Mai Thanh Hải - Lạch tạch, lắc lư và lầm lũi cắt sóng cả đêm, khiến cả con tàu ướt lướt thướt, đến tiếng động cơ hình như cũng ho khan cành cạch, hửng sáng tàu mới đến bãi ngầm Phúc Tần (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Thở hắt ra sau hải trình đằng đẵng, tiếng máy dịu lại, thân tàu đằm xuống như thể cả đêm thức, nay mới được vung tay khoát chân cho dãn gân cốt, đặt lưng kêu cùng cục xuống tấm đệm êm và tiếng xích mỏ neo, nhảy cẫng lên khoái chí, thun thút chui xuống lòng biển tắm mát.
Nhảy bụp phát từ giường tầng xuống sàn, lật đật leo lên boong, trước cả khẩu lệnh: "Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!" và rồi lặng đi trước cả vùng biển lấm tấm những chấm nắng sáng, nhảy tanh tách trên mặt biển, như thể dát bụi vàng, từ ngút mắt chân trời, đến thành tàu đẫm sương.
Ở gong góc vùng biển vàng ấy, là thẳng căng mấy điểm nhà giàn như mới mọc lên ướt rượt, trên nóc đỏ chót màu cờ Tổ quốc, đang cuống quýt vẫy tàu và cạnh đó là ngơ ngác mấy con tàu trực, hình như cũng vừa dụi mắt ngủ dậy, cùng cờ đón tàu khách đến thăm, bằng hồi còi chào ngái ngủ tu tu.
Cũng ở trên đỉnh nhà giàn, góc đài chỉ huy tàu trực, thấy động đậy chấm xiu xíu cử động, nhìn qua ống nhòm mới thấy gương mặt đen sạm của những người lính làm nhiệm vụ trực canh, súng AK khoác trên vai, bao xe thắt trước ngực và mắt sáng bừng, cũng dính vào ống nhòm, nhìn sang tàu ngắm khách đất liền ra.
Bãi ngầm Phúc Tần nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 08004’24’’N - 08009’44’’N và kinh độ 110028’10’’E - 110035’47’’E, cách bãi ngầm Quế Đường 22 hải lý về phía Bắc.
Bãi Phúc Tần - Huyền Trân hợp với nhau thành một nhóm.
Điểm nhô cao nhất của Phúc Tần dưới mặt nước khoảng 5,5m, cách Vũng Tàu khoảng 243 hải lý về phía Đông Nam.
Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 5,5m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 28km, chiều rộng nhất khoảng 26km, hướng phát triển cánh cung, đầu nhô cánh cung theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Tương truyền kể lại rằng, Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Tần, con thứ hai của đức Thần Tông Nguyễn Phúc Lan và Hoàng hậu họ Đoàn (không rõ tên). Ngài sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (18-7-1620). Lúc làm Thế tử, ngài được phong là Thái phó Dũng Lễ Hầu.
Ngài là một võ tướng có tài. Năm Giáp Thân (1644) ngài đốc suất các chiến thuyền vây đánh ba chiếc tàu của người Hà Lan tại cửa Eo làm thuyền trưởng phải tự tử, hai chiếc bỏ chạy, một chiếc bị va vào đá ngầm chìm, đức Thần Tông mừng và khen rằng: “Trước kia Tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa”.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (DK1), ngày 10 đến 15/6/1989, Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành dựng lắp xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Phúc Tần (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế khoa học - dịch vụ Phúc Tần, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Nhà giàn Phúc Tần (DKI/3) có diện tích sử dụng là 144m2, cách mặt nước biển lúc triều cường là 10,5m.
Đầu tháng 12/1990, cơn bão số 10 tràn qua khu vực DKI với gió mạnh cấp 10, cấp 11.
Đêm ngày 4/12/1990, nhà giàn Phúc Tần bị sóng dâng cao 14-15m đánh nghiêng 150, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và đến hơn 2 giờ ngày 5/12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển.
Lúc này Trạm trưởng nhà giàn là Trung úy Bùi Xuân Bổng, Trạm phó Chính trị là Trung úy Nguyễn Hữu Quảng đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội sử dụng các phao, xuồng cứu sinh rời nhà và thường xuyên điện báo về Sở chỉ huy, đến phút cuối cùng mới rời vị trí.
Sau khi nhận được điện báo nhà giàn Phúc Tần bị đổ, Quân chủng Hải quân đã lệnh cho các tàu trực trên khu vực (HQ-711, HQ-713, HQ-965) khẩn trương đến cấp cứu bộ đội.
Cuộc tìm kiếm từ 6 giờ 30 phút đến 19 giờ ngày 5/12, tàu HQ-711 đã phát hiện cấp cứu được 5 cán bộ, chiến sĩ trong đó có đồng chí Trạm trưởng.
Các ngày tiếp theo, Quân chủng tiếp tục đưa tàu HQ-07, HQ-11, HQ-682 đi tìm kiếm 3 đồng chí còn lại.
Do sóng to, gió lớn việc cứu nạn rất khó khăn, các tàu đã không tìm thấy các đồng đội của mình bị sóng đánh trôi dạt. 3 cán bộ, chiến sĩ của nhà giàn Phúc Tần (Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, Trạm phó Chính trị, người con của thủ đô Hà Nội; Trung úy chuyên nghiệp Trần Văn Là, Quân y sĩ và Hạ sĩ Hồ Văn Hiền, nhân viên cơ điện), mãi mãi ở lại với biển cả, các anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam của Tổ quốc.
Tháng 8/1993, Nhà nước tiếp tục xây dựng Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Phúc Tần A (DKI/2) cách trạm cũ 3,5 hải lý.
Tháng 8/1996 dựng lắp xong Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Phúc Tần B (DKI/16) và DKI/17).
Tháng 4/1997 dựng lắp xong trạm Phúc Tần D (DKI/18).
Như vậy liên tục từ năm 1993 đến năm 1997, Nhà nước ta xây dựng 4 trạm trên bãi ngầm Phúc Tần, trị giá gần 60 tỉ đồng.
Đây là các nhà trạm, được thiết kế, chế tạo nội thất đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn cho các hoạt động của trạm cùng với việc tăng cường các trang bị kỹ thuật đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt, công tác của bộ đội cũng như các hoạt động bảo đảm hàng hải.
Kết cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12.
Đặc điểm nổi bật của khu vực biển Phúc Tần nói riêng, là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến, tàu cá vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta.
Ngoài ra, có nhiều tàu cá Hồng Công, Philippines, xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng.
Bởi vậy công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Phúc Tần luôn căng thẳng, đặt ra yêu cầu rất cao...
Xuống xuồng chuyển tải vào nhà giàn Phúc Tần D (DK1/18), sóng lừng nhấc chiếc xuồng bé tý mỏng mảnh, như thể chơi trò tung hứng với chiếc lá.
Nước biển quất lên ướt mặt, khiến áo phao - túi bảo quản cũng lép nhép những nước là nước.
Vòng vèo mãi mới áp sát chân thang, trong tiếng loa bộ đàm gấp gáp - lo lắng từ trên dàn truyền xuống anh em bộ đội tàu.
Nhìn lên khối sắt thép lừng lững giữa biển, mắt cứ nhòa đi bởi màu đỏ cờ Tổ quốc phất đi phất lại, thay cờ tín hiệu, vẫy gọi - động viên, từ đôi tay chắc khỏe của cậu chiến sĩ áo yếm, mắm môi mắm lợi trên cọc thép sơn xanh.
Xuồng cập mạn thang, buộc chặt quai dép, thắt gọn quai mũ, nín thở đợi độ dềnh cao của sóng, co chân nhảy lên bậc sắt trơn nhẫy, sau cú đẩy của bộ đội tàu và những bàn tay đón đợi, kéo phắt lên của đồng đội trên cao.
Thế là lên được nhà giàn DK1/18 thân thương...
Đại úy Hoàng Đăng Hùng, Trạm trưởng, quê ngoài Bắc, rất quen thuộc với các Đoàn Công tác bởi cặp kính trắng, buộc chắc chắn bằng vòng dây cao su thít sau gáy, nắm chặt vai cười hết cỡ: "Đồng hương! Khỏe không?" khiến cái sự gần gũi, bỗng dưng cũng thít lại, chẳng chút gì xa ngái.
Nói đến Trường Sa là nhớ đến những người lính Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân.
Nhắc đến nhà giàn là đau đáu với những người lính Tiểu đoàn DK1, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân.
Đã là bộ đội, lại là Hải quân thì ở đâu cũng vất vả, gian khổ.
Thế nhưng, cái sự đau đáu so sánh để thấy lính nhà giàn gian nan hơn rất nhiều: Lính đảo, có bề gì cũng còn hòn đá, hốc san hô để đặt chân, bấu víu; còn lính nhà giàn, bung biêng sống trên cọc thép, có bề gì về thời tiết bão gió bất thường, chỉ lênh đênh phao bè, chẳng có chỗ bấu víu - náu nương.
Cũng vì đặc thù ấy, mà đồ đạc - quân tư trang trên giàn của bộ đội, đơn sơ gọn nhẹ đến nao lòng.
Lính đảo, còn có rộng diện tích cho đám chó tung tăng chạy nhảy, có nơi nuôi thả mấy con lợn ủn ỉn, còn điểm thả đàn vịt gà suốt ngày tranh nhau chí chóe...
Với lính nhà giàn, từng cm nhà lắp ghép sắt thép cũng được tính toán kỹ càng để sống - chiến đấu - sinh hoạt - phục vụ công tác, nên có muốn nuôi con gì, đều phải tận dụng lồng sắt, treo chênh vênh thò ra phía biển, vậy con nào có sức đề kháng cao, cũng chả sinh sôi nảy nở và tồn tại lâu được.
Thế nên, chuyện được ăn miếng thịt tươi, dù là để trong tủ cấp đông, cũng khó khăn lắm, trừ khi có tàu vận tải, mỗi năm vài lần ra tiếp tế.
Khó khăn lắm, vất vả lắm, thiếu thốn lắm nên tình cảm và quý người lắm...
Chả thế mà có những chuyến tàu ra giàn, gặp thời tiết xấu không thể đưa khách lên thăm, bộ đội tàu đành buộc hàng tiếp tế vào đầu dây, cho bộ đội giàn hì hục cởi trần kéo lên hàng km mặt biển gầm sóng, 2 bên vừa kéo vừa khóc.
Kéo xong hàng, tàu cứ chạy vòng vòng bất lực quanh giàn và trên giàn, anh em quấn túm hết trong phòng thông tin, đề nghị "có chị em phụ nữ nào không, cho anh em nghe vài câu hát, không biết hát thì nói cũng được, cho đỡ nhớ", khiến khách nữ, có dốt âm nhạc cũng không cầm nổi nước mắt, vừa bóp tổ hợp vừa bập bõm hát, trong ngần ngật nước mắt...
Chả thế mà những chuyến tàu ra thăm nhà giàn, mỗi khi nhổ neo rời bãi, loa phóng thanh đều khẩn khoản: "Đề nghị các cô các chị, tập trung mạn phải (trái) chào bộ đội!" và chuyến tàu dùng dằng ấy, khi chia tay cứ phấp phới những khăn, những mũ, những áo, chào nhau mãi không thôi...
Chả thế mà khi mình rời DK1/18, Hoàng Đăng Hùng cứ nằng nặc mở tủ cấp đông, lấy từng con cá bộ đội mới câu, bọc vào túi và chuyển cho từng người, xuống tàu với lý do: "Quà của biển. Các anh chị đi biển không quen, cần bồi dưỡng cá tươi. Bọn em ngoài này mãi, quen rồi!"...
Chia tay. Bộ đội lại lóng ngóng quân phục còn nguyên nếp gấp, ra hết đầu thang níu tay thả từng người xuống xuồng.
Sóng cao quá, mạn xuồng lao lên tụt xuống khiến cô văn công xuống đến giữa chừng sợ run cầm cập, suýt khóc.
Ngay lập tức, cả Hùng - Trạm Trưởng và Hà - Chính trị viên lao xuống, bíu cả trong và ngoài thang sắt, ngả lưng làm thành bậc thang lưng, cho cô gái yên tâm thả chân xuống lòng xuồng...
Chia tay, 2 cái bóng quân phục vẫn bíu thành thang, ướt lướt thướt giơ tay vẫy.
Bàn tay của 2 Chỉ huy trẻ rớm máu, bởi nắm phần dưới thang sắc lẹm vỏ hà, giơ lên cương nghị, hòa cùng màu đỏ của lá cờ Tổ quốc phần phật phía trên, chặt tay cậu chiến sĩ trẻ, thay cờ tín hiệu và phía trên sàn thép, những áo lính Hải quân khoác vai nhau hát: "Nhà giàn trong mây canh một hướng Tây Nam/ Khi nước triều dâng nằm ngang mặt sóng/ Ngồi chờ trăng lên chung lá thư tình/ Biển sóng hát ca mơ về quê nhà..." trầm hùng cả vùng biển.
Màu đỏ máu - màu đỏ cờ thân thương và kiêu hùng nổi bật giữa xanh ngắt thềm lục địa, để Phúc Tần chúng mình, mãi mãi đứng vững chân?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thở hắt ra sau hải trình đằng đẵng, tiếng máy dịu lại, thân tàu đằm xuống như thể cả đêm thức, nay mới được vung tay khoát chân cho dãn gân cốt, đặt lưng kêu cùng cục xuống tấm đệm êm và tiếng xích mỏ neo, nhảy cẫng lên khoái chí, thun thút chui xuống lòng biển tắm mát.
Nhảy bụp phát từ giường tầng xuống sàn, lật đật leo lên boong, trước cả khẩu lệnh: "Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!" và rồi lặng đi trước cả vùng biển lấm tấm những chấm nắng sáng, nhảy tanh tách trên mặt biển, như thể dát bụi vàng, từ ngút mắt chân trời, đến thành tàu đẫm sương.
Ở gong góc vùng biển vàng ấy, là thẳng căng mấy điểm nhà giàn như mới mọc lên ướt rượt, trên nóc đỏ chót màu cờ Tổ quốc, đang cuống quýt vẫy tàu và cạnh đó là ngơ ngác mấy con tàu trực, hình như cũng vừa dụi mắt ngủ dậy, cùng cờ đón tàu khách đến thăm, bằng hồi còi chào ngái ngủ tu tu.
Cũng ở trên đỉnh nhà giàn, góc đài chỉ huy tàu trực, thấy động đậy chấm xiu xíu cử động, nhìn qua ống nhòm mới thấy gương mặt đen sạm của những người lính làm nhiệm vụ trực canh, súng AK khoác trên vai, bao xe thắt trước ngực và mắt sáng bừng, cũng dính vào ống nhòm, nhìn sang tàu ngắm khách đất liền ra.
Bãi ngầm Phúc Tần nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 08004’24’’N - 08009’44’’N và kinh độ 110028’10’’E - 110035’47’’E, cách bãi ngầm Quế Đường 22 hải lý về phía Bắc.
Bãi Phúc Tần - Huyền Trân hợp với nhau thành một nhóm.
Điểm nhô cao nhất của Phúc Tần dưới mặt nước khoảng 5,5m, cách Vũng Tàu khoảng 243 hải lý về phía Đông Nam.
Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 5,5m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 28km, chiều rộng nhất khoảng 26km, hướng phát triển cánh cung, đầu nhô cánh cung theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Tương truyền kể lại rằng, Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Tần, con thứ hai của đức Thần Tông Nguyễn Phúc Lan và Hoàng hậu họ Đoàn (không rõ tên). Ngài sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (18-7-1620). Lúc làm Thế tử, ngài được phong là Thái phó Dũng Lễ Hầu.
Ngài là một võ tướng có tài. Năm Giáp Thân (1644) ngài đốc suất các chiến thuyền vây đánh ba chiếc tàu của người Hà Lan tại cửa Eo làm thuyền trưởng phải tự tử, hai chiếc bỏ chạy, một chiếc bị va vào đá ngầm chìm, đức Thần Tông mừng và khen rằng: “Trước kia Tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa”.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (DK1), ngày 10 đến 15/6/1989, Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành dựng lắp xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Phúc Tần (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế khoa học - dịch vụ Phúc Tần, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Nhà giàn Phúc Tần (DKI/3) có diện tích sử dụng là 144m2, cách mặt nước biển lúc triều cường là 10,5m.
Đầu tháng 12/1990, cơn bão số 10 tràn qua khu vực DKI với gió mạnh cấp 10, cấp 11.
Đêm ngày 4/12/1990, nhà giàn Phúc Tần bị sóng dâng cao 14-15m đánh nghiêng 150, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và đến hơn 2 giờ ngày 5/12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển.
Lúc này Trạm trưởng nhà giàn là Trung úy Bùi Xuân Bổng, Trạm phó Chính trị là Trung úy Nguyễn Hữu Quảng đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội sử dụng các phao, xuồng cứu sinh rời nhà và thường xuyên điện báo về Sở chỉ huy, đến phút cuối cùng mới rời vị trí.
Sau khi nhận được điện báo nhà giàn Phúc Tần bị đổ, Quân chủng Hải quân đã lệnh cho các tàu trực trên khu vực (HQ-711, HQ-713, HQ-965) khẩn trương đến cấp cứu bộ đội.
Cuộc tìm kiếm từ 6 giờ 30 phút đến 19 giờ ngày 5/12, tàu HQ-711 đã phát hiện cấp cứu được 5 cán bộ, chiến sĩ trong đó có đồng chí Trạm trưởng.
Các ngày tiếp theo, Quân chủng tiếp tục đưa tàu HQ-07, HQ-11, HQ-682 đi tìm kiếm 3 đồng chí còn lại.
Do sóng to, gió lớn việc cứu nạn rất khó khăn, các tàu đã không tìm thấy các đồng đội của mình bị sóng đánh trôi dạt. 3 cán bộ, chiến sĩ của nhà giàn Phúc Tần (Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, Trạm phó Chính trị, người con của thủ đô Hà Nội; Trung úy chuyên nghiệp Trần Văn Là, Quân y sĩ và Hạ sĩ Hồ Văn Hiền, nhân viên cơ điện), mãi mãi ở lại với biển cả, các anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam của Tổ quốc.
Tháng 8/1993, Nhà nước tiếp tục xây dựng Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Phúc Tần A (DKI/2) cách trạm cũ 3,5 hải lý.
Tháng 8/1996 dựng lắp xong Trạm kinh tế - khoa học - dịch vụ Phúc Tần B (DKI/16) và DKI/17).
Tháng 4/1997 dựng lắp xong trạm Phúc Tần D (DKI/18).
Như vậy liên tục từ năm 1993 đến năm 1997, Nhà nước ta xây dựng 4 trạm trên bãi ngầm Phúc Tần, trị giá gần 60 tỉ đồng.
Đây là các nhà trạm, được thiết kế, chế tạo nội thất đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn cho các hoạt động của trạm cùng với việc tăng cường các trang bị kỹ thuật đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt, công tác của bộ đội cũng như các hoạt động bảo đảm hàng hải.
Kết cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12.
Đặc điểm nổi bật của khu vực biển Phúc Tần nói riêng, là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến, tàu cá vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta.
Ngoài ra, có nhiều tàu cá Hồng Công, Philippines, xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng.
Bởi vậy công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Phúc Tần luôn căng thẳng, đặt ra yêu cầu rất cao...
Xuống xuồng chuyển tải vào nhà giàn Phúc Tần D (DK1/18), sóng lừng nhấc chiếc xuồng bé tý mỏng mảnh, như thể chơi trò tung hứng với chiếc lá.
Nước biển quất lên ướt mặt, khiến áo phao - túi bảo quản cũng lép nhép những nước là nước.
Vòng vèo mãi mới áp sát chân thang, trong tiếng loa bộ đàm gấp gáp - lo lắng từ trên dàn truyền xuống anh em bộ đội tàu.
Nhìn lên khối sắt thép lừng lững giữa biển, mắt cứ nhòa đi bởi màu đỏ cờ Tổ quốc phất đi phất lại, thay cờ tín hiệu, vẫy gọi - động viên, từ đôi tay chắc khỏe của cậu chiến sĩ áo yếm, mắm môi mắm lợi trên cọc thép sơn xanh.
Xuồng cập mạn thang, buộc chặt quai dép, thắt gọn quai mũ, nín thở đợi độ dềnh cao của sóng, co chân nhảy lên bậc sắt trơn nhẫy, sau cú đẩy của bộ đội tàu và những bàn tay đón đợi, kéo phắt lên của đồng đội trên cao.
Thế là lên được nhà giàn DK1/18 thân thương...
Đại úy Hoàng Đăng Hùng, Trạm trưởng, quê ngoài Bắc, rất quen thuộc với các Đoàn Công tác bởi cặp kính trắng, buộc chắc chắn bằng vòng dây cao su thít sau gáy, nắm chặt vai cười hết cỡ: "Đồng hương! Khỏe không?" khiến cái sự gần gũi, bỗng dưng cũng thít lại, chẳng chút gì xa ngái.
Nói đến Trường Sa là nhớ đến những người lính Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân.
Nhắc đến nhà giàn là đau đáu với những người lính Tiểu đoàn DK1, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân.
Đã là bộ đội, lại là Hải quân thì ở đâu cũng vất vả, gian khổ.
Thế nhưng, cái sự đau đáu so sánh để thấy lính nhà giàn gian nan hơn rất nhiều: Lính đảo, có bề gì cũng còn hòn đá, hốc san hô để đặt chân, bấu víu; còn lính nhà giàn, bung biêng sống trên cọc thép, có bề gì về thời tiết bão gió bất thường, chỉ lênh đênh phao bè, chẳng có chỗ bấu víu - náu nương.
Cũng vì đặc thù ấy, mà đồ đạc - quân tư trang trên giàn của bộ đội, đơn sơ gọn nhẹ đến nao lòng.
Lính đảo, còn có rộng diện tích cho đám chó tung tăng chạy nhảy, có nơi nuôi thả mấy con lợn ủn ỉn, còn điểm thả đàn vịt gà suốt ngày tranh nhau chí chóe...
Với lính nhà giàn, từng cm nhà lắp ghép sắt thép cũng được tính toán kỹ càng để sống - chiến đấu - sinh hoạt - phục vụ công tác, nên có muốn nuôi con gì, đều phải tận dụng lồng sắt, treo chênh vênh thò ra phía biển, vậy con nào có sức đề kháng cao, cũng chả sinh sôi nảy nở và tồn tại lâu được.
Thế nên, chuyện được ăn miếng thịt tươi, dù là để trong tủ cấp đông, cũng khó khăn lắm, trừ khi có tàu vận tải, mỗi năm vài lần ra tiếp tế.
Khó khăn lắm, vất vả lắm, thiếu thốn lắm nên tình cảm và quý người lắm...
Chả thế mà có những chuyến tàu ra giàn, gặp thời tiết xấu không thể đưa khách lên thăm, bộ đội tàu đành buộc hàng tiếp tế vào đầu dây, cho bộ đội giàn hì hục cởi trần kéo lên hàng km mặt biển gầm sóng, 2 bên vừa kéo vừa khóc.
Kéo xong hàng, tàu cứ chạy vòng vòng bất lực quanh giàn và trên giàn, anh em quấn túm hết trong phòng thông tin, đề nghị "có chị em phụ nữ nào không, cho anh em nghe vài câu hát, không biết hát thì nói cũng được, cho đỡ nhớ", khiến khách nữ, có dốt âm nhạc cũng không cầm nổi nước mắt, vừa bóp tổ hợp vừa bập bõm hát, trong ngần ngật nước mắt...
Chả thế mà những chuyến tàu ra thăm nhà giàn, mỗi khi nhổ neo rời bãi, loa phóng thanh đều khẩn khoản: "Đề nghị các cô các chị, tập trung mạn phải (trái) chào bộ đội!" và chuyến tàu dùng dằng ấy, khi chia tay cứ phấp phới những khăn, những mũ, những áo, chào nhau mãi không thôi...
Chả thế mà khi mình rời DK1/18, Hoàng Đăng Hùng cứ nằng nặc mở tủ cấp đông, lấy từng con cá bộ đội mới câu, bọc vào túi và chuyển cho từng người, xuống tàu với lý do: "Quà của biển. Các anh chị đi biển không quen, cần bồi dưỡng cá tươi. Bọn em ngoài này mãi, quen rồi!"...
Chia tay. Bộ đội lại lóng ngóng quân phục còn nguyên nếp gấp, ra hết đầu thang níu tay thả từng người xuống xuồng.
Sóng cao quá, mạn xuồng lao lên tụt xuống khiến cô văn công xuống đến giữa chừng sợ run cầm cập, suýt khóc.
Ngay lập tức, cả Hùng - Trạm Trưởng và Hà - Chính trị viên lao xuống, bíu cả trong và ngoài thang sắt, ngả lưng làm thành bậc thang lưng, cho cô gái yên tâm thả chân xuống lòng xuồng...
Chia tay, 2 cái bóng quân phục vẫn bíu thành thang, ướt lướt thướt giơ tay vẫy.
Bàn tay của 2 Chỉ huy trẻ rớm máu, bởi nắm phần dưới thang sắc lẹm vỏ hà, giơ lên cương nghị, hòa cùng màu đỏ của lá cờ Tổ quốc phần phật phía trên, chặt tay cậu chiến sĩ trẻ, thay cờ tín hiệu và phía trên sàn thép, những áo lính Hải quân khoác vai nhau hát: "Nhà giàn trong mây canh một hướng Tây Nam/ Khi nước triều dâng nằm ngang mặt sóng/ Ngồi chờ trăng lên chung lá thư tình/ Biển sóng hát ca mơ về quê nhà..." trầm hùng cả vùng biển.
Màu đỏ máu - màu đỏ cờ thân thương và kiêu hùng nổi bật giữa xanh ngắt thềm lục địa, để Phúc Tần chúng mình, mãi mãi đứng vững chân?..
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Những bài viết của anh Hải chân thực, đầy nhiệt huyết và tránh nhiệm không như lũ bồi bút, nịnh bợ, tham lam, sợ chết.
Trả lờiXóaKính chúc anh nhiều sức khỏe để tiếp tục phục vụ công chúng!
Đọc đoạn "có chị em phụ nữ nào không, cho anh em nghe vài câu hát, không biết hát thì nói cũng được, cho đỡ nhớ". thật nghẹn lòng, rớt nước mắt.
Trả lờiXóaHay.
Trả lờiXóaGiá như, có em một bên thì thuyền và biển đẹp biết nhường nào.
Hay quá, những bài viết đầy nhiệt huyết.....
Trả lờiXóa