Chạy từ Bảo Lạc về Thị xã Cao Bằng theo QL34 đầy những ổ voi - tê giác, lổn nhổn đá hộc, đất núi tràn xuống đường, ta luy âm ăn vào chân núi, theo những vòng cua tay áo khi lên cao đến tức thở, khi lao xuống dốc đến sổ ruột, mặt xanh lét theo tiếng ken két của phanh xe.
Chao ơi cái vùng núi Cao Bằng!. Chả biết cái độ thu hút - hấp dẫn ở nơi nào, chốn nào chứ mấy ngày đối với chúng mình, toàn thấy đói nghèo, thiếu thốn, khó khăn, vất vả và hun hút, mù mịt chả thấy chút tương lai.
Có lẽ vì thế mà ngày xưa, Ông Cụ đã chọn nơi "thâm sơn cùng cốc" này để trú chân, khi mới về nước, với cuộc sống thường nhật: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang", phải không nhỉ?..
Chao vài chục vòng, lượn khỏi dãy núi đá trùng điệp, rồi cũng xuống đến Thị trấn Tĩnh Túc.
Chao ôi!. Cái địa danh "Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)" mà Tố Hữu đã ngợi ca trong Việt Bắc: "Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng/ Phố phường như nấm như măng giữa trời/ Mái trường ngói mới đỏ tươi/ Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng", bây giờ giống như thị trấn bị bỏ quên với những dãy nhà Tập thể hoang tàn, vắng lặng, đổ nát rêu phong, chạy cả chục phút qua Thị trấn mà không gặp 1 bóng ôtô xe máy nào, ngoại trừ dăm khuôn mặt đồng bào, ngẩn ngơ gánh trĩu bó măng mới đào trong rừng, ất ơ tìm người để bán rẻ...
Ngược lên dốc, hướng về phố núi Cao Bằng, chưa hết nhịp thở, chợt hiện ra trước mặt tấm biển nhỏ gắn giữa 2 bờ tường vôi đục, rêu bám xanh thời gian, ghi: "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ thiếc Tinh Túc".
Dừng lại, mở cổng nhưng chịu vì ổ khóa to đùng, hoen rỉ quấn mấy vòng xích sắt, chặt như bưng. Đành trèo tường nhảy vào, đốt điếu thuốc, thay nén nhang cho những người đang nằm dưới đất...
17 Liệt sĩ - 17 thanh niên trai tráng, ngã xuống khi mới 18-20 tuổi và hầu hết đều trong những ngày đầu tiên, khi quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có trọng điểm Cao Bằng.
Duy nhất, trong số đội hình nằm lại, có 1 Chiến sĩ Công an huyện Nguyên Bình, hy sinh năm 1980.
Còn lại, đều ngã xuống trong ngày 19/2/1979, khi khoác áo Tự vệ mỏ Thiếc Tĩnh Túc, cầm từ tiểu liên nòng rỗ K50, đến súng trường K44, bán tự động CKC, bắn đến viên đạn cuối cùng, vung đến báng súng cuối cùng, để ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược, bảo vệ mỏ Thiếc, trước khi quân chủ lực kéo đến ứng cứu...
Mình chắc: 17 người, chỉ là số rất nhỏ so với những người đã ngã xuống trong cả chục năm bảo vệ Tĩnh Túc. Và mình cũng chắc: Phải rất lâu nữa, sự hy sinh của các anh chị mới được công bố rõ ràng - chi tiết.
Bao năm rồi, những Nghĩa trang Liệt sĩ chôn cất những người lính đã ngã xuống bảo vệ biên cương Tổ quốc, chống quân Trung Quốc xâm lược, vẫn tồn tại ở ngọn núi, ven đồi, gần thị trấn, ven đường đi... dọc các huyện, xã biên giới, nhưng hết thảy đều được khóa bằng ổ xích to đùng, hoen rỉ.
Và nữa: Bao năm rồi, nhưng hôm nay, khi gõ vào từ khóa "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ Thiếc Tĩnh Túc" hoặc "hy sinh tại Tĩnh Túc", mình vẫn chỉ nhận được 0 kết quả. Hình như, có rất nhiều người quên cái Nghĩa trang nhỏ bé, đơn côi ven QL34, với đủ 17 con người, đã hy sinh vì bảo vệ Nguyên Bình?..
Xin được đăng hình ảnh nơi các anh nằm, để mọi người không quên...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm và ủng hộ Chương trình giúp đỡ biên giới Cao Bằng, tháng 9/2012:
* Phên dậu Cao Bằng
* Góp dây lạt, buộc "Phên dậu Cao Bằng"
Chao ơi cái vùng núi Cao Bằng!. Chả biết cái độ thu hút - hấp dẫn ở nơi nào, chốn nào chứ mấy ngày đối với chúng mình, toàn thấy đói nghèo, thiếu thốn, khó khăn, vất vả và hun hút, mù mịt chả thấy chút tương lai.
Có lẽ vì thế mà ngày xưa, Ông Cụ đã chọn nơi "thâm sơn cùng cốc" này để trú chân, khi mới về nước, với cuộc sống thường nhật: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang", phải không nhỉ?..
Chao vài chục vòng, lượn khỏi dãy núi đá trùng điệp, rồi cũng xuống đến Thị trấn Tĩnh Túc.
Chao ôi!. Cái địa danh "Mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng)" mà Tố Hữu đã ngợi ca trong Việt Bắc: "Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng/ Phố phường như nấm như măng giữa trời/ Mái trường ngói mới đỏ tươi/ Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng", bây giờ giống như thị trấn bị bỏ quên với những dãy nhà Tập thể hoang tàn, vắng lặng, đổ nát rêu phong, chạy cả chục phút qua Thị trấn mà không gặp 1 bóng ôtô xe máy nào, ngoại trừ dăm khuôn mặt đồng bào, ngẩn ngơ gánh trĩu bó măng mới đào trong rừng, ất ơ tìm người để bán rẻ...
Ngược lên dốc, hướng về phố núi Cao Bằng, chưa hết nhịp thở, chợt hiện ra trước mặt tấm biển nhỏ gắn giữa 2 bờ tường vôi đục, rêu bám xanh thời gian, ghi: "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ thiếc Tinh Túc".
Dừng lại, mở cổng nhưng chịu vì ổ khóa to đùng, hoen rỉ quấn mấy vòng xích sắt, chặt như bưng. Đành trèo tường nhảy vào, đốt điếu thuốc, thay nén nhang cho những người đang nằm dưới đất...
17 Liệt sĩ - 17 thanh niên trai tráng, ngã xuống khi mới 18-20 tuổi và hầu hết đều trong những ngày đầu tiên, khi quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có trọng điểm Cao Bằng.
Duy nhất, trong số đội hình nằm lại, có 1 Chiến sĩ Công an huyện Nguyên Bình, hy sinh năm 1980.
Còn lại, đều ngã xuống trong ngày 19/2/1979, khi khoác áo Tự vệ mỏ Thiếc Tĩnh Túc, cầm từ tiểu liên nòng rỗ K50, đến súng trường K44, bán tự động CKC, bắn đến viên đạn cuối cùng, vung đến báng súng cuối cùng, để ngăn chặn bước tiến của quân xâm lược, bảo vệ mỏ Thiếc, trước khi quân chủ lực kéo đến ứng cứu...
Mình chắc: 17 người, chỉ là số rất nhỏ so với những người đã ngã xuống trong cả chục năm bảo vệ Tĩnh Túc. Và mình cũng chắc: Phải rất lâu nữa, sự hy sinh của các anh chị mới được công bố rõ ràng - chi tiết.
Bao năm rồi, những Nghĩa trang Liệt sĩ chôn cất những người lính đã ngã xuống bảo vệ biên cương Tổ quốc, chống quân Trung Quốc xâm lược, vẫn tồn tại ở ngọn núi, ven đồi, gần thị trấn, ven đường đi... dọc các huyện, xã biên giới, nhưng hết thảy đều được khóa bằng ổ xích to đùng, hoen rỉ.
Và nữa: Bao năm rồi, nhưng hôm nay, khi gõ vào từ khóa "Nghĩa trang Liệt sĩ mỏ Thiếc Tĩnh Túc" hoặc "hy sinh tại Tĩnh Túc", mình vẫn chỉ nhận được 0 kết quả. Hình như, có rất nhiều người quên cái Nghĩa trang nhỏ bé, đơn côi ven QL34, với đủ 17 con người, đã hy sinh vì bảo vệ Nguyên Bình?..
Xin được đăng hình ảnh nơi các anh nằm, để mọi người không quên...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm và ủng hộ Chương trình giúp đỡ biên giới Cao Bằng, tháng 9/2012:
* Phên dậu Cao Bằng
* Góp dây lạt, buộc "Phên dậu Cao Bằng"
Cảm ơn anh Hải. Những nơi anh tới, những điều anh viết rất cần cho chúng tôi (không có điều kiện đi "bát ngát" như anh). Tôi và rất nhiều người ở thế hệ 5x, 6x còn nhớ rất sâu đậm bạn bè mình hy sinh ở K, ở biên giới phía Bắc, nhưng thế hệ 9x, 00x chẳng biết gì về những ngày ấy. Thật đáng để suy ngẫm.
Trả lờiXóaNhìn những nhát vôi quét lem nhem trên bia mộ các LS sao mà đau lòng thế.Phải chăng chỉ làm chiếu lệ để lấy tiền thôi?Nếu không chăm sóc chu đáo được thì liên hệ với gia đình các LS chuyển họ về với họ hàng dòng tộc đừng làm thế,tội trời đày đấy hỡi những người có trách nhiệm
Trả lờiXóaNhìn cánh cổng Nghỉa trang LS ,ổ khóa nhất là vết vôi nham nhở trên bia mộ LS,thấy Đắng lòng & bôi bác quá.Khoàng năm 1985-87 gì đó,tôi đã lên thị xã Cao bằng chơi với người quen,và nơi đóng quân cũ của anh trai.Trong CTBG 1979 hình như có nhiều anh,chi là Địa chất đang đi thăm dò,điều tra tài nguyên thì phải
Trả lờiXóaKhông hiểu những người có trách nhiệm ở địa phương nghĩ thế nào,khi nhìn thây những ảnh này nhỉ.Hay cứ cái gì dính đến Tầu ,đều phãi " tế nhị & giấu diếm " hết ??? Như thế có bất công với nhửng Thương binh Liệt sĩ và thân nhân của họ không !!! Vài chục năm nửa,liệu thế hệ hoc sinh ,sinh viên bây giờ có còn biết đến CTBG 1979,Hoàng sa 1974,Gacma..CQ 88.... nửa không ???
To Quoc Ghi On
Trả lờiXóaXin nhận của thằng em này một lạy để tỏ lòng tri ơn đến các anh (chú, bác) liệt sỹ. Cầu cho hương hồn các anh được siêu thoát.
Trả lờiXóaCháu tôi đây, sinh 1979, cử nhân, 2 con, hỏi về trận chiến biên giới phía Bắc cứ ngớ ra vì có được học đâu.
Trả lờiXóaÔi lịch sử! Cũng như đất nước đã từng được khai sinh (quốc khánh) trên 4000 năm rồi cơ mà.
Xin các anh hãy yên nghỉ, dân không bao giờ quên các anh chỉ kẻ bán nước mới nó mới vội quên thôi!
Trả lờiXóaCảm ơn anh Hải. Nghĩa trang này có phần mộ của cha tôi ông là Liệt sỹ Phạm Văn Luân. khi chiến tranh xảy ra ông là công nhân phân xưởng tuyển khoáng mỏ thiếc tĩnh túc. Ngày 17/2/1979 nhận được lệnh phải chốt chặn quân Trung quốc xâm lược bảo vệ nhà máy thủy điện Tà sa thuộc xã Bắc Hợp, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ông đã cùng trung đội tự vệ của mình lên đường nhận nhiệm vụ. Rồi trận chiến đấu ác liệt đã xảy ra, do tương quan lực lượng và trình độ tác chiến, trung đội tự vệ của ông đã bị đánh phủ đầu từ khi mới nhảy xuống xe, chưa kịp triển khai đội hình, chuẩn bị trận địa để chiến đấu. Khi thấy lực lượng của ta bị hy sinh và thương vong quá nhiều, cha tôi lúc đó với cương vị là Trung đội phó đã một mình dùng súng K50 và khẩu Trung liên của trung đội bắn kiềm chế,tiêu diệt, thu hút hỏa lực địch cho đồng đội rút lui và ông đã hy sinh anh dũng khi đã tiêu diệt được 20 tên địch và 3 lần đẩy lui kẻ thù khi chúng định phá cầu Tà Sa... Ngày ông hy sinh cũng là ngày tôi tròn tháng tuổi, câu chuyện về cha tôi về sau này khi dần lớn lên tôi mới được nghe đồng đội của cha tôi kể lại và được ghi lại trong bản nhận xét chiến đấu của ông trung đoàn trưởng trung đoàn tự vệ 230 mỏ thiếc Tĩnh túc. Một lần nữa cảm ơn anh Hải đã có một bài viết và những hình ảnh xúc động về những người đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc...
Trả lờiXóaCháu sinh ra ở Tĩnh Túc Cao Bằng năm 1986. Sống ở thị Trấn nhỏ bé này được vỏn vẹn 10 năm thôi bác ạ. Từ năm 1996 gia đình cháu chuyển vào Nam. Nhưng cái thời cháu ở Tĩnh Túc vẫn là một thị trấn nhỏ nhỏ và xinh đẹp và tấp nập lắm! Mấy năm trước cháu mới có dịp về Cao Bằng nhưng không xắp xếp được thời gian, một phần cũng do các cô các nói giờ vào đó nhìn hoang tàn, và toàn dân nghiện ngập, nhất quyết không cho đi. Buồn không thể tả. Cháu sợ phải nhìn thấy nơi mình sinh ra trở nên như vậy. Nên cháu đã chẳng nghĩ đến việc về thăm lại nữa, để nó đẹp mãi trong ký ức của cháu như vậy. Nhưng đọc xong bài viết này cháu nghĩ nếu có dịp, cháu sẽ vẫn về Tĩnh Túc, và đến thắp nén hương cho những người đã ngã xuống vì quê hương. Vậy mà cháu lại chẳng biết có nghĩa trang này cho đến hôm nay.
Trả lờiXóaTôi đọc bài viết này vào đúng ngày 27/7/2013, ngày tri ân các Anh hùng Liệt sỹ. Một cảm xúc trào dâng mãnh liệt..."Vâng, xin cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới sự hy sinh anh dũng của tất cả các Anh"
Trả lờiXóa