Mai Thanh Hải - Trở lại câu chuyện khẩu hiệu ở các gia đình hộ dân tại một số tỉnh miền Trung - Tây nguyên: Càng lên miền núi khó khăn, càng thấy nhiều khẩu hiệu với đủ các nội dung từ thuộc lòng xa lắc xa lơ cho đến mới toe, lần đầu bắt gặp.
Đi dọc đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đại Lộc và Nam Giang, khẩu hiệu san sát, cứ mỗi nhà 1 tấm biển gỗ màu đỏ chữ vàng, cheo leo đứng trên 2 cọc gỗ đầu ngõ.
Dừng lại ở "Trung tâm khẩu hiệu" xã Zơ Nông, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tìm hiểu, mới biết: Mỗi nhà phải nộp 45.000 VND để mua riêng khẩu hiệu, cọc chống và công đóng gia đình phải tự bỏ ra. Treo đâu ở tùy, cốt sao mỗi hộ phải có 1 khẩu hiệu treo trước cửa, còn treo thế nào và đổ xiên xẹo ra sao, thì... kệ.
Cấp cơ sở "máu me" chữ nghĩa vậy, thảo nào qua các Thị trấn - thị tứ các địa phương trên đường Hồ Chí Minh, cứ giật mình thon thót vì các cổng chào khổng lồ đồ sộ chắn ngang đường.
Cái nào cũng kín đặc màu khẩu hiệu đỏ chót, chữ choang choác màu vàng và suốt từ cổng chào đầu đến cổng chào cuối, pa nô - áp phích - khẩu hiệu phướn cứ xếp hàng la liệt, như khoe giọng - luyện chữ với khách ngang qua.
Chợt lẩn mẩn: Số tiền làm pa nô - áp phích - khẩu hiệu hàng năm ở các địa phương trong cả nước, nếu thống kê được chắc là nhiều lắm, bởi chúng ta có quá nhiều ngày lễ kỷ niệm?.
Với các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng cao khó khăn, số tiền này có khi còn nhiều gấp đôi đồng bằng đô thị, bởi hình như càng nghèo càng nhiều khẩu hiệu và số khẩu hiệu này, có khi còn bị cộng cả "phí chuyên chở" như gạo muối - xăng dầu, chứ chả chơi...
Liệu người dân có thực sự yêu quý tấm khẩu hiệu và học tập - làm theo nội dung ghi trên đó, khi mà việc treo dựng ngay tấm khẩu hiệu được triển khai theo kiểu phong trào, tràn lan, treo dựng vô tội vạ, ngày qua ngày bị ngả nghiêng - xiêu vẹo - tróc mốc?.
Có lẽ cũng đã đến lúc có sự đánh giá nghiêm túc về hiệu quả của công tác tuyên truyền qua panô - áp phích, để rút ra phương pháp hiệu quả nhất, trong thời buổi khác xa với những năm "cả nước vui sao từng hồi trống giục" và người "thụ hưởng" còn muốn đọc, muốn nghe?..
------------------------------------------------------------------------------------------------
Đi dọc đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Đại Lộc và Nam Giang, khẩu hiệu san sát, cứ mỗi nhà 1 tấm biển gỗ màu đỏ chữ vàng, cheo leo đứng trên 2 cọc gỗ đầu ngõ.
Dừng lại ở "Trung tâm khẩu hiệu" xã Zơ Nông, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tìm hiểu, mới biết: Mỗi nhà phải nộp 45.000 VND để mua riêng khẩu hiệu, cọc chống và công đóng gia đình phải tự bỏ ra. Treo đâu ở tùy, cốt sao mỗi hộ phải có 1 khẩu hiệu treo trước cửa, còn treo thế nào và đổ xiên xẹo ra sao, thì... kệ.
Cấp cơ sở "máu me" chữ nghĩa vậy, thảo nào qua các Thị trấn - thị tứ các địa phương trên đường Hồ Chí Minh, cứ giật mình thon thót vì các cổng chào khổng lồ đồ sộ chắn ngang đường.
Cái nào cũng kín đặc màu khẩu hiệu đỏ chót, chữ choang choác màu vàng và suốt từ cổng chào đầu đến cổng chào cuối, pa nô - áp phích - khẩu hiệu phướn cứ xếp hàng la liệt, như khoe giọng - luyện chữ với khách ngang qua.
Chợt lẩn mẩn: Số tiền làm pa nô - áp phích - khẩu hiệu hàng năm ở các địa phương trong cả nước, nếu thống kê được chắc là nhiều lắm, bởi chúng ta có quá nhiều ngày lễ kỷ niệm?.
Với các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng cao khó khăn, số tiền này có khi còn nhiều gấp đôi đồng bằng đô thị, bởi hình như càng nghèo càng nhiều khẩu hiệu và số khẩu hiệu này, có khi còn bị cộng cả "phí chuyên chở" như gạo muối - xăng dầu, chứ chả chơi...
Liệu người dân có thực sự yêu quý tấm khẩu hiệu và học tập - làm theo nội dung ghi trên đó, khi mà việc treo dựng ngay tấm khẩu hiệu được triển khai theo kiểu phong trào, tràn lan, treo dựng vô tội vạ, ngày qua ngày bị ngả nghiêng - xiêu vẹo - tróc mốc?.
Có lẽ cũng đã đến lúc có sự đánh giá nghiêm túc về hiệu quả của công tác tuyên truyền qua panô - áp phích, để rút ra phương pháp hiệu quả nhất, trong thời buổi khác xa với những năm "cả nước vui sao từng hồi trống giục" và người "thụ hưởng" còn muốn đọc, muốn nghe?..
------------------------------------------------------------------------------------------------
Nên treo câu khẩu hiệu này ở mỗi cái cổng nè:
Trả lờiXóa'LÀM NHƯ CẶC, GẶP MẶT LÀ HÔ KHẨU HIỆU'
HEHE.
Ngao ngán thay!
Trả lờiXóaCái này thấy giống chuyện tiếu lâm của dân Nghệ kể về con cá gỗ họ treo trong mỗi bữa ăn. Kính thưa các loại khẩu hiệu cũng là loại "cá gỗ" mà chính thể ta treo để dân chúng "hít hà" thay cho thực chất ấy mà !
Trả lờiXóaÔi Hải sưu tập gì mà lắm bảng đỏ ( bỏ đảng )thế , nước Việt mính ăn truyền thống , sống tiềm năng nên nếu không có những cái bảng đỏ đó thì còn gì là nước Việt Hải uiui..
Trả lờiXóaNếu đúng vậy thì câu tục ngữ "Có thực mới vực được đạo" của các cụ ta ngày xưa đã bị . . . vô hiệu!!!
Trả lờiXóaNhà báo nhìn đâu cũng ra sự kiện. Hình ảnh này nó giông giống với Bắc Hàn kiểu.........cứ gặp lãnh tụ là khóc...........
Trả lờiXóaE đồ rằng chính quyền mí địa phương này làm ăn dây dưa mây mưa với nhà cung cấp dịch vụ, keke
Trả lờiXóaMà nhìn sự tương phản giữa cái không gian cũ nát (của sự nghèo túng) với tấm biển ngay ngắn chói lòa thì lại thấy nó làm sao đó bác ạ,
X.bông!
Thiếu tự tin nên phải xài nhiều khẩu hiệu.Thằng mỹ đếch cần xài khẩu hiệu,bởi nó quá giàu.
Trả lờiXóaTHÌ ĐÓA
Trả lờiXóaCÓ MỘT THỜI, LOẠN LẠC?..
Một hiện thực ở VN chẳng ai chối cãi được. Cảm ơn Mai Thanh Hải!
Trả lờiXóa