to như vậy, nhưng là chùa của dân, của làng xã, còn bản thân ông thầy cũng chỉ có một căn phòng vừa ở thôi. Không thể xem cái nơi tín ngưỡng cũng như một công ty được. Tôi cho rằng cần minh bạch tiền công đức là được, có nghĩa rằng số tiền đó phải được theo dõi bằng số sách và có một tập thể quản lý minh bạch, tránh cá nhân lạm dụng, mà điều này chủ yếu rơi vào những ngôi chùa di tích khi các ban quản lý di tích nhúng tay vào.
Trả lờiXóaCòn nếu nói phải đánh thuế nhà chùa, thì phải đánh thuế tất cả các tôn giáo khác, vì bản chất của các tôn giáo, người dân đi lễ, hay người theo tôn giáo đều "công đức" tiền vào cơ sở thờ tự cả. Nói chung là cần quản lý tiền một cách minh bạch. Nếu có đóng thuế thì công bằng với tất cả tôn giáo không riêng gì nhà chùa bác Mai Thanh Hải nhỉ!
Đảm bảo là bác nói sai. "nhà chùa nào cũng có một ban thủ quỹ, số tiền công đức vào sẽ được duy trì cho việc cúng lễ, tu bổ". Sai là chắc. Em đang làm báo cáo tốt nghiệp về vấn đề Công đức đấy! Nhưng Ko hẳn là ở đâu cũng có bạn nọ ban kia đâu, ban là hình thức còn quyền hành nằm trong tay 1 người thôi. Và hình thức phổ biến là "thầu". Mà đã thầu rồi thì làm gì có được quản lý đồng tiền của họ mà đòi họ minh bạch
Xóađi tu là khổ hạnh . nhưng nhiều sư hiện nay lại rất giàu
Trả lờiXóahoan nghênh bác phú hoà, chúng ta phải lôi ra ánh sáng các khoản thu nhập khủng, thí dụ như gái bán dâm trên 10 triệu/tháng, các bác ăn mày thu nhập khủng nữa...
XóaVề việc đánh thuế tiền công đức này, theo tôi nghĩ là không khả thi lắm. Liên quan đến tôn giáo thì rất khó giải quyết, đụng chạm nhiều khía cạnh. Đây là vẫn đề người ta tự có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và minh bạch nguồn tiền họ như thế nào mà thôi.
Trả lờiXóaTại sao chỉ bắt Chùa đóng thuế thôi ? Nếu chùa phải đóng thuế thì nhà thờ cũng phải đóng thuế vì lợi tức của chùa chỉ nhờ vào những ngày rằm, ngày lễ, còn ngày thường thì toàn là "chùa bà Đanh" nên nếu có tiền người ta góp chắc không nhiều, trong khi đó thì ở nhà thờ thứ 7, chủ nhật nào cũng có lễ và mỗi con chiên đi lễ được trao cái thúng quyên tiền . Tâm lý anh không bỏ tiền vào thúng thì quê (trừ khi quá nghèo) cho nên lợi tức ở nhà thờ lớn hơn chùa gấp bội mà đâu có phải đóng thuế .
XóaNói chung, Việt Nam đã vào WTO mà ở các nước khác không buộc chùa, nhà thờ phải đóng thuế thì việc nước ta bắt các cơ sở này đóng thuế là một bước đi liều lĩnh, có thể bị cả thế giới lên án .
Tại sao chỉ bắt Chùa đóng thuế thôi ? Nếu chùa phải đóng thuế thì nhà thờ cũng phải đóng thuế vì lợi tức của chùa chỉ nhờ vào những ngày rằm, ngày lễ, còn ngày thường thì toàn là "chùa bà Đanh" nên nếu có tiền người ta góp chắc không nhiều, trong khi đó thì ở nhà thờ thứ 7, chủ nhật nào cũng có lễ và mỗi con chiên đi lễ được trao cái thúng quyên tiền . Tâm lý anh không bỏ tiền vào thúng thì quê (trừ khi quá nghèo) cho nên lợi tức ở nhà thờ lớn hơn chùa gấp bội mà đâu có phải đóng thuế .
XóaNói chung, Việt Nam đã vào WTO mà ở các nước khác không buộc chùa, nhà thờ phải đóng thuế thì việc nước ta bắt các cơ sở này đóng thuế là một bước đi liều lĩnh, có thể bị cả thế giới lên án .
Nếu bác đọc kỹ thì bác sẽ thấy là tôi có viết cho cả nhà thờ và các tôn giáo khác đấy. Ở đâu thì tôi không biết nhưng tại nơi tôi ở thì các Tòa giám mục là đại diện cho các nhà thờ trong địa phận họ quản lý phải có trách nhiệm báo cáo tài chính và đóng thuế đó bác ạ.
Xóaanh Hải ơi, theo thông lệ từ xưa tới nay trên các nước đang phát triển thì các nguồn thu của nhà thờ, chùa chiền không bị đánh thuế. Các khoản góp cho nhà thờ tại Mỹ còn được tính khấu trừ thuế thu nhập anh ạ
Trả lờiXóaBạn Phú Hòa nói không trung thực. Ngay cái tiêu đề bài viết là bạn đã cho người đọc biết là bài viết về CHÙA rồi, thế mà bạn bảo rằng cả phải đọc kỷ, nếu thấy công bằng, phù hợp với luật pháp thì cứ lên tiếng thế thôi. Tôi nghĩ nhà nước không quan tâm như bạn tưởng. Còn bạn bảo rằng Tòa giám mục là đại diện cho các nhà thờ trong địa phận họ quản lý phải có trách nhiệm báo cáo tài chính và đóng thuế là nói ẩu. Có ý khen và đề cao Công Giáo . Thưa bạn đối với nhà nước thì tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu Công giáo đóng thuế mà các tôn giáo khác không đóng thì không yên đâu bạn ạ. Hãy chứng minh lời nói của bạn là đúng. nếu không có nghĩa là bạn viết bài tử những thành kiến tôn giáo.
Trả lờiXóaXóa
@ND (07:07 AM): Nếu đọc kỹ thì ND sẽ thấy ở phần cuối bài tôi có viết "Viết về thu nhập của các nhà chùa, đồng thời cũng là cho các nhà thờ, nhưng trọng tâm chính vẫn là cho các chùa, vì người dân Việt Nam chủ yếu đi theo Đạo Phật và số lượng chùa chiền ở Việt Nam, cùng với qui mô của nó to lớn hơn nhiều lần so với các tôn giáo khác.". Điều đó có nghĩa là tôi viết chung cho các nhà chùa và các nhà thờ nhưng vì với hoàn cảnh thực tế ở VN số lượng nhà chùa nhiều hơn nhà thờ rất nhiều nên tôi viết về nhà chùa là chính.
XóaNơi tôi ở, Tòa giám mục đại diện cho các nhà thờ trong địa phận của mình báo cáo tài chính và đóng thuế là hoàn toàn chính xác bởi vì tôi đang sống ở Czech chứ không ở Việt Nam.
Tôi không theo bất kỳ đảng phái, đạo giáo nào và tôi hoàn toàn không có thành kiến tôn giáo và cũng chẳng có lý do để đề cao Công giáo như ND nghĩ.
Như tôi đã viết trong bài thì số tiền thu được (tạm gọi nó là tiền thuế) chỉ dùng để trùng tu các di tích lịch sử, các chùa chiền đang xuống cấp trầm trọng chứ tôi hoàn toàn không nghĩ rằng sẽ để dùng vào những việc khác. Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi và nếu có thể thực hiện được thì cần phải có thời gian chuẩn bị chứ không thể áp dụng ngay được. Có nhiều chùa mà chỉ trong vòng 3 tháng thu được hàng chục tỉ thì số tiền đó sẽ do ai quản lý và sẽ được sử dụng như thế nào? Có thể gọi việc cái gia đình phải bỏ số tiền không nhỏ để có được ô đất cho người thân trên chùa là tiền công đức được không hay đó là việc mua bán thương mại núp dưới hai từ CÔNG ĐỨC?
Như tôi đã viết trong bài thì số tiền thu được này (tạm gọi là tiền thuế hay tiền đóng góp vào một quỹ đặc biệt) sẽ được dùng cho việc trùng tu các di tích lịch sử, chùa chiền đang bị xuống cấp trầm trọng.
Để làm được việc này thì trước mắt phải có minh bạch về quản lý tài chính và phải có thời gian dài để chuẩn bị chứ không thể tiến hành ngay được.
Không phải toàn bộ số tiền làm từ thiện với số lượng không hạn chế sẽ được trừ thuế đâu mà Bộ Tài Chính có qui định mấy % từ thu nhập của công ty thôi. Lý do đơn giản là nếu có thể làm từ thiện vô tội vạ như vậy thì đó chính là hình thức rửa tiền dễ dàng nhất khi hai bên thỏa thuận được với nhau.
Hoá ra ông Phú Hoà ở Séc, lại còn ở Toà Giám Mục. Vậy thì không còn gì để nói nữa. Vì ông không biết ở một số nước châu Âu, người dân còn phải đóng thuế nhà thờ. Số tiền thuế nhà thờ sẽ được rót cho những nhà thờ.
XóaCòn nói đóng thuế nhà chùa (nhằm vào chùa), thì thay vì như vậy, ông phải dùng từ “Thuế tôn giáo” và phân tích đầy đủ tình trạng tiền công đức của các tôn giáo ở VN.
Xin thưa với ông, chùa chiền bị ai phá nhiều nhất? Thực dân Pháp, Công giáo các ông, sau đó là thời kỳ bài kiến bài phong. Đất nước Việt Nam này hiện còn nghìn ngôi chùa hoang phế chưa tu sửa, bao nhiêu vùng còn trắng chưa cử được các nhà sư về hành đạo vì khó khăn trong thủ tục. Ông mới nhìn vào một số chùa xây to của các đại gia mà ông vội nói đánh thuế nhà chùa thì đúng là ông ở quá xa nên không biết. Con nhà thờ xây to đẹp thế nào,tiền ở đâu ông có biết không? Ông nói CG quản lý tiền minh bạch, sao Vatican lại bị đưa vào danh sách các nước rửa tiền. ông nói đóng thuế mà ở Ý vừa ban hành quyết định thu thuế đất (xin nói là thuế đất, chứ chưa phải thuế thu nhập) đã bị nhảy dựng lên phản đối rồi. Còn quá khứ ở, ông có biết khi CG ở miền Nam theo Ngô đình Diệm, những người theo CG được ưu tiên như thế nào, những chức sắc mà quan chức cùng nhau xuất hiện ờ các buổi lễ như thế nào không. Nếu ông hiểu chuyện đó thì chắc sẽ không đi "nhòm nhà" người khác như thế.
Ngừơi dân Việt Nam đã phải đóng đủ mọi thứ thuế từ mua một lít xăng đến 1 bó tăm. Vậy thì tiền họ công đức vào chùa là niềm xã hội, là niềm tin vào các vị tu hành một cách tự nguyện, đánh thuế vào đấy là đánh thêm một lần nữa vào túi tiền và vào niềm tin của họ. Cái này có phải kinh doanh gì đâu, hơn nữa nhà chùa nào mà không có ban thủ quỹ quản lý việc thu chi tài chính. Người Phật tử thấy ông thầy cầm tiền mà không làm phật sự, không làm cho chùa chiền khang trang thì họ sẽ phản ứng ngay. Ông chỉ nhìn hình thức như vậy rồi nói một cách thiên vị, cảm tính. Cái ông đề cập “tôn giáo” khác vào chỉ là một thủ thuật thôi, còn các hình mà ông đưa lên ở bài viết này chủ yếu là hình của các đền phù và chùa di tích do chính quyền địa phương quản lý. Ông biết số tiền đó các vị thầy tu Phật giáo có được cầm giữ hay không?
Chúng tôi nghĩ người viết bài này cần phải nên suy xét lại mình, nhất lại là người Công giáo nữa. Tôi khi chỉ khi nhà nước minh bạch được chính mình thì tiền công đức mới được chi dùng hiệu quả cho các công việc cộng đồng. và khi ấy, nếu có nhà nước dùng số tiền ấy thay cho các vị chức sắc tôn giáo làm việc ích nước lợi dân, thì thật khoẻ cho tôn giáo vô cùng, thậm chí không còn cần tôn giáo nữa. Nhưng khi tham nhũng còn được ví như sâu cả bầy, thì chẳng phải lấy tiền công đức đó, do nhà chùa làm từ thiện xã hội rất tốt, sẽ là đưa mỡ vào miệng mèo hay sao. Nhà nước có làm thay được việc từ thiện xã hội, chăm lo đời sống tinh thần của những người có tôn giáo hay không?
Cẩn thận lại chạm nhau vấn đề tôn giáo đấy! Em chả thích vụ tranh cãi về tôn giáo. Cứ nói vấn đề chính là Quản lý tiền cồng đức đi
XóaĐối với các nước phat triển , họ liệt tôn giáo và các tổ chức từ thiện là tổ chức phi lợi nhuận, nên không đóng thuế, lấy ví dụ, ở Đức , Mỹ, nếu bạn ủng hộ cho một hội từ thiện hay tôn giáo có giấy chứng nhận bạn sẽ được miễn đóng thuế trong số tiền đó. Chính vì điều này mà Vatican bị Mỹ liệt vào các nước bị theo giỏi rửa tiền. Tìm thông tin này trên mạng quá dễ. Đừng nói cài mà mình không biết, hay thiên kiến, vì cộng đồng mạng không phải ai cũng ngu ngơ đâu.
Trả lờiXóaThông tin của Lão Tam sai lầm hoàn toàn. Quyên tiền ở nhà thờ thường chỉ là tượng trưng. Tôi có quan sát thì họ chỉ bỏ vào đấy những tờ mấy trăm, 5, 10, 20 nghìn. Tôi có hỏi những người có đạo thì việc bỏ tiền vào thúng quyên đỏ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Trong khi các chùa thì sao ? Khỏi phải nói. Tôi bác cái câu Lão Tam bảo là lợi tức nhà thờ luôn nhiều hơn nhà chùa.
Trả lờiXóaĐạo Phật là tôn giáo lớn nhất ở nước ta nhưng không được phép vì thế mà coi nó là quốc giáo và được hưởng đặc lợi miễn trì trên các tôn giáo khác. Và một thực tế không thể chối cãi là hình ảnh tại nhiều chùa ngày càng xấu. Thằng em tôi làm hướng dẫn viên du lịch cho biết nó thường xuyên tổ chức tour cho các sư trẻ sang Thái Lan để du hí. Vâng, để du hí chứ không tu thiền tu tập gì hết. Tổ chức cho các sư đi Pattaya và Patpong.
Cách đây ít lâu dư luận chắc hẳn còn nhớ vụ lùm xùm xung quanh cái chết của một sư bà ở TP Hồ Chí Minh khi người ta phát hiện ra sư bà sở hữu 3 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 147 ngàn USD. Không hề có sổ sách, giấy tờ chứng minh nguồn gốc gì cả. Tiền của ai ?
Tuy nhiên, giải pháp đánh thuế các chùa của bác Phú Hòa cũng không khả thi. Theo tôi, tốt nhất là đặt ban giám sát các tài sản, thu nhập của nhà chùa, nhà thờ và các tôn giáo rồi công bố định kỳ cho dân tình biết.
Tuyệt đối không cho tôn giáo nào được giữ vị trí độc tôn ở Việt Nam. Không thể chấp nhận chuyện lãnh đạo đất nước cứ lai vãng đến những nơi thừa tự để cầu tài cầu lộc.
hihi, mình nghĩ đây là một ý tưởng thú vị không chỉ cho nhà chùa mà còn cho các tôn giáo khác ( bên nhà thờ tiến đóng góp còn kinh hồn hơn). Vấn đề đăt ra là sẽ làm chuyện này như thế nào.
Trả lờiXóaRiêng mình thì mình nghĩ cứ để như hiện tại, vì tôn giáo là một niềm tin, mà đã là niềm tin thì không nên đánh thuế, mặc dù, đôi khi ta vẫn bị niềm tin lừa dối mà:D
Tin rồi thì nghĩ ai lừa dối ai làm gì. Nghĩ tôn giáo lừa dối mình thì đừng theo một tôn giáo nào hết. Chỉ có con người tự lừa mình và tự lừa nhau thôi.
Xóa