10 tháng 7, 2012

ẨN ỨC LÝ SƠN

Tạ Mỹ Dương - Chuyện của chúng nó thôi, hai thằng ngồi cãi vã, thằng hơi đứng tuổi đeo kính, thằng tóc nếu còn chắc cũng xanh, gọi tắt là đeo kính và đầu trọc, nhanh cho vuông.

1/ Chuyện lăng nhăng

Đeo kính hào hứng khoe: Tao mới post hình kèm dòng chữ, “Lý Sơn mùa không có tỏi”. Đầu trọc nhẩy dựng: Câu của em. đeo kính bảo: Ừ thì “Lý Sơn mùa này không có tỏi” vậy, khỏi đụng hàng.
Chỉ mỗi chữ “này” mà  thằng kia phải nín.

Cũng đều là Dương. Một lão tóc bạc, một gã tóc đen. Tóc bạc khọm già, bụi bặm, tóc đen tao nhã, trí thức. Nhưng xe tóc bạc máy khỏe (là chú đầu trọc kính lão mà nhường cho), xe tóc xanh máy hơi yêu yếu, mà hình như lại không phanh. Cô gái lưỡng lự, chọn xe hay người?. Cuối cùng là chọn người, phi công trẻ chạy vù vù chả biết vì xe hay vì đổ dốc không phanh mà thế, như thể lỡ leo lưng cọp rồi, xuống làm sao? May không lao xuống biển. Sau kể lại là run lắm.

Hôm sau sáng sớm ra chợ, rồi nhung nhăng, gặp chú râu tóc mời lên xe “zin” ba, tóc bạc ngồi giữa, cô gái ngồi sau vì có cái ba lô. Cái ba lô nặng trĩu như muốn kéo ngược người cô ra đằng sau, nhưng hai tay vẫn kiên quyết chí bám vào một chút cái thành bagage. Bám vào vai “bác” í, kẻo ngã. Dạ được ạ. Hỡi ôi, đến cái “bờ vai” nghĩa đen còn chả thiết.

Cũng lại chỉ mấy lọng tóc đen –trắng mà như giữa núi cao, vực sâu.

Cái sự “đánh đu” là nó ra nhẽ thế, cho nên Hậu khảo cổ ạ, thằng đầu trọc nó có “xỉ nhục” bà thế chứ có thậm tệ hơn nữa thì cũng đứng lấy đó làm điều.

ẤM ỨC 2; Ngay ngắn này:

Chỉ gần một giờ tầu chạy đã đến nơi vậy  là rất gần đất liền, nghó vọng vào cũng thấy bờ mờ xa. Thi nhau tí tách trên tầu nên lại càng thấy nhanh. Biển êm như ru ngủ. Mỗi lá cờ là phần phật.

Ôi chao là cái mùi tanh khi bước chân lên đảo, nó cứa vào khíu giác, như cá làm vạ cơm.

Phút nói thật, đang tìm người rủ đi chơi một hòn đảo ở Quảng Ninh, nghe nói đến Lý Sơn, vập vào ngay. Vừa ngao du, vừa làm việc tốt, ok quá.

Lúc đầu cũng lờ mờ thôi là như thế, như thế…cũng như bao lần đi các nơi là người tốt việc tốt khác, nhưng lần này…

Nhiều người nghe nói đến Lý Sơn, hỏi: Ở đâu? – giả nhời: Ngoài khơi Quảng Ngãi, chỗ có tỏi í. À à, biết rồi, vậy người ta biết đến Lý Sơn là nhờ tỏi.

Bao nhiêu thứ ngoài tỏi, còn hơn cả tỏi của Lý Sơn nhiều người đâu có hay.

Lý Sơn gần Hoàng Sa đấy, thế à! Lý Sơn có nhiều ngư dân bị bọn Trung Quốc bắt giữ đấy, thế à? Dám chắc còn có nhiều cái mồm há hốc chữ A, thế Hoàng Sa thì ở đâu?

Lý Sơn được chú ý đến là từ vấn đề Hoàng Sa, nhưng cứ nghĩ đến như Hoàng Sa mà bao nhiêu năm chả có cuốn sách giáo khoa địa lý nào nhắc đến nó, chả có luồng thông tin công khai chính thống nào về nó cho đến gần đây, và bây giờ, khi những cặp mắt cuồng tham, cuồng vọng nghấp nghé gần bờ quá rồi mới rộ lên.

Huống chi là Lý Sơn.

Cũng đi được vài ba hòn đảo nước nhà. Phú Quốc với không khí rì zọt ăn ngủ nghỉ, Côn Đảo với nỗi ám ảnh về tội ác, Cát Hải , Cát Bà vừa sản xuất, vừa tiêu dùng…sướng khổ lam lũ đủ cả nhưng cảm giác là yên bình. Đến những nơi ấy dễ dàng ca ngợi vẻ đẹp, máu hưởng thụ dần dật trong người, khen món ăn này, chê kiểu dịch vụ kia…Nhưng ở Lý Sơn có gì khang khác.

Hay đầu tiên là bị chi phối bởi cái tâm lý “nơi anh đến là biển xa, nơi anh đến là đảo xa”…? Mặc dù chỉ cách đất liền có lẽ chưa đầy tiếng tầu trung bình tốc.

Phải rồi, đấy là cái tâm lý Trường Sa!

Cũng vẫn thế thôi, nắng và gió, trời và biển, vị mặn mòi của những món ăn, nước da mặn mòi sém nắng của người, sự khô cằn bờ cát, sức chống chọi truyền đời của sự tồn tại, và tất nhiên – vẻ đẹp – trời, nước, tầu thuyền, ánh sáng, bình minh và hoàng hôn.

Nhưng không hiểu sao ta cứ chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn tất cả với một sự lo lắng không hề mơ hồ?

Và một nỗi dấm dứt bực dọc thế nào, ngay trong một tâm lý khá thoải mái của một chuyến đi vừa có tính ngao du, vừa có tính “thiện nguyện”.

Cái nhà trọ với một dẫy phòng xếp hàng chạy dài ra bờ cát, mở một khoảng nhìn ra biển. Hàng cây bàng xòe tán lá che rợp khoảng sân, những lỗ thủng tạo những “giọt nắng” nhẩy nhót trên tường đúng kiểu nhìn của ông Trịnh.

Cho dù lỏng chổng là mấy cái ghế nhựa rẻ tiền mà vẫn thấy thích, thích hơn nhiều những cái ghế nhựa giả mây ở mấy khu ri zọt cấp cao.

Khỏi cần wellcome drink, nắng thế kia cứ trà đá mà tu ừng ực là đã lắm rồi. Phòng giản dị, quạt đủ dùng cho mỗi đầu người, hai cái nhỏ tròn trên đầu, một cái cao đứng cuối chân, vù vù phành phạch.

Đơn sơ nhưng sạch, có lẽ vì gió biển, còn hơn mấy cái mini sang không ra sang, hèn chả ra hèn, mở cửa vào là thấy trên giường loang lổ và cứ thoang thoảng mùi tinh khí cũ, phát kinh.

Nhưng vài bước ra ngoài thì bẩn quá, rác là rác ngập tràn mặt đất, bồng bềnh mặt biển.

Ở đâu cũng đẹp và ở đâu cũng rác.

Người ta sống chung với rác như một lẽ tự nhiên. Không ai suy nghĩ gì và dường như cũng chả ai bắt họ phải suy nghĩ.

Đằng sau những người đàn ông đi biển là những người đàn bà Lý Sơn.

Trong gian phòng lớn của trụ sở Ủy ban huyện đảo, chiều xuống dần ngoài cửa sổ, họ ngồi một dẫy dài bên chiếc bàn lớn chờ đến lượt lãnh tiền.

Đến lãnh tiền nhưng họ khóc. Những khuôn mặt mờ đi trong ánh sáng ngược có thể làm khó chịu cho các tay máy nhưng như thế đúng hoàn cảnh họ hơn, nhìn họ thấy thương và đúng thân phận hơn là lúc lên sân khấu nhận quà trong ánh sáng lóa mắt ở các buồi lễ trọng thể.

Buổi gặp gỡ trao nhận giản dị, người trao (Gã đeo kính lúc này trông nhu một cán bộ lão thành đã hưu trí) cũng giản dị, chân tình và nhiều xúc cảm.

Họ đang nghĩ đến những người chồng đã nằm trong  sâu lòng biển ngoài khơi xa, hay những người đàn ông đã bị liệt nửa người phía dưới đang ở nhà trên giường hay trên những chiếc xe lăn cũ.

Nhìn người phụ nữ đẩy xe lăn cho ông chồng liệt như thế nhưng không ai để ý, họ âm thầm, có phần hơi khép nép, nhún nhường thân phận.

Thật khổ. Người ta chỉ chú ý vào ông chồng liệt nửa người kia, sao không để ý đến người anh hùng đứng sau chiếc xe lăn ấy? Liệt thì còn biết gì cảm giác, vậy có đoái hoài gì về cảm giác của người đàn bà bên cạnh mình? Trẻ, khỏe, làm lụng, hầu hạ, chịu đựng, cắn răng?

Nghe nói họ liệt là do lặn sâu, ở lâu dưới nước. Vậy là tại ai?.

Sao một nơi có nghề biển truyền đời như thế lại không có, không biết, và không một sự huấn luyện những kinh nghiệm cho những người đi biển.

Một sự thiếu trách nhiệm của con người với chính bản thân mình trước, rối thành với cả gia đình, xã hôi.

Những tờ giấy khen dán kín một mảng tường nhà cũ kỹ lụp xụp của một cháu học sinh cấo 1 và những tờ giấy khen của thủ tướng chính phủ treo ở trên cao, nơi trang trọng nhất ở nhà ngư dân, sói biển nổi tiếng Mai Phụng Lưu có gì giống và khác nhau?..

Thì đương nhiên là khác rồi. Là ở tầm cỡ sự việc, tầm cỡ người ký giấy khen.

Mà giống chứ, những thành tích đạt được từ sự chịu đụng gian khổ, vượt qua gian khó để rồi vẫn tiếp tục gian khó hơn.

Mấy hôm nữa anh Lưu lại ra Hà nội gặp Thủ Tướng để tiếp tục nhận bằng khen,nhưng ngôi nhà của anh vẩn còn đang phải thế chấp sổ đỏ để vay tiền tiếp tục nghề đi biển.

Em gái cấp 1 kia vẫn hàng ngày vừa cắp sách đến trường, vừa phụ mẹ bán hàng, hoặc làm một việc gì đó quá khổ với cái tuổi của mình để kiếm sống.

Cái anh dân chài kia đã từng có lần phải lậy mấy thằng cướp biển để được về nhà, vì mạng sống của mình là chỗ dựa cho cả gia đình. Vậy có đáng trách không?

Ngư dân Lý Sơn phải bám biển, có người nói vì lòng yêu nước, giản dị hơn như anh MPL nói là vì từ thời ông bà tôi đã đánh bắt cá ở Hoàng Sa thì tôi quyết bám cái ngư trường mà tổ tiên mình đã bám giữ.

Cũng có người sợ, người ngại vì đã mất thuyền, họ không còn khả năng đi biển, hoặc không đủ phương tiện để đương đầu với bọn cướp, họ mốn đi muốn bám ngư trường lắm chứ, trước tiên là vì đời sống đã, nhưng ai cho không phương tiện?.

Làm sao trách họ được khi phải bỏ ngư trường để bọn cướp biển hoành hành?..

Người ta đang xây một bức tường bê tông cốt thép cao vòng quanh đảo như một bức tường thành, chắc vừa chống xâm lấn của nước biển nhưng quan trọng hơn là để phòng vệ.

Nhưng đấy chỉ là vòng ngoài, còn những con người bên trong thì sao, có gì bảo vệ, giữ gìn cuộc sống , phát triển nghề nghiệp cho họ, cho cơ sở hạ tầng, cống rãnh, hệ thống sử lý chất thải, môi trường… bao nhiêu tiền nhỉ, một phần mấy trong số trăm ngìn tỷ mà người ta đang dự liệu đổ vào để làm  tái sống lại Vinaline cho nhưng dự án tầu biền đi tới những bến bờ xa thì đủ cho một hòn đảo gần nơi đầu sóng ngọn gió như lý Sơn này?..
KTS. Tạ Mỹ Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét