AABC - Từ Đồn Biên phòng 211 - Thàng Tín (Hoàng Su Phì, Hà Giang) lên đến điểm Trường Mầm non bản Ngải Thầu, phải vượt qua núi, men theo sườn núi và xuyên nhờ qua ngõ - sân của cả chục nhà dân trong bản, mới tới nơi.
Đầu giờ chiều tới lớp, thấy ngôi nhà trình tường đất cũ kỹ, nứt nẻ và tối om om với duy nhất 1 cửa ra vào 1 cửa sổ, vắng hơn cả chùa Bà Đanh.
Đứng đến 20 phút, mới thấy 1 cô tre trẻ lật đật tay bế, lưng cõng, tay dắt mấy đứa lít nhít sấp ngửa chạy lên.
Em tên Huyền, giáo viên Mầm non trông coi - dạy dỗ gần 30 đứa lít nhít trong bản.
Hỏi: "Học sinh đâu hết?", lí nhí: "Về hết rồi ạ!".
Hỏi: "Em ở đâu lên đây?", càng lí nhí: "Em vừa về đến Trường chính, định và bát cơm thì thấy các anh ở Đồn Biên phòng đi lên, nghĩ có thể mọi người rẽ qua thăm điểm Trường nên chẳng kịp ăn, chạy lên mấy nhà gần lớp, đưa học sinh đến!".
Khó hiểu: "Chương trình làm gì có chuyện cho học sinh học nửa ngày?".
Ngân ngấn nước mắt kể, nghe em nói xong mới thấy mình trách nhầm:
Lớp học là nhà dân cho mượn, xây dựng từ tám hoánh hồi nào cũ kỹ đúng phong tục, chút ánh sáng duy nhất cho rõ mặt người là 2 khuôn cửa chính - cửa sổ và chỉ hơi lờ mờ, lúc... gần trưa, dịp mùa hè khi nắng chang chang khắp nơi (dĩ nhiên, mùa đông trên vùng cao Thàng Tín, mây phù đặc quánh quanh năm, học sinh Mầm non, họa may mới đến lớp khi bố mẹ đi chợ búa - giỗ chạp cả ngày, bắt cô giáo làm bảo mẫu trông từ sáng đến đêm).
Điện thắp sáng ư, cho dù là điện nước vàng ệch?. Giấc mơ quá xa vời từ bao năm nay, bởi đến cả bản cũng chả có, nữa là lớp học?..
Đèn - nến ư?. Tiền đâu mà mua và mua đâu, khi thủ phủ Hà Giang cách nửa ngày đường đi xe máy và thị trấn huyện, tuy nhìn thấy ngay dưới chân núi, nhưng lên xuống cũng mất gần nửa ngày?..
Và sự ngân ngấn, thành nước mắt lăn dài trên má: "Em cũng muốn học sinh ăn học đàng hoàng, để đơ bị khiển trách - kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ lắm chứ?. Nhưng anh nhìn xem, duy nhất mỗi cái nhà làm phòng học. Học sinh sáng đến lớp, trưa về ăn cơm và ngủ luôn tại nhà. Muốn ăn tại lớp, cũng đâu có bếp?. Muốn ngủ tại lớp, mỗi nền đất, không có nổi cái bàn, manh chiếu, tấm chăn như những điểm khác?" và tức tưởi: "Đến nhà vệ sinh cũng không có, cô trò toàn phải... đi liều xuống lưng nhà dân phía trước, xong lại xách xô xuống nhà dân xin nước dội hoặc lấy xẻng xúc đất đổ lên, cho đỡ mùi và đỡ bị dân trách móc, mắng chửi!"...
Rời Thàng Tín xuống núi, tới thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì, đọc mạng mới biết: Hà Nội vừa phê duyệt xây dựng 15 nhà vệ sinh, trị giá mỗi nhà 1 tỷ đồng.
Không nén nổi, chửi: "Mẹ!. Chỉ cần cái vẩy rơi rớt của số ấy thôi, bộ đội - giáo viên và dân bản cũng xây đủ 1 nhà vệ sinh, kéo 1 đường nước và làm 1 gian bếp, cho gần 30 đứa trẻ con lẫm chẫm thực học ra học, cô giáo thực dạy ra dạy!".
Không có những đứa trẻ, con người, lớp học trên vùng biên giới, giữ đất - giữ mốc và ngăn chặn mọi âm mưu cướp bóc - phá hoại - lấn chiếm từ bên kia biên giới này, chắc gì họ được yên lành mà ăn chơi, ngủ nghỉ, nữa là đi vệ sinh trong những nơi tiền tỷ?..
Đầu giờ chiều tới lớp, thấy ngôi nhà trình tường đất cũ kỹ, nứt nẻ và tối om om với duy nhất 1 cửa ra vào 1 cửa sổ, vắng hơn cả chùa Bà Đanh.
Đứng đến 20 phút, mới thấy 1 cô tre trẻ lật đật tay bế, lưng cõng, tay dắt mấy đứa lít nhít sấp ngửa chạy lên.
Em tên Huyền, giáo viên Mầm non trông coi - dạy dỗ gần 30 đứa lít nhít trong bản.
Hỏi: "Học sinh đâu hết?", lí nhí: "Về hết rồi ạ!".
Hỏi: "Em ở đâu lên đây?", càng lí nhí: "Em vừa về đến Trường chính, định và bát cơm thì thấy các anh ở Đồn Biên phòng đi lên, nghĩ có thể mọi người rẽ qua thăm điểm Trường nên chẳng kịp ăn, chạy lên mấy nhà gần lớp, đưa học sinh đến!".
Khó hiểu: "Chương trình làm gì có chuyện cho học sinh học nửa ngày?".
Ngân ngấn nước mắt kể, nghe em nói xong mới thấy mình trách nhầm:
Lớp học là nhà dân cho mượn, xây dựng từ tám hoánh hồi nào cũ kỹ đúng phong tục, chút ánh sáng duy nhất cho rõ mặt người là 2 khuôn cửa chính - cửa sổ và chỉ hơi lờ mờ, lúc... gần trưa, dịp mùa hè khi nắng chang chang khắp nơi (dĩ nhiên, mùa đông trên vùng cao Thàng Tín, mây phù đặc quánh quanh năm, học sinh Mầm non, họa may mới đến lớp khi bố mẹ đi chợ búa - giỗ chạp cả ngày, bắt cô giáo làm bảo mẫu trông từ sáng đến đêm).
Điện thắp sáng ư, cho dù là điện nước vàng ệch?. Giấc mơ quá xa vời từ bao năm nay, bởi đến cả bản cũng chả có, nữa là lớp học?..
Đèn - nến ư?. Tiền đâu mà mua và mua đâu, khi thủ phủ Hà Giang cách nửa ngày đường đi xe máy và thị trấn huyện, tuy nhìn thấy ngay dưới chân núi, nhưng lên xuống cũng mất gần nửa ngày?..
Và sự ngân ngấn, thành nước mắt lăn dài trên má: "Em cũng muốn học sinh ăn học đàng hoàng, để đơ bị khiển trách - kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ lắm chứ?. Nhưng anh nhìn xem, duy nhất mỗi cái nhà làm phòng học. Học sinh sáng đến lớp, trưa về ăn cơm và ngủ luôn tại nhà. Muốn ăn tại lớp, cũng đâu có bếp?. Muốn ngủ tại lớp, mỗi nền đất, không có nổi cái bàn, manh chiếu, tấm chăn như những điểm khác?" và tức tưởi: "Đến nhà vệ sinh cũng không có, cô trò toàn phải... đi liều xuống lưng nhà dân phía trước, xong lại xách xô xuống nhà dân xin nước dội hoặc lấy xẻng xúc đất đổ lên, cho đỡ mùi và đỡ bị dân trách móc, mắng chửi!"...
Rời Thàng Tín xuống núi, tới thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì, đọc mạng mới biết: Hà Nội vừa phê duyệt xây dựng 15 nhà vệ sinh, trị giá mỗi nhà 1 tỷ đồng.
Không nén nổi, chửi: "Mẹ!. Chỉ cần cái vẩy rơi rớt của số ấy thôi, bộ đội - giáo viên và dân bản cũng xây đủ 1 nhà vệ sinh, kéo 1 đường nước và làm 1 gian bếp, cho gần 30 đứa trẻ con lẫm chẫm thực học ra học, cô giáo thực dạy ra dạy!".
Không có những đứa trẻ, con người, lớp học trên vùng biên giới, giữ đất - giữ mốc và ngăn chặn mọi âm mưu cướp bóc - phá hoại - lấn chiếm từ bên kia biên giới này, chắc gì họ được yên lành mà ăn chơi, ngủ nghỉ, nữa là đi vệ sinh trong những nơi tiền tỷ?..
Đem mấy tay ký quyết định xây nhà vệ sinh tiền tỉ đó lên biên giới và bắt chúng nó phải sống 1 năm ở đó thôi cho biết mùi vùng cao, vùng xa. Đọc bài mà tức uất lên được, chán cho cái xã hội này.
Trả lờiXóaĐã nói chúng ăn không từ cái gì của dân .Ăn nhà vệ sinh và nay đã ăn cả hài cốt liệt sĩ mới kinh hoàng.Những kẻ khốn nạn ấy là lãnh đạo ở cấp cao và đặc biệt là tổng kết cuối năm bao giờ cũng được xếp loại xuất sắc về Học tập và làm theo...
XóaĐọc bài mình thấy thương thật, Các em vùng cao vùng sâu, xa gia đình làm gì có ăn mà cho con em đi học. Đi được đã may lắm rồi mà còn thiếu thốn như thế nữa. Dù bộ đội lên thường xuyên để quan tâm cũng k quan tâm hết được. Nước ta còn nghèo quá. Điện có tới đâu mà bảo có điện. Thực sự thì như bạn nói, mấy con sâu mọt đấy phải đi biên giới mấy năm. Tổ chức cơ sở Đảng cần theo sát hơn nữa, chứ thế này thì mấy chốc
XóaXin phép tác giả share trên FB của mình
Trả lờiXóađọc song mà đau hết cả đầu, mình làm cho một trung tâm quà biếu cao cấp nên thường thấy những quan chức mua nhũng món quà như, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo tinh chất
Trả lờiXóatrị giá mấy chục triệu một lạng mà mang đi biếu đi hoang phí, ước gì những thứ đấy chuyển đến tay trẻ em miên núi nhỉ
Đừng đợi Hà Nội, mà ngay như Hà Giang, nếu chuyển số trường xây rồi bỏ hoang ở huyện Quang Bình lên đến đây là đã giải quyết được khối thứ. Nạn này đâu cũng như nhau thôi bác ạ!
Trả lờiXóa