Mai Thanh Hải - Lên xã biên giới Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng), mình chả phải nhà thơ nhà thiếc gì, cũng phải phì phò bật ra câu cho vần: "Chưa đi chưa biết Xuân Trường/ Đi rồi mới biết con đường rất kinh".
Buổi sáng, xuất phát từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng (xe 3,5 tấn chở hàng do bạn Phương và Thịnh, Doanh nghiệp kinh doanh Gas và chất đốt bốc hàng từ đêm qua và chạy trước lên Cao Bằng), giời mưa lúc nặng lúc nhẹ như dằn dỗi, làm cả Đoàn, mặt ai cũng tái nhợt. Thêm những cú điện thoại đều đặn từ Xuân Trường báo về: "Vẫn mưa kéo dài từ hôm qua, chỉ xe 2 cầu có lái kinh nghiệm, may ra mới bò nổi dốc 3 tầng Hồng An, vào theo đường Lũng Pán!", lại càng lo: Không mang được hàng vào tận nơi cho bọn trẻ lít nhít, quá là đổ sập Chương trình.
Lềnh phềnh vượt qua cung đường Lạng Sơn, đến Cao Bằng đã quá Ngọ, anh Nguyễn Danh Hải - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Cao Bằng bồn chồn đứng bên chiếc Santafe 2 cầu, đầy ứ hàng của Cty tặng Đồn Biên phòng và giáo viên học sinh, kéo cả bọn vào ăn vội, vừa ăn vừa thống nhất với Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng và TBT Báo Cao Bằng Sầm Việt An: Cố gắng, bằng mọi cách có thể, đưa hàng vào Xuân Trường.
Lại hộc tốc lên xe nhằm hướng Bảo Lạc.
Chiếc xe 16 chỗ của cả Đoàn thuê từ dưới Hà Nội, thường chạy êm ro, giờ cứ vật vã trên mặt đường QL34 lổn nhổn đất đá, lở loét ổ trâu ổ gà, nhầy nhụa đất đỏ và rút cục, ì ạch bám theo chiếc Uoat của Biên phòng tỉnh.
Cuối giờ chiều mới vào đến Lũng Pán (điểm tập kết, bên này dãy núi đá, cách Xuân Trường gần 30km), vừa kịp chiếc xe tải chở hàng đến, lát sau mới thấy Santafe của anh Danh Hải và Toyota 5 chỗ của Phương - Thịnh hớt hải phi đến.
Trung tá Nguyễn Hồng Vinh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xuân Trường, Thượng tá Thiểm - Trưởng Công an huyện Bảo Lạc và anh em Biên phòng, Công an đã đợi sẵn, mặt mũi ai cũng căng thẳng: Xe chở hàng 1 cầu không thể leo dốc được, xe Ipha 2 cầu dự phòng chở hàng vừa đứt phanh, cả Đoàn duy nhất có 2 xe Uoat của Biên phòng - Công an huyện và xe Santafe của anh Danh Hải là vào được...
Hơn 3 tấn hàng với gần 100 thùng, bao, túi và gần 20 con người, phải làm sao?..
Căng thẳng bàn bạc, nói chuyện như quát lên khi trời dần tối, sương mù bắt đầu ào xuống bịt mắt, cuối cùng thống nhất: Xe 16 chỗ ra thị trấn Bảo Lạc nằm chờ, xe chở hàng và xe 5 chỗ của Phương - Thịnh có việc gấp, nên cũng chỉ hạ hàng rồi lại quay đầu xuôi về Hà Nội; hàng bốc xuống, tập kết trong nhà dân ven đường và lùng sục thuê thêm 3 xe Uoat chuyên chở hàng của người dân (giá 1.200.000 VND/chiếc), vừa đủ đoàn 6 chiếc xe 2 cầu vừa chở người và hàng vào Xuân Trường, dưới sự dẫn đường - khóa đuôi của xe máy do anh em Biên phòng cầm lái, chỗ hàng còn lại sẽ thuê xe Uoat chở vào sớm, trong sáng mai...
Xúm vào bốc hàng, chọn lựa chất lên xe và dồn người, ơn Giời cũng đủ và bắt đầu rồng rắn, ngược núi đá biên cương.
Nói đến Xuân Trường là nói đến "đặc sản" sương mù, khí lạnh. Chả thế mà càng lên cao, mấy cái xe Uoat chuyên dụng chở hàng, có mỗi ghế lái và ghế phụ, xích sắt quấn bánh chất cả đống dưới chân, cứ rúm ró lại trước sương đặc như sữa, tưởng có thể cầm tay vo lại được và gió lạnh, thẳng thừng quật vào kính xe.
Ngoài trời lạnh đến 14-15 độ, nhưng trong xe nóng rực, phần vì hàng nhiều, người phải chen nhau thì ít, mà vì ai cũng thở hắt ra theo độ nghiêng của xe, dằn xóc của con đường, sợ đến tái mặt, thì nhiều.
Hết đường đá đến dốc đất, chiếc xe sầm sập lao lên rồi... từ từ tụt xuống, bánh giẫy tuyệt vọng trong hố bùn đất ven đường. Cậu lái xe, ban đầu mặc đến 2 áo sơ mi trong áo khoác, rút cục cũng cởi sạch, còn mỗi áo phông, thi thoảng lại kéo phanh, dừng xe lao xuống gõ cành cạch vào bánh trước, sửa cầu.
Ban đầu, việc dừng xuống đẩy xe, sửa cầu còn lạ. Sau rồi, cũng thành quen khiến cậu lái xe quay sang mướt mải mồ hôi động viên: "Các anh chị... nhắm mắt lại đi, khi nào em hô hẵng xuống!".
Ối Giời! Thì nhắm mắt suốt rồi, ai dám nhìn vực sâu hút - đen đặc, lở loét kề ngay bánh xe hiện mờ mờ trong sương và ánh đèn gầm vàng vọt?...
Hơn 3 tiếng đồng hồ, rút cục Đoàn xe cũng hùng hục phi vào sân Đồn Biên phòng Xuân Trường, trong những tràng vỗ tay của cán bộ chiến sĩ cả Đồn đang đứng đợi và nhất là những người, mặt vẫn còn tái dại, chân run lật bật, trên xe.
Hàng hóa được bộ đội khênh cất trong phòng ngủ thênh thang của Đội Vũ trang và bữa cơm tối của cả Đoàn bắt đầu, lúc 23 giờ đêm, ngấu nghiên và hùng hục, như chưa bao giờ được ăn.
Bây giờ, khi ngồi với nhau nói chuyện Xuân Trường, ai cũng lắc đầu quầy quậy: "Lúc ấy, sao mà hăng thế?. Chả ai sợ chết gì cả!".
Lại nhớ đến "khẩu hiệu" cứ lẩm nhẩm trên chuyến xe thồ hàng lên biên cương đêm ấy: "Trâu bò đi được thì người đi được" và cùng gật gù: "Chưa đi chưa biết Xuân Trường/ Đi rồi mới biết con đường rất kinh"...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi sáng, xuất phát từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng (xe 3,5 tấn chở hàng do bạn Phương và Thịnh, Doanh nghiệp kinh doanh Gas và chất đốt bốc hàng từ đêm qua và chạy trước lên Cao Bằng), giời mưa lúc nặng lúc nhẹ như dằn dỗi, làm cả Đoàn, mặt ai cũng tái nhợt. Thêm những cú điện thoại đều đặn từ Xuân Trường báo về: "Vẫn mưa kéo dài từ hôm qua, chỉ xe 2 cầu có lái kinh nghiệm, may ra mới bò nổi dốc 3 tầng Hồng An, vào theo đường Lũng Pán!", lại càng lo: Không mang được hàng vào tận nơi cho bọn trẻ lít nhít, quá là đổ sập Chương trình.
Lềnh phềnh vượt qua cung đường Lạng Sơn, đến Cao Bằng đã quá Ngọ, anh Nguyễn Danh Hải - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Cao Bằng bồn chồn đứng bên chiếc Santafe 2 cầu, đầy ứ hàng của Cty tặng Đồn Biên phòng và giáo viên học sinh, kéo cả bọn vào ăn vội, vừa ăn vừa thống nhất với Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng và TBT Báo Cao Bằng Sầm Việt An: Cố gắng, bằng mọi cách có thể, đưa hàng vào Xuân Trường.
Lại hộc tốc lên xe nhằm hướng Bảo Lạc.
Chiếc xe 16 chỗ của cả Đoàn thuê từ dưới Hà Nội, thường chạy êm ro, giờ cứ vật vã trên mặt đường QL34 lổn nhổn đất đá, lở loét ổ trâu ổ gà, nhầy nhụa đất đỏ và rút cục, ì ạch bám theo chiếc Uoat của Biên phòng tỉnh.
Cuối giờ chiều mới vào đến Lũng Pán (điểm tập kết, bên này dãy núi đá, cách Xuân Trường gần 30km), vừa kịp chiếc xe tải chở hàng đến, lát sau mới thấy Santafe của anh Danh Hải và Toyota 5 chỗ của Phương - Thịnh hớt hải phi đến.
Trung tá Nguyễn Hồng Vinh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xuân Trường, Thượng tá Thiểm - Trưởng Công an huyện Bảo Lạc và anh em Biên phòng, Công an đã đợi sẵn, mặt mũi ai cũng căng thẳng: Xe chở hàng 1 cầu không thể leo dốc được, xe Ipha 2 cầu dự phòng chở hàng vừa đứt phanh, cả Đoàn duy nhất có 2 xe Uoat của Biên phòng - Công an huyện và xe Santafe của anh Danh Hải là vào được...
Hơn 3 tấn hàng với gần 100 thùng, bao, túi và gần 20 con người, phải làm sao?..
Căng thẳng bàn bạc, nói chuyện như quát lên khi trời dần tối, sương mù bắt đầu ào xuống bịt mắt, cuối cùng thống nhất: Xe 16 chỗ ra thị trấn Bảo Lạc nằm chờ, xe chở hàng và xe 5 chỗ của Phương - Thịnh có việc gấp, nên cũng chỉ hạ hàng rồi lại quay đầu xuôi về Hà Nội; hàng bốc xuống, tập kết trong nhà dân ven đường và lùng sục thuê thêm 3 xe Uoat chuyên chở hàng của người dân (giá 1.200.000 VND/chiếc), vừa đủ đoàn 6 chiếc xe 2 cầu vừa chở người và hàng vào Xuân Trường, dưới sự dẫn đường - khóa đuôi của xe máy do anh em Biên phòng cầm lái, chỗ hàng còn lại sẽ thuê xe Uoat chở vào sớm, trong sáng mai...
Xúm vào bốc hàng, chọn lựa chất lên xe và dồn người, ơn Giời cũng đủ và bắt đầu rồng rắn, ngược núi đá biên cương.
Nói đến Xuân Trường là nói đến "đặc sản" sương mù, khí lạnh. Chả thế mà càng lên cao, mấy cái xe Uoat chuyên dụng chở hàng, có mỗi ghế lái và ghế phụ, xích sắt quấn bánh chất cả đống dưới chân, cứ rúm ró lại trước sương đặc như sữa, tưởng có thể cầm tay vo lại được và gió lạnh, thẳng thừng quật vào kính xe.
Ngoài trời lạnh đến 14-15 độ, nhưng trong xe nóng rực, phần vì hàng nhiều, người phải chen nhau thì ít, mà vì ai cũng thở hắt ra theo độ nghiêng của xe, dằn xóc của con đường, sợ đến tái mặt, thì nhiều.
Hết đường đá đến dốc đất, chiếc xe sầm sập lao lên rồi... từ từ tụt xuống, bánh giẫy tuyệt vọng trong hố bùn đất ven đường. Cậu lái xe, ban đầu mặc đến 2 áo sơ mi trong áo khoác, rút cục cũng cởi sạch, còn mỗi áo phông, thi thoảng lại kéo phanh, dừng xe lao xuống gõ cành cạch vào bánh trước, sửa cầu.
Ban đầu, việc dừng xuống đẩy xe, sửa cầu còn lạ. Sau rồi, cũng thành quen khiến cậu lái xe quay sang mướt mải mồ hôi động viên: "Các anh chị... nhắm mắt lại đi, khi nào em hô hẵng xuống!".
Ối Giời! Thì nhắm mắt suốt rồi, ai dám nhìn vực sâu hút - đen đặc, lở loét kề ngay bánh xe hiện mờ mờ trong sương và ánh đèn gầm vàng vọt?...
Hơn 3 tiếng đồng hồ, rút cục Đoàn xe cũng hùng hục phi vào sân Đồn Biên phòng Xuân Trường, trong những tràng vỗ tay của cán bộ chiến sĩ cả Đồn đang đứng đợi và nhất là những người, mặt vẫn còn tái dại, chân run lật bật, trên xe.
Hàng hóa được bộ đội khênh cất trong phòng ngủ thênh thang của Đội Vũ trang và bữa cơm tối của cả Đoàn bắt đầu, lúc 23 giờ đêm, ngấu nghiên và hùng hục, như chưa bao giờ được ăn.
Bây giờ, khi ngồi với nhau nói chuyện Xuân Trường, ai cũng lắc đầu quầy quậy: "Lúc ấy, sao mà hăng thế?. Chả ai sợ chết gì cả!".
Lại nhớ đến "khẩu hiệu" cứ lẩm nhẩm trên chuyến xe thồ hàng lên biên cương đêm ấy: "Trâu bò đi được thì người đi được" và cùng gật gù: "Chưa đi chưa biết Xuân Trường/ Đi rồi mới biết con đường rất kinh"...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HÌNH ẢNH VẬN CHUYỂN - TẬP KẾT HÀNG HÓA VÀO XÃ BIÊN GIỚI XUÂN TRƯỜNG
Dỡ hàng xuống Lũng Pán |
Cẩn thận đồ điện tử |
Đánh số từng thùng, từng bao cho đỡ lạc |
Các bác cho chúng em gửi nhờ |
Lại chuyển hàng lên xe Uoat chuyên dụng, hướng vào Xuân Trường |
Thủ kho to hơn Thủ trưởng |
Để hàng ở Đội Vũ trang, yên tâm quá còn gì |
Tình nguyện... già |
Làm dáng ngay cả khi đếm hàng |
Tủ súng cũng chung với tủ hàng |
Đại diện Cty Cổ phần giao nhận vân tải Vinalink (Chi nhánh Hà Nội) tặng CBCS Đồn BP Xuân Trường 01 máy in, 01 Âm ly; Cổ phần Thương mại Tổng hợp Cao Bằng tặng Đồn 01 màn hình Tivi Sam Sung 43 inch và 50 cặp sách. |
Sáng hôm sau, lại bốc hàng lên Uoat, mang đến chia cho GV-HS điểm Trường Chính |
Chật cứng 3 xe |
Mỗi điểm Trường được nhận 5 thùng mì tôm |
Ruột chăn bông và vỏ chăn |
Các phần bánh kẹo, cho từng HS |
Hàng của điểm Trường chính là nhiều nhất |
Gần chục thùng sách vở, quần áo của GV-HS Trường THCS Hợp Giang, thị xã Cao Bằng gửi theo Đoàn đến X.Trường |
Phút bình yên trước giờ xuất kích |
Cám ơn những sự xẻ - chia và động viên,...
Trả lờiXóakHÂM PHỤC NHỬNG TẤM LÒNG CAO CẢ,CHÚC MỌI NGƯỜI TRONG ĐOÀN BÌNH AN TRƠ VỀ.
Trả lờiXóafacebook của anh bị sao vậy? anh không dùng nữa hay ở ẩn?
Trả lờiXóaCám ơn Hải đã dành nhiều thời gian viết bài cho mọi người biết thế nào là cuộc sống khó khăn vất vả của chiến sĩ và người dân trên vùng biên giới Cao Bằng.
Trả lờiXóaCảm động quá!
Trả lờiXóaBao giờ mình được tham gia 1 lần nhỉ.
chúc bác Hải luôn khỏe mạnh để tiếp tục cuộc hành trình đến với biên giới hải đảo
Trả lờiXóaXã hội dân sự rất có hiệu quả. Tại sao Đảng và Nhà nước cứ muốn lo thay hết mọi người nhỉ???
Trả lờiXóaÔi thật là tuyệt vời bác Hải ơi.
Trả lờiXóaKhâm phục các bác quá, nhưng cũng nên xem lại có cách nào chuyển lên hay hơn không chứ như thế thì một tiền gà ba tiền thóc -
Trả lờiXóaEm đọc blog của anh từ lâu rồi, luôn cảm động trước những bài viết về biển đảo và những chuyến đi từ thiện như thế này. Cần lắm những tấm lòng như thế.
Trả lờiXóaChúc anh & các anh chị trong đoàn luôn sức khỏe và hạnh phúc!