TNO - Bức ảnh bị cáo nằm ngửa giữa phiên tòa "kỳ án trộm dê" tại tòa án huyện Bắc Bình (Bình Thuận) sáng 14.1.2014 chắc chắn sẽ là một trong những tấm ảnh đi vào lịch sử ngành tố tụng Việt Nam.
Dư luận ngỡ ngàng vì không thể tin chính những người đại diện cho pháp luật lại thực hiện một hành vi lăng mạ pháp luật đến như thế.
Cách đây gần 15 năm, lúc những đòi hỏi cải cách tư pháp đang manh nha, một tờ báo chuyên về pháp luật liên tiếp đưa ra những diễn đàn về những quy định được coi là hình thức trong tố tụng.
Tôi nhớ lúc ấy thường các phòng xử của Tòa án TP.HCM vẫn còn giữ bộ bàn ghế từ trước 1975, kê liền trên một bục cao hình chữ U.
Chính giữa là chỗ ngồi của Hội đồng xét xử (HĐXX), bên trái nhìn từ khán phòng là chỗ ngồi của công tố viên.
Phía dưới, gần vành móng ngựa và chỗ ngồi bị can, bị cáo, tòa kê một chiếc bàn khác cho luật sư.
Tôi nhớ lúc ấy thường các phòng xử của Tòa án TP.HCM vẫn còn giữ bộ bàn ghế từ trước 1975, kê liền trên một bục cao hình chữ U.
Chính giữa là chỗ ngồi của Hội đồng xét xử (HĐXX), bên trái nhìn từ khán phòng là chỗ ngồi của công tố viên.
Phía dưới, gần vành móng ngựa và chỗ ngồi bị can, bị cáo, tòa kê một chiếc bàn khác cho luật sư.
Phía dưới là hai hàng ghế dành cho người dự khán. Khoảng 3 hàng ghế đầu có bàn, các hàng sau không có.
Trong những phiên tòa có nhiều luật sư, chiếc bàn dành riêng không đủ chỗ ngồi, tòa dùng luôn các bộ bàn đầu của người dự khán.
Trong những phiên tòa có nhiều luật sư, chiếc bàn dành riêng không đủ chỗ ngồi, tòa dùng luôn các bộ bàn đầu của người dự khán.
Trong cả hai trường hợp, bàn của vị công tố đều riêng biệt và cao hẳn lên so với bàn luật sư.
Vị trí chênh lệch này đã gây ra những tranh luận sóng gió, thỉnh thoảng bùng phát trở lại trên các diễn đàn nghiệp vụ tố tụng.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Quế, cựu thẩm phán, chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao, đã 50 năm qua, vị trí này không thay đổi, do các nguyên nhân về lịch sử và pháp luật của nó.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Văn Quế, cựu thẩm phán, chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao, đã 50 năm qua, vị trí này không thay đổi, do các nguyên nhân về lịch sử và pháp luật của nó.
Việc vị kiểm sát viên có cần đứng lên chào cùng với mọi người trong phòng xét xử khi HĐXX bước vào hay không, lúc ấy cũng dấy lên một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại.
Bất phân thắng bại là vì bên cho rằng công tố là người buộc tội, ngược với luật sư là người gỡ tội, nên phải ngồi ngang hàng. Bên kia dẫn luật nói kiểm sát viên không chỉ buộc tội mà còn kiểm sát chung các hoạt động xét xử tại tòa, trong đó có hoạt động của chính HĐXX, nôm na là "oách" hơn cả HĐXX, nên họ có quyền ngồi khi HĐXX bước vào. Tuy nhiên, ngày càng nhiều ý kiến bảo vệ việc chỗ ngồi của luật sư phải ngang hàng với công tố: để đảm bảo sự công bằng cho người bị xét xử, bên gỡ tội phải ngang hàng với bên buộc tội.
Một thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khác là ông Ngô Cường dẫn ra mô hình chỗ ngồi tại tòa án các nước trên thế giới. Tất cả đều dành vị trí trung tâm cho bị can, bị cáo.
Những quy tắc này, theo ông Ngô Cường, từ lâu đã giới thiệu trong tập san chuyên môn của ngành, như một cách "chuẩn hóa".
Nó thể hiện rằng người quan trọng nhất, phải được đối xử thận trọng nhất, phải được nhận nhiều sự trợ giúp công tâm nhất từ mọi phía trong phiên tòa, phải được xét đoán công minh nhất từ rất nhiều người được giao trách nhiệm... chính là người đang đứng trước vành móng ngựa. Không phải ông chủ tọa, hay bất kỳ ai khác.
Nó thể hiện rằng người quan trọng nhất, phải được đối xử thận trọng nhất, phải được nhận nhiều sự trợ giúp công tâm nhất từ mọi phía trong phiên tòa, phải được xét đoán công minh nhất từ rất nhiều người được giao trách nhiệm... chính là người đang đứng trước vành móng ngựa. Không phải ông chủ tọa, hay bất kỳ ai khác.
Những quy định kể trên là hình thức bắt buộc của một phiên tòa.
Nó thể hiện mục đích tối thượng của pháp luật là bảo vệ con người, xác lập sự công bằng trong xã hội.
Đó là nền pháp luật lấy con người làm trung tâm, bảo đảm sự tự do, an toàn và hạnh phúc của mỗi người dân.
Không phải pháp luật của kẻ mạnh, án bỏ túi, xử cho vui, xử cho chết, xử kiểu "tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày", như những câu chuyện giễu cợt.
Nó thể hiện mục đích tối thượng của pháp luật là bảo vệ con người, xác lập sự công bằng trong xã hội.
Đó là nền pháp luật lấy con người làm trung tâm, bảo đảm sự tự do, an toàn và hạnh phúc của mỗi người dân.
Không phải pháp luật của kẻ mạnh, án bỏ túi, xử cho vui, xử cho chết, xử kiểu "tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày", như những câu chuyện giễu cợt.
Do vậy, việc các quan tòa TAND huyện Bắc Bình cho lệnh xốc nách lôi đi một phụ nữ đã kiệt lực và đang rối loạn trí não vào tòa, rồi "cẩn thận" lấy chiếc giường xếp cho người phụ nữ ấy nằm ngửa ra giữa chốn pháp đình và thản nhiên xét xử cho bằng được, không chỉ là "nhẫn tâm", "vô nhân đạo" như những bàng hoàng trong dư luận.
Đó không chỉ là sự dốt nát của cái đầu và lạnh ngắt của trái tim. Đó là cách hành xử man rợ, đi ngược lại những nỗ lực cải cách tư pháp, kéo lùi văn hóa xét xử.
Đó không chỉ là sự dốt nát của cái đầu và lạnh ngắt của trái tim. Đó là cách hành xử man rợ, đi ngược lại những nỗ lực cải cách tư pháp, kéo lùi văn hóa xét xử.
Hoàng Xuân
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo đang sống và làm việc tại TP.HCM
------------------
Nhan đề bài viết do MTH đặt lại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét