Mai Thanh Hải - Hồi tháng 7 năm ngoái (2011), tụi mình ngồi tàu hỏa lặn lội vào Quảng Ngãi, xong lại đu tàu biển ra đảo Lý Sơn.
Mấy ngày ở đảo, mấy đồng nghiệp lại tiếp tục tới lui mộ gió - gia đình những người bị Trung Quốc bắt giữ, bắn giết hay tai nạn khi đánh bắt hải sản ngoài Hoàng Sa. Mình thì dĩ nhiên không thể "đụng hàng" rồi nên rủ 2 Nhà thơ - Nhà báo Văn Công Hùng, Mai Thìn rình buổi sáng dậy sớm ra bến tàu An Vĩnh, tăng bo tiếp chuyến tàu khách sang Đảo Bé duy nhất trong ngày, để tìm hiểu những điều mới, ở cái huyện đảo tiền tiêu tuy xa xôi, nhưng từ khi Hoàng Sa - Trường Sa được quan tâm, suốt ngày có báo chí truyền hình tìm đến khai thác tối đa, đủ loại.
Gọi là Đảo Bé vì đảo bé hơn... Đảo Lớn. Cả 2 đảo đều nằm trong huyện đảo Lý Sơn, nhưng Đảo Bé chỉ có hơn 500 người dân của xã An Bình nằm xa lắc xa lơ, chả có gì ngoài cát - sóng - gió và... bão.
Con tàu gỗ của thuyền trưởng tên Ba Tròn chở từ người, lợn, gà, cá cho đến đủ thứ đồ dùng sinh hoạt tiếp tế - cung cấp từ Đảo Lớn cho Đảo Bé lạch tạch, nghiêng ngả gần 1 tiếng đồng hồ trên biển, rồi cũng cập cầu cảng chữ T duy nhất trên đảo.
Mình dân biển nên quen đi biển, vừa cập phát là nhảy phốc lên cầu tàu, giương máy ảnh ghi ngay hình ảnh cậu thanh niên gầy gò, ngồi xe lăn do 2 chú chó kéo, đang đứng trên cầu tàu ngóng người mẹ cũng trên tàu từ đất liền ra.
Và cũng từ ngay lúc bước chân lên Đảo Bé ấy, mình đã rất quan tâm đến cậu thanh niên tên Bùi Huệ (sinh năm 1975), cũng như câu chuyện về cậu.
-------------------------------------
Quãng chục năm trước, khi ấy Bùi Huệ mới 26 tuổi, nhưng đã có gần 10 năm ngang dọc Hoàng Sa với nghề giã cào, làm thuê cho một người bà con ở Lý Sơn. Do gia đình có đến 10 anh chị em, một số anh chị lớn đã lập gia đình và ra riêng, nên Huệ trở thành trụ cột trong nhà, nuôi những 5 miệng ăn.
Dân biển ai cũng biết cái nghề giã cào chỉ có thể “cứu đói” chứ không thể làm giàu được, nhất là lại làm thuê thì rất khó để thay đổi hoàn cảnh sống. Đang lúc bí, một người bạn ở Đảo Lớn rủ: “Hay tụi mình đi theo ông Sáu Cửu ra Hoàng Sa - Trường Sa lặn bắt hải sâm?”.
Nghe vậy, Huệ đồng ý ngay bởi đó là loài hải sản rất có giá, mỗi con có thể mua được cả chỉ vàng. Đi một chuyến biển, dù làm thuê thì cũng kiếm được 3-5 chỉ vàng, thậm chí có chuyến kiếm được cả cây vàng.
Ngày đầu tháng 11/2001, tàu nhằm hướng Hoàng Sa, chở trên đó niềm vui sắp được vài chỉ vàng cho mẹ sắm Tết, của cậu thanh niên Bùi Huệ.
Thế nhưng, chỉ 1 tuần sau khi ra khơi, tin từ biển báo về cho ông bố Bùi Mã và bà mẹ Nguyễn Thị Tề: “Huệ bị đột quỵ sau cú lặn 50 mét nước. Đang trên đường đưa vào bờ!”.
Nghe tin này, những thợ lặn ở đảo Lý Sơn lắc đầu quầy quậy: "Đã đột quỵ do lặn biển là coi như tàn đời". Bùi Huệ cũng không thoát được quy luật nghiệt ngã ấy: Lặn ở độ sâu 50-60 mét mà nhô lên khỏi mặt nước một cách đột ngột, áp suất thay đổi nhanh, đột quỵ là chuyện thường xảy ra với những người đi lặn lần đầu như Huệ. Sau hai tháng chữa trị, Huệ bị liệt nửa người, đôi chân không còn có cảm giác gì nữa và cuộc đời của người tàn tật, bắt đầu vận vào Huệ, cũng từ ấy...
Sau cả năm ngồi ngóng ra biển, Huệ bắt đầu nghĩ cách vận động. Ban đầu là mơ tới chiếc xe lăn để tự mình lăn từ nhà ra mép nước, nhìn biển mỗi chiều cho đỡ nhớ khơi xa.
Biết vậy, một người quen ở Đảo Lớn tặng Huệ chiếc xe lăn đã cũ và từ đó, anh bắt đầu những vòng quay gập ghềnh trên những con đường đầy cát trên Đảo Bé.
Có những hôm, đôi tay khỏe mạnh của một ngư phủ dạn dày vẫn không điều khiển được chiếc xe, nhất là mỗi lần “lăn” qua dốc Đụn.
Hòn Đụn ở đảo Bé với du khách là một thắng cảnh tuyệt vời nhưng với Huệ lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Có những lần ngã xe, cả xe và người nằm... chổng vó, Huệ chỉ còn biết đợi một ai đó đi ngang qua đường để nhờ họ “giải cứu”. Mà đường về nhà Huệ nơi cuối đảo Bé cũng chỉ dăm gia đình sinh sống, vì thế, có hôm Huệ nằm hàng mấy ở nơi dốc Đụn, mới có người giúp bế dậy. đặt lại lên xe.
Huệ lại ước: "Giá như có hai con chó thật khôn và khỏe mạnh để nó kéo mình qua dốc Đụn?".
Giấc mơ ấy lớn dần, khi người chị cả bên Đảo Lớn mang cho chú em trai tật nguyền một con chó. Huệ đặt cho con chó tên là Nô.
Chú Nô càng ở với Huệ càng khôn, nhưng mình nó không thể “gánh vác” được giấc mơ của ông chủ.
Thế là Huệ lại nhờ người sang Đảo Lớn xin thêm một con cún nữa. Huệ đặt tên cho nó là Phao, với hàm ý nó như một chiếc phao của đời anh.
Mà quả là như vậy, cùng với Nô, chú Phao thành "phao cứu sinh" của đời Huệ suốt 5 năm qua.
Hai chú chó cứ cần mẫn kéo chiếc xe lăn đã cũ mỗi chiều qua dốc Đụn, trước sự ngỡ ngàng đến tê tái của dân làng chài xã An Bình xa xôi, nghèo khó nhất nhì cả nước...
Cả 1 ngày loanh quanh cùng Huệ, cùng kê ghế trước cửa nhìn ra cái khoảng biển Đông xanh ngắt, sóng trắng nhễ nhại và đẹp đến điếng người, nghe Huệ kể về quãng thời gian 10 năm ở ngay biển mà không ra được biển...
Mình cứ buồn quay quắt: Biển kia sao tàn nhẫn, khắc nghiệt với những trai trẻ, hừng hực sức sống và luôn mang khát vọng chinh phục biển, để kiếm sống nuôi thân đến thế?. Huệ vẫn còn may mắn lắm, so với những người trạc tuổi, cũng ở ngay Lý Sơn, nhưng đang nằm trong lòng biển, mãi mãi không về...
Ngồi lâu thành thân, Huệ bộc bạch: "Dạo này cả No và Phao đều gầy, vì kéo cái xe cũ, mệt lắm!". Mình rút điện thoại gọi cậu bạn Bảo Anh, làm Doanh nghệp cung cấp - phân phối thiết bị Y tế ngoài Hà Nội.
Cậu bạn gật đầu đánh rụp: "Có ngay xe lăn, em để lại anh đúng giá gốc, gọi là góp phần ủng hộ ngư dân chúng ta!". Mình rành mạch với Huệ: "Gia đình anh tặng riêng em 1 xe lăn. Tuần sau chuyển từ Hà Nội vào!", Huệ cười sướng, vuốt lưng No, Phao: "Yên tâm nhé! Sắp hết phải gò lưng kéo xe rồi!"...
Rời Lý Sơn về Hà Nội, lưu lại TP. Quảng Ngãi 1 đêm và ngồi với Nhà thơ Thanh Thảo. Kể lại câu chuyện Huệ và cứ băn khoăn bởi ngay ở xã đảo An Bình, còn đến 3 trường hợp khác cũng cần xe lăn để đi lại, giống như Huệ.
Ngay lập tức, Nhà thơ Thanh Thảo và Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi đồng ý ngay cái rụp phương án: "Mỗi anh em tặng 1 cái xe lăn. Còn cái thứ 4, huy động ngay Quảng Ngãi!"..
Câu chuyện "Chó kéo xe ở Lý Sơn" được mình viết trên Blog, ngay sau đó được Nhà thơ Thanh Thảo viết lại trên Báo Thanh niên ngày sau và trở thành "đề tài nóng", cho các đồng nghiệp báo bạn, thời gian sau đó chuyển đề tài từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khai thác, đăng tải rầm rầm.
Buồn cười nhất là Báo Lao động đăng sau, cũng định tặng 1 xe lăn, nhưng thời điểm ấy thì mình và Nhà thơ Thanh Thảo - Trần Văn Thanh đã chuyển xe lăn từ đất liền ra Đảo Bé cho 4 đối tượng xong rồi, nên đành ngậm ngùi: "Có 1 bạn đọc khác nhanh tay tặng trước" và phóng viên Báo đành gọi chị gái của Huệ ra cầu tàu Đảo Lớn, chụp hình trao 4 triệu đồng, chuyển mục đích: "Cho Huệ mua lưới về bán cho bà con". He! He!..
Lần này mình ra thăm lại Đảo Bé, chiếc tàu đánh cá chạy ngất ngây trên sóng từ Cảng Sa Kỳ ra thẳng Đảo Bé tầm đầu giờ chiều.
Huệ biết mình ra nên ở nhà lụi hụi nhờ hàng xóm mang tay lưới Huệ mới đan, thả xuống ghềnh đá trước nhà, kiếm thức ăn đãi mình và... đốc thúc ba mẹ nấu cơm chờ mình.
Cứ tưởng được ăn với nhau bữa cơm, chẳng ngờ gió Nam mạnh quá, tàu cập bến cứ bị sóng đẩy vào cồng cộc như sắp vỡ nên Thuyền trưởng thi thoảng lại gọi điện giục, nên thời gian ở cùng Huệ rút ngắn.
Thấy mình quýnh quáng, cả nhà Huệ buồn trông thấy. Cậu lại hớt hải lăn xe sang hàng xóm, gọi nhờ kéo lưới sớm. Chỉ trong chưa đầy 10 phút, hàng xóm đã kéo lên cả bao nhỏ cá chừng chục kg, con nào con nấy dài thượt, có mỏ trắng dài như lưỡi kiếm, hình như chỉ ngoài Đảo Bé mới có. Huệ nói khiến mình cũng tiếc hùi hụi: "Em nhặt sẵn củi khô, định nướng tươi ngay trước nhà, đãi các anh khi ra với biển".
Dùng dằng chia tay, Huệ bảo: "Em giờ vừa đan lưới vừa nuôi cua dẹt (cua đá) sau nhà, tích cóp sửa cái nhà lá, kẻo ba mẹ bây giờ cũng trên dưới 80 tuổi, sao nuôi mãi em được?" và đẩy xe, đưa mình ra xem cái "Dự án nuôi cua" chỉ gồm vài đống đá ở khoảng vườn tối om sau nhà, vừa đi vừa rủ rỉ kể niềm hy vọng kiếm gạo mắm, dầu hỏa đổi đời từ đám cua bé bằng mắt muỗi, chui tít tịt đâu đâu...
Tự dưng mình cứ tẩn mẩn: Sống với biển, bám biển để sống và giữ biển, suốt ngày được tivi - báo chí - lãnh đạo to oang oang phát biểu "những chiến sĩ xung kích giữ gìn chủ quyền Tổ quốc, biển đảo Hoàng Sa", thế nhưng "sinh nghề, gần... tử nghiệp", khi những ngư dân như Huệ, tuổi còn trẻ, cơ thể đang tràn trề sức sống gặp nạn, mà phải sống phần đời tàn tật, bất lực... thì vai trò, trách nhiệm của những người "tuyên dương - ca ngợi" ấy bây giờ ở đâu, ra sao?.
Hơn 10 năm, kể từ khi gặp nạn ngoài Hoàng Sa, hình như sự giúp đỡ của Đảng - Chính phủ đối với cựu ngư dân Bùi Huệ, cũng chỉ dừng lại ở số tiền chế độ cho hộ nghèo và giáp Tết mỗi năm chừng chục kg gạo. Còn lại, Huệ cùng bao ngư dân khác ở xã đảo An Bình nói riêng và huyện đảo Lý Sơn tiền tiêu vẫn phải tự lần hồi từng ngày, kiếm từng con cá nhỏ để sống và sự giúp đỡ - chia sẻ thường nhật của họ, vẫn là những tấm lòng của nhiều cá nhân từ trong đất liền, biết đến các ngư dân Lý Sơn, qua báo chí - Blog của những Nhà báo, đã lặn lội ra đến Lý Sơn...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Nhân dịp ra công tác tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Mai Thanh Hải đã đến thăm trao tặng một số khoản tiền mặt như sau:
- Ngư dân Tiêu Viết Là (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, người đã nhiều năm gắn bó với quần đảo Hoàng Sa, 4 lần bị lính Trung Quốc bắt giữ - tịch thu tàu thuyền, ngư cụ) số tiền 10.000.000 VND để hỗ trợ Ngư dân Tiêu Viết Là điều trị bệnh tim.
- Vợ - con của 6 ngư dân mất tích khi đang đánh bắt tại Quần đảo Hoàng Sa tháng 10/1201, với số tiền 2.000.000 VND/gia đình.
- Ngư dân Bùi Huệ số tiền 2.500.000 VND.
Toàn bộ số tiền này do Nhà thơ Thanh Thảo, các Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi, một số Nhà báo công tác tại Hà Nội - Quảng Ngãi và các cá nhân khác, quyên góp trong buổi khai trương "Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi" (ngày 5/2/2012).
Mấy ngày ở đảo, mấy đồng nghiệp lại tiếp tục tới lui mộ gió - gia đình những người bị Trung Quốc bắt giữ, bắn giết hay tai nạn khi đánh bắt hải sản ngoài Hoàng Sa. Mình thì dĩ nhiên không thể "đụng hàng" rồi nên rủ 2 Nhà thơ - Nhà báo Văn Công Hùng, Mai Thìn rình buổi sáng dậy sớm ra bến tàu An Vĩnh, tăng bo tiếp chuyến tàu khách sang Đảo Bé duy nhất trong ngày, để tìm hiểu những điều mới, ở cái huyện đảo tiền tiêu tuy xa xôi, nhưng từ khi Hoàng Sa - Trường Sa được quan tâm, suốt ngày có báo chí truyền hình tìm đến khai thác tối đa, đủ loại.
Gọi là Đảo Bé vì đảo bé hơn... Đảo Lớn. Cả 2 đảo đều nằm trong huyện đảo Lý Sơn, nhưng Đảo Bé chỉ có hơn 500 người dân của xã An Bình nằm xa lắc xa lơ, chả có gì ngoài cát - sóng - gió và... bão.
Con tàu gỗ của thuyền trưởng tên Ba Tròn chở từ người, lợn, gà, cá cho đến đủ thứ đồ dùng sinh hoạt tiếp tế - cung cấp từ Đảo Lớn cho Đảo Bé lạch tạch, nghiêng ngả gần 1 tiếng đồng hồ trên biển, rồi cũng cập cầu cảng chữ T duy nhất trên đảo.
Bùi Huệ trên cầu tàu Đảo Bé, tháng 7/2011 |
Và cũng từ ngay lúc bước chân lên Đảo Bé ấy, mình đã rất quan tâm đến cậu thanh niên tên Bùi Huệ (sinh năm 1975), cũng như câu chuyện về cậu.
-------------------------------------
Quãng chục năm trước, khi ấy Bùi Huệ mới 26 tuổi, nhưng đã có gần 10 năm ngang dọc Hoàng Sa với nghề giã cào, làm thuê cho một người bà con ở Lý Sơn. Do gia đình có đến 10 anh chị em, một số anh chị lớn đã lập gia đình và ra riêng, nên Huệ trở thành trụ cột trong nhà, nuôi những 5 miệng ăn.
Dân biển ai cũng biết cái nghề giã cào chỉ có thể “cứu đói” chứ không thể làm giàu được, nhất là lại làm thuê thì rất khó để thay đổi hoàn cảnh sống. Đang lúc bí, một người bạn ở Đảo Lớn rủ: “Hay tụi mình đi theo ông Sáu Cửu ra Hoàng Sa - Trường Sa lặn bắt hải sâm?”.
Nghe vậy, Huệ đồng ý ngay bởi đó là loài hải sản rất có giá, mỗi con có thể mua được cả chỉ vàng. Đi một chuyến biển, dù làm thuê thì cũng kiếm được 3-5 chỉ vàng, thậm chí có chuyến kiếm được cả cây vàng.
Ngày đầu tháng 11/2001, tàu nhằm hướng Hoàng Sa, chở trên đó niềm vui sắp được vài chỉ vàng cho mẹ sắm Tết, của cậu thanh niên Bùi Huệ.
Thế nhưng, chỉ 1 tuần sau khi ra khơi, tin từ biển báo về cho ông bố Bùi Mã và bà mẹ Nguyễn Thị Tề: “Huệ bị đột quỵ sau cú lặn 50 mét nước. Đang trên đường đưa vào bờ!”.
Nghe tin này, những thợ lặn ở đảo Lý Sơn lắc đầu quầy quậy: "Đã đột quỵ do lặn biển là coi như tàn đời". Bùi Huệ cũng không thoát được quy luật nghiệt ngã ấy: Lặn ở độ sâu 50-60 mét mà nhô lên khỏi mặt nước một cách đột ngột, áp suất thay đổi nhanh, đột quỵ là chuyện thường xảy ra với những người đi lặn lần đầu như Huệ. Sau hai tháng chữa trị, Huệ bị liệt nửa người, đôi chân không còn có cảm giác gì nữa và cuộc đời của người tàn tật, bắt đầu vận vào Huệ, cũng từ ấy...
Sau cả năm ngồi ngóng ra biển, Huệ bắt đầu nghĩ cách vận động. Ban đầu là mơ tới chiếc xe lăn để tự mình lăn từ nhà ra mép nước, nhìn biển mỗi chiều cho đỡ nhớ khơi xa.
Biết vậy, một người quen ở Đảo Lớn tặng Huệ chiếc xe lăn đã cũ và từ đó, anh bắt đầu những vòng quay gập ghềnh trên những con đường đầy cát trên Đảo Bé.
Có những hôm, đôi tay khỏe mạnh của một ngư phủ dạn dày vẫn không điều khiển được chiếc xe, nhất là mỗi lần “lăn” qua dốc Đụn.
Hòn Đụn ở đảo Bé với du khách là một thắng cảnh tuyệt vời nhưng với Huệ lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Có những lần ngã xe, cả xe và người nằm... chổng vó, Huệ chỉ còn biết đợi một ai đó đi ngang qua đường để nhờ họ “giải cứu”. Mà đường về nhà Huệ nơi cuối đảo Bé cũng chỉ dăm gia đình sinh sống, vì thế, có hôm Huệ nằm hàng mấy ở nơi dốc Đụn, mới có người giúp bế dậy. đặt lại lên xe.
No và Phao, tháng 2/2012 |
Huệ lại ước: "Giá như có hai con chó thật khôn và khỏe mạnh để nó kéo mình qua dốc Đụn?".
Giấc mơ ấy lớn dần, khi người chị cả bên Đảo Lớn mang cho chú em trai tật nguyền một con chó. Huệ đặt cho con chó tên là Nô.
Chú Nô càng ở với Huệ càng khôn, nhưng mình nó không thể “gánh vác” được giấc mơ của ông chủ.
Thế là Huệ lại nhờ người sang Đảo Lớn xin thêm một con cún nữa. Huệ đặt tên cho nó là Phao, với hàm ý nó như một chiếc phao của đời anh.
Mà quả là như vậy, cùng với Nô, chú Phao thành "phao cứu sinh" của đời Huệ suốt 5 năm qua.
Hai chú chó cứ cần mẫn kéo chiếc xe lăn đã cũ mỗi chiều qua dốc Đụn, trước sự ngỡ ngàng đến tê tái của dân làng chài xã An Bình xa xôi, nghèo khó nhất nhì cả nước...
Cả 1 ngày loanh quanh cùng Huệ, cùng kê ghế trước cửa nhìn ra cái khoảng biển Đông xanh ngắt, sóng trắng nhễ nhại và đẹp đến điếng người, nghe Huệ kể về quãng thời gian 10 năm ở ngay biển mà không ra được biển...
Mình cứ buồn quay quắt: Biển kia sao tàn nhẫn, khắc nghiệt với những trai trẻ, hừng hực sức sống và luôn mang khát vọng chinh phục biển, để kiếm sống nuôi thân đến thế?. Huệ vẫn còn may mắn lắm, so với những người trạc tuổi, cũng ở ngay Lý Sơn, nhưng đang nằm trong lòng biển, mãi mãi không về...
Ngồi lâu thành thân, Huệ bộc bạch: "Dạo này cả No và Phao đều gầy, vì kéo cái xe cũ, mệt lắm!". Mình rút điện thoại gọi cậu bạn Bảo Anh, làm Doanh nghệp cung cấp - phân phối thiết bị Y tế ngoài Hà Nội.
Cậu bạn gật đầu đánh rụp: "Có ngay xe lăn, em để lại anh đúng giá gốc, gọi là góp phần ủng hộ ngư dân chúng ta!". Mình rành mạch với Huệ: "Gia đình anh tặng riêng em 1 xe lăn. Tuần sau chuyển từ Hà Nội vào!", Huệ cười sướng, vuốt lưng No, Phao: "Yên tâm nhé! Sắp hết phải gò lưng kéo xe rồi!"...
Bùi Huệ thuận lợi hơn với xe lăn mới |
Rời Lý Sơn về Hà Nội, lưu lại TP. Quảng Ngãi 1 đêm và ngồi với Nhà thơ Thanh Thảo. Kể lại câu chuyện Huệ và cứ băn khoăn bởi ngay ở xã đảo An Bình, còn đến 3 trường hợp khác cũng cần xe lăn để đi lại, giống như Huệ.
Ngay lập tức, Nhà thơ Thanh Thảo và Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi đồng ý ngay cái rụp phương án: "Mỗi anh em tặng 1 cái xe lăn. Còn cái thứ 4, huy động ngay Quảng Ngãi!"..
Câu chuyện "Chó kéo xe ở Lý Sơn" được mình viết trên Blog, ngay sau đó được Nhà thơ Thanh Thảo viết lại trên Báo Thanh niên ngày sau và trở thành "đề tài nóng", cho các đồng nghiệp báo bạn, thời gian sau đó chuyển đề tài từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khai thác, đăng tải rầm rầm.
Buồn cười nhất là Báo Lao động đăng sau, cũng định tặng 1 xe lăn, nhưng thời điểm ấy thì mình và Nhà thơ Thanh Thảo - Trần Văn Thanh đã chuyển xe lăn từ đất liền ra Đảo Bé cho 4 đối tượng xong rồi, nên đành ngậm ngùi: "Có 1 bạn đọc khác nhanh tay tặng trước" và phóng viên Báo đành gọi chị gái của Huệ ra cầu tàu Đảo Lớn, chụp hình trao 4 triệu đồng, chuyển mục đích: "Cho Huệ mua lưới về bán cho bà con". He! He!..
Lần này mình ra thăm lại Đảo Bé, chiếc tàu đánh cá chạy ngất ngây trên sóng từ Cảng Sa Kỳ ra thẳng Đảo Bé tầm đầu giờ chiều.
GĐ Trần Văn Thanh (áo sẫm) trao 4 xe lăn tại trụ sở xã An Bình (7/2011) |
Cứ tưởng được ăn với nhau bữa cơm, chẳng ngờ gió Nam mạnh quá, tàu cập bến cứ bị sóng đẩy vào cồng cộc như sắp vỡ nên Thuyền trưởng thi thoảng lại gọi điện giục, nên thời gian ở cùng Huệ rút ngắn.
Thấy mình quýnh quáng, cả nhà Huệ buồn trông thấy. Cậu lại hớt hải lăn xe sang hàng xóm, gọi nhờ kéo lưới sớm. Chỉ trong chưa đầy 10 phút, hàng xóm đã kéo lên cả bao nhỏ cá chừng chục kg, con nào con nấy dài thượt, có mỏ trắng dài như lưỡi kiếm, hình như chỉ ngoài Đảo Bé mới có. Huệ nói khiến mình cũng tiếc hùi hụi: "Em nhặt sẵn củi khô, định nướng tươi ngay trước nhà, đãi các anh khi ra với biển".
Mai Thanh Hải trao tiền ủng hộ cho Huệ (2/2012) |
Dùng dằng chia tay, Huệ bảo: "Em giờ vừa đan lưới vừa nuôi cua dẹt (cua đá) sau nhà, tích cóp sửa cái nhà lá, kẻo ba mẹ bây giờ cũng trên dưới 80 tuổi, sao nuôi mãi em được?" và đẩy xe, đưa mình ra xem cái "Dự án nuôi cua" chỉ gồm vài đống đá ở khoảng vườn tối om sau nhà, vừa đi vừa rủ rỉ kể niềm hy vọng kiếm gạo mắm, dầu hỏa đổi đời từ đám cua bé bằng mắt muỗi, chui tít tịt đâu đâu...
Tự dưng mình cứ tẩn mẩn: Sống với biển, bám biển để sống và giữ biển, suốt ngày được tivi - báo chí - lãnh đạo to oang oang phát biểu "những chiến sĩ xung kích giữ gìn chủ quyền Tổ quốc, biển đảo Hoàng Sa", thế nhưng "sinh nghề, gần... tử nghiệp", khi những ngư dân như Huệ, tuổi còn trẻ, cơ thể đang tràn trề sức sống gặp nạn, mà phải sống phần đời tàn tật, bất lực... thì vai trò, trách nhiệm của những người "tuyên dương - ca ngợi" ấy bây giờ ở đâu, ra sao?.
Hơn 10 năm, kể từ khi gặp nạn ngoài Hoàng Sa, hình như sự giúp đỡ của Đảng - Chính phủ đối với cựu ngư dân Bùi Huệ, cũng chỉ dừng lại ở số tiền chế độ cho hộ nghèo và giáp Tết mỗi năm chừng chục kg gạo. Còn lại, Huệ cùng bao ngư dân khác ở xã đảo An Bình nói riêng và huyện đảo Lý Sơn tiền tiêu vẫn phải tự lần hồi từng ngày, kiếm từng con cá nhỏ để sống và sự giúp đỡ - chia sẻ thường nhật của họ, vẫn là những tấm lòng của nhiều cá nhân từ trong đất liền, biết đến các ngư dân Lý Sơn, qua báo chí - Blog của những Nhà báo, đã lặn lội ra đến Lý Sơn...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Nhân dịp ra công tác tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Mai Thanh Hải đã đến thăm trao tặng một số khoản tiền mặt như sau:
- Ngư dân Tiêu Viết Là (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, người đã nhiều năm gắn bó với quần đảo Hoàng Sa, 4 lần bị lính Trung Quốc bắt giữ - tịch thu tàu thuyền, ngư cụ) số tiền 10.000.000 VND để hỗ trợ Ngư dân Tiêu Viết Là điều trị bệnh tim.
- Vợ - con của 6 ngư dân mất tích khi đang đánh bắt tại Quần đảo Hoàng Sa tháng 10/1201, với số tiền 2.000.000 VND/gia đình.
- Ngư dân Bùi Huệ số tiền 2.500.000 VND.
Toàn bộ số tiền này do Nhà thơ Thanh Thảo, các Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi, một số Nhà báo công tác tại Hà Nội - Quảng Ngãi và các cá nhân khác, quyên góp trong buổi khai trương "Một góc Hoàng Sa trong lòng Quảng Ngãi" (ngày 5/2/2012).
Đi nhiều quá coi chừng dài Că ng(cẳng)đó Hải ơi!
Trả lờiXóaCCBTV
them duoc xoa dau hai con cho nay :)
Trả lờiXóaGhen tỵ với bác quá.
Trả lờiXóaĐáng thân nam nhi đại trượng phu. Dọc ngang trời đất, bốn biển là nhà. Đi nhiều, viết khỏe.
Cảm ơn bác vì những bài viết sống động :)
Qua những hình ảnh thế này mới thấy vai trò của bảo hiểm xã hội đi đâu mất, đáng lẽ ra để khuyến khích người dân, nhất là những người làm nghề nguy hiểm như lăn biển tham gia bảo hiểm thì bảo hiểm xã hội nên tặng vài suất bảo hiểm để khuyến khích người dân ở biển đảo tham gia bảo hiểm. ở chỗ cần phát huy thì các bác ấy cứ lặn đâu mất.
Trả lờiXóa