Mai Thanh Hải - Buổi chiều cuối năm, chạy trên cung đường A Pa Chải về thị trấn Mường Nhé (Điện Biên), cách Thủ đô đến nửa nghìn cây số, cứ ngơ ngẩn vì "hương rừng thơm đồi vắng, nước dưới khe thầm thì" và hơi thở mùa Xuân nồng nàn bên vai áo.
Qua Leng Su Sìn - Chung Chải, con đường thẹn thùng co mình dưới lấm tấm hoa đào rừng phớt hồng trên núi đá và òa rộng trước mố cầu bê tông, mới mở cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn (Đồn 405, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên).
Dừng xe trước cổng đồn cũ kỹ như vẫn nguyên vẹn từ mấy chục năm trước, với "di tích" hàng rào chống hổ vẹn nguyên, mắt dịu lại trước màu xanh vườn thuốc nam bộ đội và cây đào đá chênh vênh cạnh vọng gác vệ binh. Lại ngơ ngẩn vì điều gì đó, chưa thể định hình lại được.
Nhìn ra xa hút rừng núi, mắt bỗng vướng lại vì ngôi sao vàng trên chóp lá.
À!. Đó là phải dừng lại, thắp nén hương thơm, châm 1 điếu thuốc cho những người lính đã nằm xuống nơi ngã 3 biên giới Việt - Lào - Trung.
Mảnh đất yêu thương và linh thiêng này, đã thấm đẫm máu đào của rất nhiều người giữ đất, giữ nước, giữ toàn vẹn lãnh thổ.
Nhưng chỉ riêng những người lính mang quân hàm xanh biên phòng, mới gượng nhẹ, cầu kỳ thồ từng bao cát, túi xi măng, cây sắt để xây lên tấm bảng ghi tên - đền thờ những Liệt sĩ trong lực lượng Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), để ghi nhớ, để tri ân và để nhìn hàng ngày, làm niềm tin giữ từng tấc đất biên giới.
Mảnh đất này, ngày xưa mang tên Mường Tè, Lai Châu. Nay đổi thành Mường Nhé, Điện Biên. Nhưng biên cương thì vẫn còn như thế!.
Những dòng này, xin được coi như nén nhang, mãi nhớ đến 29 người lính đã nằm xuống và tên của họ, vẫn ghi rành mạch trên bia tưởng niệm, nằm cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn.
Trong số họ, có đến 15 người hy sinh năm 1979, khi kiên cường đánh trả quân Trung Quốc xâm lược. Họ nằm xuống ở độ tuổi 18-20. Đáng nhớ hơn, trong số 29 người ngã xuống vì biên cương Tổ quốc, có 8 người lính là con của ngay đất Mường Tè, Lai Châu (cũ) và 7/8 người lính, chính là con của đất Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) hôm nay. Ai đi qua đây, nhớ dừng lại thắp cho các anh, vài nén hương cho đỡ cô quạnh nhé!. Nhất là trong những ngày Xuân như thế này...
1. Trần Văn Thọ, 1935-1961, Quê quán: Việt Thành, Trấn Yên, Yên Bái
2. Trần Văn Tạm, 1944-1967, Quê quán: Chí Hòa, Duyên Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Văn Cảnh, 1945-1967, Hiệp Lực, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
4. Lại Hợp Duyên, 1942-1968, Độc Lập, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
5. Đặng Văn Lờ 1945-1968, Gia Phú, Bảo Thắng, Lao Cai.
6. Lê Xuân Phương, 1947-1968, Quang Hưng, Phủ Cừ, Hưng Yên
7. Mai Xuân Cương 1943 – 1970, Phan Sào Nam, Phủ Cừ, Hưng Yên
8. Hoàng Văn Sử 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
9. Vàng Lò Xá, 1952-1979, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu
10. Hà Minh Dân, 1960 – 1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ.
11. Hà Văn Đức, 1960 – 1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
12. Nguyễn Hoàng Sơn, 1959 – 1979, Tu Vũ, Tam Thanh, Phú Thọ
13. Hoàng Văn Luyên, 1960-1979, Đinh Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
14. Đỗ Mạnh Hùng, 1960-1979, Tân Phương, Tam Thanh, Phú Thọ
15. Đỗ Công Dong, 1959-1979, Xuân Lộc, Tam Thanh, Phú Thọ.
16. Khổng Văn Đinh, 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
17. Hà Trần Thành, 1961-1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ
18. Trần Văn Tương, 1960-1979, Định Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
19. Hoàng Văn Bộ, 1958-1979, Gia Sinh, Hoàng Long, Ninh Bình
20. Phạm Văn Bay, 1957-1979, Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình
21. Phan Văn Thoa, 1941-1968, Đồng Nguyên, Tiên Sơn, Hà Bắc
22. Đỗ Văn Chí, 1975-1995, Hiền Đa, Sông Thao, Phú Thọ
23. Lý Xóng Xè, hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
24. Pờ Gia Lồng,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
25. Pờ Gia Chờ,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
26. Lỳ Gô Lồng, hy sinh 1969,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
27. Sừng Lù Ky,hy sinh 1969, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
28. Sao Ché Lồng, hy sinh 1979,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
29. Pờ Quang Tơ,hy sinh 1979, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu.
(Danh sách các Liệt sĩ được chép lại từ Bảng ghi công, trước cửa Đồn 405, BĐBP Điện Biên).
Qua Leng Su Sìn - Chung Chải, con đường thẹn thùng co mình dưới lấm tấm hoa đào rừng phớt hồng trên núi đá và òa rộng trước mố cầu bê tông, mới mở cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn (Đồn 405, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên).
Dừng xe trước cổng đồn cũ kỹ như vẫn nguyên vẹn từ mấy chục năm trước, với "di tích" hàng rào chống hổ vẹn nguyên, mắt dịu lại trước màu xanh vườn thuốc nam bộ đội và cây đào đá chênh vênh cạnh vọng gác vệ binh. Lại ngơ ngẩn vì điều gì đó, chưa thể định hình lại được.
Nhìn ra xa hút rừng núi, mắt bỗng vướng lại vì ngôi sao vàng trên chóp lá.
À!. Đó là phải dừng lại, thắp nén hương thơm, châm 1 điếu thuốc cho những người lính đã nằm xuống nơi ngã 3 biên giới Việt - Lào - Trung.
Mảnh đất yêu thương và linh thiêng này, đã thấm đẫm máu đào của rất nhiều người giữ đất, giữ nước, giữ toàn vẹn lãnh thổ.
Nhưng chỉ riêng những người lính mang quân hàm xanh biên phòng, mới gượng nhẹ, cầu kỳ thồ từng bao cát, túi xi măng, cây sắt để xây lên tấm bảng ghi tên - đền thờ những Liệt sĩ trong lực lượng Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), để ghi nhớ, để tri ân và để nhìn hàng ngày, làm niềm tin giữ từng tấc đất biên giới.
Mảnh đất này, ngày xưa mang tên Mường Tè, Lai Châu. Nay đổi thành Mường Nhé, Điện Biên. Nhưng biên cương thì vẫn còn như thế!.
Những dòng này, xin được coi như nén nhang, mãi nhớ đến 29 người lính đã nằm xuống và tên của họ, vẫn ghi rành mạch trên bia tưởng niệm, nằm cạnh Đồn Biên phòng Leng Su Sìn.
Trong số họ, có đến 15 người hy sinh năm 1979, khi kiên cường đánh trả quân Trung Quốc xâm lược. Họ nằm xuống ở độ tuổi 18-20. Đáng nhớ hơn, trong số 29 người ngã xuống vì biên cương Tổ quốc, có 8 người lính là con của ngay đất Mường Tè, Lai Châu (cũ) và 7/8 người lính, chính là con của đất Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) hôm nay. Ai đi qua đây, nhớ dừng lại thắp cho các anh, vài nén hương cho đỡ cô quạnh nhé!. Nhất là trong những ngày Xuân như thế này...
DANH SÁCH CÁC LIỆT SĨ BIÊN PHÒNG HY SINH TẠI NGÃ BA BIÊN GIỚI
(1961-1995)
1. Trần Văn Thọ, 1935-1961, Quê quán: Việt Thành, Trấn Yên, Yên Bái
2. Trần Văn Tạm, 1944-1967, Quê quán: Chí Hòa, Duyên Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Văn Cảnh, 1945-1967, Hiệp Lực, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
4. Lại Hợp Duyên, 1942-1968, Độc Lập, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
5. Đặng Văn Lờ 1945-1968, Gia Phú, Bảo Thắng, Lao Cai.
6. Lê Xuân Phương, 1947-1968, Quang Hưng, Phủ Cừ, Hưng Yên
7. Mai Xuân Cương 1943 – 1970, Phan Sào Nam, Phủ Cừ, Hưng Yên
8. Hoàng Văn Sử 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
9. Vàng Lò Xá, 1952-1979, Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu
10. Hà Minh Dân, 1960 – 1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ.
11. Hà Văn Đức, 1960 – 1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
12. Nguyễn Hoàng Sơn, 1959 – 1979, Tu Vũ, Tam Thanh, Phú Thọ
13. Hoàng Văn Luyên, 1960-1979, Đinh Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
14. Đỗ Mạnh Hùng, 1960-1979, Tân Phương, Tam Thanh, Phú Thọ
15. Đỗ Công Dong, 1959-1979, Xuân Lộc, Tam Thanh, Phú Thọ.
16. Khổng Văn Đinh, 1961-1979, Võ Miếu, Thanh Sơn, Phú Thọ
17. Hà Trần Thành, 1961-1979, Xuân Đài, Thanh Sơn, Phú Thọ
18. Trần Văn Tương, 1960-1979, Định Quả, Thanh Sơn, Phú Thọ
19. Hoàng Văn Bộ, 1958-1979, Gia Sinh, Hoàng Long, Ninh Bình
20. Phạm Văn Bay, 1957-1979, Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình
21. Phan Văn Thoa, 1941-1968, Đồng Nguyên, Tiên Sơn, Hà Bắc
22. Đỗ Văn Chí, 1975-1995, Hiền Đa, Sông Thao, Phú Thọ
23. Lý Xóng Xè, hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
24. Pờ Gia Lồng,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
25. Pờ Gia Chờ,hy sinh 1967, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
26. Lỳ Gô Lồng, hy sinh 1969,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
27. Sừng Lù Ky,hy sinh 1969, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
28. Sao Ché Lồng, hy sinh 1979,Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu
29. Pờ Quang Tơ,hy sinh 1979, Sín Thầu, Mường Tè, Lai Châu.
(Danh sách các Liệt sĩ được chép lại từ Bảng ghi công, trước cửa Đồn 405, BĐBP Điện Biên).
THĂM CÁC ANH, CHIỀU CUỐI NĂM
Rất khó châm hương, vì gió thiêng ràn rạt |
Bát hương ở đây, bộ đội chủ yếu thay hương thơm bằng thuốc lá |
Trực ban cũng thắp |
Lặng cúi đầu |
Mấy thân đại mới trồng |
Họ tên từng người lính |
Xếp theo lối hàng |
Bên kia đường là Đồn |
Đường mới làm, chạy lên A Pa Chải |
Ngồi bên cột mốc |
Đường tuần tra, lội ngang qua suối |
Thầm thắp nột nén nhang.
Trả lờiXóaPhải nơi mà MTH kể trên đường từ Y Tý về Bát Xát không vậy? (gần như bị lãng quên?)
Dạ không phải bác ợ. Đây là Lai Châu chứ đâu phải Lào Cai bác
XóaVâng! Trước là Lai Châu nhưng đã chuyển địa giới hành chính, từ Mường Tè Lai Châu thành huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Chỗ nghĩa trang Liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược (1979-1989), mà mình nói chuyện, nằm ngay Phường Duyên Hải, TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Lana có thể tìm trong google với từ khóa tương tự
XóaGió thiêng ràn rạt làm tê tái lòng,Tết nhất đến rồi sao mà quạnh hiu,lặnh lẽo thế,nhìn mà rơi nước mắt
Trả lờiXóaCựu CB Thành Vinh
Vẫn có những đồng đội các anh - CBCS Đồn 405 ở ngay cạnh họ, bác CCB Thành Vinh ơi!.
Xóaem thấy nên đưa những vấn đề chiến tranh 1979 và những năm 80( biên giới phía bắc và phía nam ) vào sách dạy sử , đưa hoàng sa trường sa và những điểm giáp biên giới vào sách địa lý ghi rõ tọa độ vĩ độ kinh độ ( những gì mình mất mình còn và đang tranh chấp ) để các lớp trẻ sau này ghi nhớ , chứ vào google xem cũng chưa chính xác.
Trả lờiXóaChính xác đấy bác ợ!
XóaXin kính cẩn nghiêng mình trước các anh linh Liệt sỹ. Sự hy sinh của các anh, góp phần tô thắm thêm non sông gấm vóc đất Việt. Bản thân tôi, có một người chú ruột, hy sinh năm 1954 tại địa danh Hà Tây (vô danh - không tìm thấy mộ). Tổ quốc đời đời khắc ghi nhớ công ơn của các bác, các chú, các anh. Tôi, một người trung niên 45 tuổi nguyện không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trước hiểm họa xâm lăng của bọn bành trướng, bá quyền mà miệng thì rao giảng "láng giềng" hữu hảo.
Trả lờiXóaĐất nước mình, vẫn còn nhiều người nằm xuống và xương cốt hóa vào đất Mẹ. Họ vô danh nhưng sẽ sống mãi trong lòng, những người có danh chúng ta.
Trả lờiXóaKính cẩn nghiêng mình trước những người đã ngã xuống, trong ngày cuối năm này.
Tổ quốc, nhân dân ngàn đời ghi công các Anh!
Trả lờiXóaEm vừa lên Mốc 0 - A Pa Chải. Tiếc là giờ mới đọc được bài này, hy vọng sau này nếu có cơ hội sẽ lên đây thắp cho các anh một nén hương.
Trả lờiXóamình đôi 3 lần lên leng su sìn ,sín thầu, A pa chải . nhưng chưa 1 lần viếng thăm các anh hùng liệt sỹ nơi đây. Lần sau nhất định sẽ ghé qua
Trả lờiXóaCảm ơn anh Hải! Là một người lính BP, mỗi lần ghé qua Blog của anh là một lần thấy môi mình mặn! Không có sự hy sinh nào bị lãng quên phải không anh. Tổ quốc và nhân dân luôn nhớ đến những liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng. Đối với chúng tôi, thế là đủ!
Trả lờiXóa