Thiềm Thừ - Phải mất hơn nửa năm trời, việc đóng giữ đảo Len Đao mới hoàn thành, trước họng pháo của tàu Trung Quốc.
Trong entry "Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV – Đóng giữ đảo Đá Đông" (đọc ở đây), Đại tá Nguyễn Văn Dân (nguyên Phó Tham mưu trưởng, Vùng 4 Hải quân) kể chuyện chạy đua và đấu trí với tàu Trung Quốc để đóng giữ đảo Đá Đông, ngày 19/2/1988.
Trong khi đang chỉ huy củng cố phòng thủ Đá Đông, đêm 13/3, Đại tá (lúc đó là Trung tá) Dân được lệnh lên tàu HQ - 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn. Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn.
Tàu HQ-614 hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa đảo Châu Viên và đảo Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng liên lạc, theo Đại tá Dân nhớ là tàu 203 và tàu 205.
Tàu HQ 614 bị mất liên lạc với đất liền và bị chặn đường, nên đến trưa ngày 14/3/1988 mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, các tàu HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, tàu HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
-------------------------------------------
Chiều và đêm 14/3, tàu HQ-614 đưa anh em thương binh từ các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà.
Sáng 15/3, tàu HQ-614 ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604 bị bắn chìm.
Theo vết dầu nổi lên, xác định được vị trí tàu HQ-605 chìm ở cạnh đảo Len Đao, thả neo đánh dấu.
Trước đó, lực lượng trên tàu HQ-605 đã lên đảo Len Đao củng cố, rồi dùng xuồng và vật nổi bơi về Sinh Tồn.
Trong số người đã hy sinh, thi thể Trung úy Phan Hữu Doan (quê Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ, Thuyền phó chính trị tàu HQ-605) được đưa về đảo Sinh Tồn.
Anh em nói, trong tàu còn thi thể Trung sĩ Bùi Duy Hiển (quê thị trấn Diêm Diền, Thái Thụy, Thái Bình, nhân viên báo vụ), nhưng anh em chưa đưa thi hài đi được.
Ít ngày sau, tàu Đại Lãnh ra cứu hộ, thợ lặn tích cực tìm kiếm trong tàu HQ-605 ở độ sâu 40 mét, nhưng không thấy thi thể anh Hiển.
Trưa 15/3, tàu HQ-614 vào khu vực Gạc Ma để tìm dấu vết tàu HQ-604, nhưng bị hai tàu khu trục của Trung Quốc ngăn cản…
Tàu HQ-614 neo gần chỗ tàu HQ-505 ở đảo Cô Lin, lập sở chỉ huy cụm 2 (Sinh Tồn) ngay tại đó. Tình hình ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao căng thẳng cho đến tận cuối năm 1988.
Tại đảo Len Đao, khoảng 10 ngày sau ngày 14/3, quốc kỳ Việt Nam cắm sáng 14/3 bị sóng lớn làm trôi, ta tổ chức cắm lại. “Lá cờ bị sóng cuốn trôi, nhưng không biết nguyên nhân tại sao, lại trôi về tàu HQ-614 của tôi, lúc buổi trưa. Chúng tôi đưa cờ lên đảo để cắm lại, Trung Quốc đưa tàu đến sát, đe dọa nổ súng!” - Đại tá Dân kể.
Ông nghe Chuẩn Đô đốc Võ Nhân Huân, Phó Tư lệnh Hải quân nói: ở Bảo tàng Quân đội vẫn còn tấm ảnh ông mặc áo ba lỗ có sọc của hải quân, đang cầm cờ để cắm lại ở Len Đao.
Lúc đó, ta chưa xây dựng được nhà ở Cô Lin và Len Đao, giữ chủ quyền Cô Lin bằng tàu HQ-505, giữ Len Đao bằng cờ cắm trên đó và bằng tàu HQ
614. Thời gian đầu, ở Len Đao chỉ có HQ-614, hai tháng sau có thêm hai tàu cá, dạng tàu cá Hồng Kông. HQ-614 có thuyền trưởng là Đại úy Thành, thuyền phó Lợi và khoảng trên 20 người.
Ở cụm Sinh Tồn, Trung Quốc chiếm hai đảo chìm là Huy Ghơ và Gạc Ma, duy trì lực lượng quân sự rất đông. Hai tàu quân sự Trung Quốc luôn áp sát đảo của ta để gây sự, làm cho ta không dựng nhà được. Đồng thời, một tàu pháo của Trung Quốc chạy liên tục giữa Huy Ghơ và Gạc Ma.
Buổi trưa 12/5/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 và hai tàu cá vừa được tăng cường đang ở cạnh đảo Len Đao, khi quân ta chuẩn bị ăn cơm.
HQ-614 là tàu vận tải loại 200 tấn, vũ khí chỉ có AK với B40, một khẩu 12 ly 7.
Tàu Trung Quốc cũng khoảng 200 tấn, nhưng có pháo 37 ly, súng 14,5 ly, nòng chĩa thẳng vào tàu ta. Binh lính Trung Quốc rất ngạo mạn, đứng hút thuốc, búng tàn thuốc về phía ta, tỏ vẻ khiêu khích.
Lúc đó, tàu ta chưa có tăng cường người biết tiếng Trung Quốc, còn tàu nó có người nói tiếng Việt rất sõi. Quân ta hết sức bình tĩnh, mặc cho đối phương khiêu khích.
Anh Liên, lính đặc công người Quảng Bình được phân công ôm khẩu B40 nằm trong xuồng, anh em khác mỗi người một khẩu AK, ngồi giả vờ câu cá. “Nếu nó nhảy sang, B40 sẽ bắn vào đài chỉ huy của tàu nó, còn AK cũng bắn mạnh luôn, mình có hy sinh thì nó cũng phải chết bao nhiêu đứa…” - Đại tá Dân kể lại, giọng đầy hào sảng.
Tháng 9/1988, tàu HQ-614 về đất liền. Cả thuyền thưởng, máy trưởng, ông Dân và tập thể tàu được tuyên dương ngay, tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Khi về đất liền, Đại tá Dân được Đô đốc Giáp Văn Cương hỏi ý kiến về cách tổ chức xây dựng đảo Len Đao.
Ở Len Đao có doi cát di chuyển theo mùa, khi thủy triều lên cao nhất là doi cát gần ngập.
Đại tá Dân đề nghị: Nên dùng tàu kéo một tàu LTM8 (tàu há mồm nhỏ) ra, trên đó có sẵn nhà cao chân và các phương tiện lắp ghép. Buổi tối mình tập kết cạnh đảo, lúc thủy triều lên cao nhất thì mình đổ bộ, triển khai làm nhà luôn. Tàu Trung Quốc ở ngay đó, nhưng sẽ không kịp phản ứng, không có cớ để đánh mình.
Khoảng tháng 10, tháng 11/1988, lúc đó triều cường, việc xây dựng đảo Len Đao được thực hiện thành công…
Tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà.
Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đảo Dừa.
Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang.
Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông.
Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh).
Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông.
Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.
Tháng 12/1986 và tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân và bãi Kiệu Ngựa.
Tháng 3/1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.
Tháng 6/1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11/1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng IV chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường.
Ngày 6/11/1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra "Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa", giao cho Quân chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên".
Ngày 2/12/1987, tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây.
Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập.
Ngày 27/1/1988, Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 chỉ huy 1 đại đội công binh mang 2 khung nhà ra đóng giữ đảo Chữ Thập. Do hỏng máy, sáng 30/1 tàu mới đến gần Chữ Thập, bị 4 tàu chiến Trung Quốc ngăn cản. Tàu ta đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập.
Đảng ủy Quân chủng Hải quân xác định: "Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân".
Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lát.
Ngày 6/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn.
Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven.
Ngày 26/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ.
Ngày 27/2/1988, ta chốt giữ thêm đảo Tốc Tan.
Ngày 2/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Núi Le.
Ngày 14/3/1988, sự kiện Gạc Ma – Len Đao – Cô Lin
(Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và một số tư liệu khác).
--------------------------------------
* Hình ảnh đen trắng về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội Trường Sa, tháng 5/1988 của tác giả Nguyễn Viết Thái, ghi lại trong chuyến công tác ra đảo, ngay sau sự kiện 14/3/1988.
* Hình ảnh Len Đao được ghi lại tháng 4 và 5/2012.
Trong entry "Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV – Đóng giữ đảo Đá Đông" (đọc ở đây), Đại tá Nguyễn Văn Dân (nguyên Phó Tham mưu trưởng, Vùng 4 Hải quân) kể chuyện chạy đua và đấu trí với tàu Trung Quốc để đóng giữ đảo Đá Đông, ngày 19/2/1988.
Trong khi đang chỉ huy củng cố phòng thủ Đá Đông, đêm 13/3, Đại tá (lúc đó là Trung tá) Dân được lệnh lên tàu HQ - 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn. Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn.
Tàu HQ-614 hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa đảo Châu Viên và đảo Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng liên lạc, theo Đại tá Dân nhớ là tàu 203 và tàu 205.
Tàu HQ 614 bị mất liên lạc với đất liền và bị chặn đường, nên đến trưa ngày 14/3/1988 mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, các tàu HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, tàu HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
-------------------------------------------
Chiều và đêm 14/3, tàu HQ-614 đưa anh em thương binh từ các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà.
Sáng 15/3, tàu HQ-614 ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604 bị bắn chìm.
Theo vết dầu nổi lên, xác định được vị trí tàu HQ-605 chìm ở cạnh đảo Len Đao, thả neo đánh dấu.
Trước đó, lực lượng trên tàu HQ-605 đã lên đảo Len Đao củng cố, rồi dùng xuồng và vật nổi bơi về Sinh Tồn.
Trong số người đã hy sinh, thi thể Trung úy Phan Hữu Doan (quê Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ, Thuyền phó chính trị tàu HQ-605) được đưa về đảo Sinh Tồn.
Anh em nói, trong tàu còn thi thể Trung sĩ Bùi Duy Hiển (quê thị trấn Diêm Diền, Thái Thụy, Thái Bình, nhân viên báo vụ), nhưng anh em chưa đưa thi hài đi được.
Ít ngày sau, tàu Đại Lãnh ra cứu hộ, thợ lặn tích cực tìm kiếm trong tàu HQ-605 ở độ sâu 40 mét, nhưng không thấy thi thể anh Hiển.
Trưa 15/3, tàu HQ-614 vào khu vực Gạc Ma để tìm dấu vết tàu HQ-604, nhưng bị hai tàu khu trục của Trung Quốc ngăn cản…
Tàu HQ-614 neo gần chỗ tàu HQ-505 ở đảo Cô Lin, lập sở chỉ huy cụm 2 (Sinh Tồn) ngay tại đó. Tình hình ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao căng thẳng cho đến tận cuối năm 1988.
Tại đảo Len Đao, khoảng 10 ngày sau ngày 14/3, quốc kỳ Việt Nam cắm sáng 14/3 bị sóng lớn làm trôi, ta tổ chức cắm lại. “Lá cờ bị sóng cuốn trôi, nhưng không biết nguyên nhân tại sao, lại trôi về tàu HQ-614 của tôi, lúc buổi trưa. Chúng tôi đưa cờ lên đảo để cắm lại, Trung Quốc đưa tàu đến sát, đe dọa nổ súng!” - Đại tá Dân kể.
Ông nghe Chuẩn Đô đốc Võ Nhân Huân, Phó Tư lệnh Hải quân nói: ở Bảo tàng Quân đội vẫn còn tấm ảnh ông mặc áo ba lỗ có sọc của hải quân, đang cầm cờ để cắm lại ở Len Đao.
Lúc đó, ta chưa xây dựng được nhà ở Cô Lin và Len Đao, giữ chủ quyền Cô Lin bằng tàu HQ-505, giữ Len Đao bằng cờ cắm trên đó và bằng tàu HQ
614. Thời gian đầu, ở Len Đao chỉ có HQ-614, hai tháng sau có thêm hai tàu cá, dạng tàu cá Hồng Kông. HQ-614 có thuyền trưởng là Đại úy Thành, thuyền phó Lợi và khoảng trên 20 người.
Ở cụm Sinh Tồn, Trung Quốc chiếm hai đảo chìm là Huy Ghơ và Gạc Ma, duy trì lực lượng quân sự rất đông. Hai tàu quân sự Trung Quốc luôn áp sát đảo của ta để gây sự, làm cho ta không dựng nhà được. Đồng thời, một tàu pháo của Trung Quốc chạy liên tục giữa Huy Ghơ và Gạc Ma.
Buổi trưa 12/5/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 và hai tàu cá vừa được tăng cường đang ở cạnh đảo Len Đao, khi quân ta chuẩn bị ăn cơm.
HQ-614 là tàu vận tải loại 200 tấn, vũ khí chỉ có AK với B40, một khẩu 12 ly 7.
Tàu Trung Quốc cũng khoảng 200 tấn, nhưng có pháo 37 ly, súng 14,5 ly, nòng chĩa thẳng vào tàu ta. Binh lính Trung Quốc rất ngạo mạn, đứng hút thuốc, búng tàn thuốc về phía ta, tỏ vẻ khiêu khích.
Lúc đó, tàu ta chưa có tăng cường người biết tiếng Trung Quốc, còn tàu nó có người nói tiếng Việt rất sõi. Quân ta hết sức bình tĩnh, mặc cho đối phương khiêu khích.
Anh Liên, lính đặc công người Quảng Bình được phân công ôm khẩu B40 nằm trong xuồng, anh em khác mỗi người một khẩu AK, ngồi giả vờ câu cá. “Nếu nó nhảy sang, B40 sẽ bắn vào đài chỉ huy của tàu nó, còn AK cũng bắn mạnh luôn, mình có hy sinh thì nó cũng phải chết bao nhiêu đứa…” - Đại tá Dân kể lại, giọng đầy hào sảng.
Tháng 9/1988, tàu HQ-614 về đất liền. Cả thuyền thưởng, máy trưởng, ông Dân và tập thể tàu được tuyên dương ngay, tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Khi về đất liền, Đại tá Dân được Đô đốc Giáp Văn Cương hỏi ý kiến về cách tổ chức xây dựng đảo Len Đao.
Ở Len Đao có doi cát di chuyển theo mùa, khi thủy triều lên cao nhất là doi cát gần ngập.
Đại tá Dân đề nghị: Nên dùng tàu kéo một tàu LTM8 (tàu há mồm nhỏ) ra, trên đó có sẵn nhà cao chân và các phương tiện lắp ghép. Buổi tối mình tập kết cạnh đảo, lúc thủy triều lên cao nhất thì mình đổ bộ, triển khai làm nhà luôn. Tàu Trung Quốc ở ngay đó, nhưng sẽ không kịp phản ứng, không có cớ để đánh mình.
Khoảng tháng 10, tháng 11/1988, lúc đó triều cường, việc xây dựng đảo Len Đao được thực hiện thành công…
TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN TRONG VIỆC BẢO VỆ, GIỮ GÌN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà.
Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đảo Dừa.
Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang.
Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông.
Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh).
Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông.
Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.
Tháng 12/1986 và tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân và bãi Kiệu Ngựa.
Tháng 3/1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.
Tháng 6/1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11/1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng IV chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường.
Ngày 6/11/1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra "Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa", giao cho Quân chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên".
Ngày 2/12/1987, tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây.
Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập.
Ngày 27/1/1988, Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 chỉ huy 1 đại đội công binh mang 2 khung nhà ra đóng giữ đảo Chữ Thập. Do hỏng máy, sáng 30/1 tàu mới đến gần Chữ Thập, bị 4 tàu chiến Trung Quốc ngăn cản. Tàu ta đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập.
Đảng ủy Quân chủng Hải quân xác định: "Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân".
Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lát.
Ngày 6/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn.
Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven.
Ngày 26/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ.
Ngày 27/2/1988, ta chốt giữ thêm đảo Tốc Tan.
Ngày 2/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Núi Le.
Ngày 14/3/1988, sự kiện Gạc Ma – Len Đao – Cô Lin
(Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và một số tư liệu khác).
--------------------------------------
* Hình ảnh đen trắng về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội Trường Sa, tháng 5/1988 của tác giả Nguyễn Viết Thái, ghi lại trong chuyến công tác ra đảo, ngay sau sự kiện 14/3/1988.
* Hình ảnh Len Đao được ghi lại tháng 4 và 5/2012.
Mênh mông giữa đại dương thấy mà thương các chiến sỹ đảo.
Trả lờiXóaMình có thằng bạn tên Lê Bá Giang người Hưng Dũng, hy sinh trận Gạc Ma. Mai Thanh Hải có tin gì về cậu ấy cho mình biết với !
Trả lờiXóaGây cấn quá bác nhỉ, xưa em cũng định đăng lính đi đảo, nhưng trúng ĐH lại thôi. Tiếc thật, được ở TS cũng coi như thỏa chí. Nếu như năm 88 mà mình mạnh tay xem chừng tình hình bây giờ khả quan hơn. Sắp tới Biển Đông lại dậy sóng nữa đó...nhà bác có dám ra cắm chốt nắm tin không ?
Trả lờiXóaNhìn ảnh ngày xưa mấy bác cởi trân, tay làm, mồm hút thuốc trông thương qá, không biết mấy bác ấy h thế nào rồi nhỉ.
Trả lờiXóa"Từng mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà...". Cứ nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa là lại thây thiêng liêng và uất hận vô cùng! Ước gì Tổ Quốc ta ko ở cạnh tên hàng xóm to xác, tham lam Tàu khựa bẩn. Lại ước thêm các lãnh đạo nhà ta học tập được tí chút gì dũng khí của Philippine. Nhân dân ta vốn rất anh hùng mà.
Trả lờiXóaHình ảnh các anh bộ đội hồi đó trong tấm hình thứ 5 thật hiên ngang, ngực nở săn chắc, tinh thần tự tin, sẵn sàng tay đôi với địch "lạ". Riêng nhìn hình ảnh bộ đội bây giờ ( bụng bự chân ngắn, chắc kinh tế khá giả, ăn nhậu nhiều, ít luyện tập ) kaka. Nói vui tí thôi, các anh bộ đội bây giờ đừng buồn nghen, hy vọng vũ khí hiện đại sẽ đỡ việc tay chân của các anh trong thời kỳ hiện đại hoá hiện nay.
Trả lờiXóaBài viết hay và xúc động quá bác Hải, đọc thấy thương các chiến sỹ ngoài hải đảo đang khẳng định chủ quyền biển đảo.Không nhân nhượng nếu không sẽ mất biển, mất chủ quyền
Trả lờiXóaThương chiến sỹ bộ đội ngoài đảo, nhưng còn các chiến sỹ CA trong đất liền thì làm gì nhỉ?Buồn quá.
Trả lờiXóaTôi chỉ ước một điều là làm sao cái đất nước này chết hết những thằng tham nhũng, để các chiến sỹ ở ngoài TS làm nhiệm vụ có được cs tương đối và trang bị vũ khí hiện đại để chiến đấu với kẻ thù.
Trả lờiXóa