Đào Tuấn - Không hề ngẫu nhiên, báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) dùng hai chữ “nhân dân” để chỉ đối tượng gặp khó khăn do giá cả, do thiếu việc làm, do lương thấp đến mức “không đủ tái tạo sức lao động”
Vấn đề gì mà người dân và cử tri quan tâm nhất tại Kỳ họp Quốc hội (QH) lần này?.
Đó là chuyện thuế phí “vừa nhiều vừa cao”, như đánh giá của Phó Chủ tịch MTTQ Nguyễn Văn Pha.
Là giá cả tăng rất cao trong khi lương tối thiểu không theo kịp đà tăng của giá - như báo cáo của MTTQ.
Những chuyện khác, dù quan trọng đến mấy, cũng chỉ là “phi cơm áo”.
Nhưng báo cáo tình hình KT-XH của Chính phủ, dường như chỉ thấy màu hồng, phản ánh một cách nhìn lạc quan, về tình hình rất tươi sáng, xét về khía cạnh kinh tế vĩ mô: Lạm phát được kiềm chế; lãi suất cho vay giảm; thanh khoản cải thiện; tỷ giá ổn định; xuất khẩu tăng; dự trữ ngoại hối tăng; sản xuất kinh doanh được cải thiện; hàng tồn kho giảm; sản xuất công nghiệp tăng; nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển; dịch vụ tăng trưởng cao...
Ai là người được hưởng thành quả của sự tươi sáng, nếu không phải là nhân dân?.
Nhưng chỉ tiêu vĩ mô không phải là đời sống, dù trên nguyên tắc nó quyết định đến đời sống.
Nhưng báo cáo không phải là thực tế, dù đáng lẽ nó phải ghi nhận những thực tế.
Chính vì thế, cũng không có gì bất ngờ khi sự ngột ngạt trong khó khăn vẫn là tâm lý chủ đạo trong kiến nghị cử tri gửi tới QH.
Bởi có thể số người dân hiểu được các con số, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không thể đo bằng con số % dân chúng.
Nhưng 100% dân chúng đã, đang và sẽ là những người cảm nhận rõ ràng nhất những tác động của nền kinh tế - dù được đánh giá hoặc đang tươi sáng hoặc đang dần xuống đáy - lên chính bản thân họ, mà cụ thể là những đồng lương, và những bữa cơm.
Chỉ tiếc là báo cáo Chính phủ dài 17 trang, 9.799 chữ chỉ có đúng hai câu nói về khó khăn của dân chúng: “Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn” và “Do nguồn lực còn hạn chế nên việc mở rộng diện và nâng mức hỗ trợ chính sách an sinh xã hội…tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Không ngẫu nhiên mà trong đúng ngày QH khai mạc, báo chí dẫn lời một GS.TS cho rằng: Chính phủ nói “một bộ phận” nhân dân đang gặp khó khăn, nhưng thật ra là “đại bộ phận”.
Một thầy giáo thì phát biểu: 9 năm qua, lương của anh đã tăng cơ học gấp 4 lần nhưng thu nhập thực tế lại không tăng, nếu không muốn nói chi tiêu còn khó hơn trước.
Ví dụ, 9 năm trước, giá xăng chỉ hơn 4.000 đồng/lít, bây giờ đã 23.000 đồng, mà xăng tăng một thì có nghĩa giá cả tăng bằng một, cộng với giá tâm lý “té giá theo xăng”.
Và một cựu Đại biểu QH thì khẳng định: "Làm sao buộc được người dân phải tin vào thứ mà họ không thể tin khi đồng nội tệ bị lạm phát làm cho méo mó?".
Cũng không ngẫu nhiên, báo cáo kiến nghị cử tri của MTTQ dùng hai chữ “nhân dân” để chỉ đối tượng gặp khó khăn do giá cả, do thiếu việc làm, do lương thấp đến mức “không đủ tái tạo sức lao động”.
Không khó để biết người dân đang sống ra sao, có điều, việc thừa nhận của những người có trách nhiệm về “một bộ phận” hay “đại bộ phận” quả thực cũng không dễ.
Không dễ, nhưng với cách nhìn nhận đánh giá thì không thể nói đến chuyện khó dễ.
Bởi làm sao các chính sách có thể khắc phục được khó khăn khi không nhìn thấy chính xác những khó khăn cụ thể của dân chúng?!..
--------------------------------------
* Nhan đề bài viết đã được MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
* Hình ảnh lấy trên Trang Áo ấm biên cương và một số Trang mạng khác, của các tác giả gắn bó với vùng cao - miền núi, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Vấn đề gì mà người dân và cử tri quan tâm nhất tại Kỳ họp Quốc hội (QH) lần này?.
Đó là chuyện thuế phí “vừa nhiều vừa cao”, như đánh giá của Phó Chủ tịch MTTQ Nguyễn Văn Pha.
Là giá cả tăng rất cao trong khi lương tối thiểu không theo kịp đà tăng của giá - như báo cáo của MTTQ.
Những chuyện khác, dù quan trọng đến mấy, cũng chỉ là “phi cơm áo”.
Nhưng báo cáo tình hình KT-XH của Chính phủ, dường như chỉ thấy màu hồng, phản ánh một cách nhìn lạc quan, về tình hình rất tươi sáng, xét về khía cạnh kinh tế vĩ mô: Lạm phát được kiềm chế; lãi suất cho vay giảm; thanh khoản cải thiện; tỷ giá ổn định; xuất khẩu tăng; dự trữ ngoại hối tăng; sản xuất kinh doanh được cải thiện; hàng tồn kho giảm; sản xuất công nghiệp tăng; nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển; dịch vụ tăng trưởng cao...
Ai là người được hưởng thành quả của sự tươi sáng, nếu không phải là nhân dân?.
Nhưng chỉ tiêu vĩ mô không phải là đời sống, dù trên nguyên tắc nó quyết định đến đời sống.
Nhưng báo cáo không phải là thực tế, dù đáng lẽ nó phải ghi nhận những thực tế.
Chính vì thế, cũng không có gì bất ngờ khi sự ngột ngạt trong khó khăn vẫn là tâm lý chủ đạo trong kiến nghị cử tri gửi tới QH.
Bởi có thể số người dân hiểu được các con số, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không thể đo bằng con số % dân chúng.
Nhưng 100% dân chúng đã, đang và sẽ là những người cảm nhận rõ ràng nhất những tác động của nền kinh tế - dù được đánh giá hoặc đang tươi sáng hoặc đang dần xuống đáy - lên chính bản thân họ, mà cụ thể là những đồng lương, và những bữa cơm.
Chỉ tiếc là báo cáo Chính phủ dài 17 trang, 9.799 chữ chỉ có đúng hai câu nói về khó khăn của dân chúng: “Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn” và “Do nguồn lực còn hạn chế nên việc mở rộng diện và nâng mức hỗ trợ chính sách an sinh xã hội…tạo việc làm và cải cách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Không ngẫu nhiên mà trong đúng ngày QH khai mạc, báo chí dẫn lời một GS.TS cho rằng: Chính phủ nói “một bộ phận” nhân dân đang gặp khó khăn, nhưng thật ra là “đại bộ phận”.
Một thầy giáo thì phát biểu: 9 năm qua, lương của anh đã tăng cơ học gấp 4 lần nhưng thu nhập thực tế lại không tăng, nếu không muốn nói chi tiêu còn khó hơn trước.
Ví dụ, 9 năm trước, giá xăng chỉ hơn 4.000 đồng/lít, bây giờ đã 23.000 đồng, mà xăng tăng một thì có nghĩa giá cả tăng bằng một, cộng với giá tâm lý “té giá theo xăng”.
Và một cựu Đại biểu QH thì khẳng định: "Làm sao buộc được người dân phải tin vào thứ mà họ không thể tin khi đồng nội tệ bị lạm phát làm cho méo mó?".
Cũng không ngẫu nhiên, báo cáo kiến nghị cử tri của MTTQ dùng hai chữ “nhân dân” để chỉ đối tượng gặp khó khăn do giá cả, do thiếu việc làm, do lương thấp đến mức “không đủ tái tạo sức lao động”.
Không khó để biết người dân đang sống ra sao, có điều, việc thừa nhận của những người có trách nhiệm về “một bộ phận” hay “đại bộ phận” quả thực cũng không dễ.
Không dễ, nhưng với cách nhìn nhận đánh giá thì không thể nói đến chuyện khó dễ.
Bởi làm sao các chính sách có thể khắc phục được khó khăn khi không nhìn thấy chính xác những khó khăn cụ thể của dân chúng?!..
--------------------------------------
* Nhan đề bài viết đã được MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
* Hình ảnh lấy trên Trang Áo ấm biên cương và một số Trang mạng khác, của các tác giả gắn bó với vùng cao - miền núi, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Báo cáo củ Thủ tướng lần này theo em là điển hình cho văn nghị luận có dạng tình cảm chủ nghĩa. Rất đúng với truyền thống văn hóa trọng tình của người Việt ta. Chín bỏ làm mười, đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại????
Trả lờiXóaQuốc hội nên xem thêm cái đoạn ghi hình mấy ông/bà Ủy viên BCT hôm trước suti sịt cảm thán về 15 ngày Bộ chính trị, Ban Bí thư kiểm điểm nữa cho đủ bộ rồi hãy biểu quyết cái gì thì biểu quyết. Thời gian còn rộng dài chán. Mùa thu cũng là mùa ăn chơi mà. Có gì đâu mà vội