14 tháng 5, 2011

HÁT TIẾNG NGƯỜI MÔNG?..

Sân trường THCS xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái
 Mai Thanh Hải Blog - Mình rất dốt về đàn ca sáo nhị, nhất là món hát hò. Thế nhưng lên vùng đồng bào H Mông ở Tây Bắc, mình lại rất rành những bài hát - điệu nhạc về (chứ không phải của) đồng bào, đến mức thuộc lòng. Cũng chẳng phải "nghiên cứu, tìm hiểu" gì cả. Đơn giản chỉ bởi quay đi quẩn lại chừng ấy năm, đến đâu cũng vẫn chỉ có những tiếng sáo, điệu khèn và lời hát ấy phát theo băng, qua loa phóng thanh ở các Hội nghị, Hội chợ, Lễ hội, Tết nhất... và tất nhiên, tuôn như cháo qua mạng nhện truyền thanh mỗi sáng, trưa, chiều, tối ở hầu như các thị tứ, thị trấn có đồng bào H Mông sinh sống.

Em luôn có... 3 băng
Về "nhạc không lời", đầu bảng và rất quen thuộc phải kể đến tiếng sáo Mèo (xin lỗi đồng bào và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, đóng đô tại con phố đẹp nhất Hà Nội. Vẫn biết là phải gọi đúng chuẩn là "H Mông, Mông", nhưng có những khi, từ này phải để nguyên bản, không nên chuyển nghĩa, bởi cứ răm rắp chuyển đổi, có khi lại thành... trò cười. Ví dụ như bài hát: "Người Mèo ơn Đảng" của nhạc sĩ Thanh Phúc có thể chuyển thành "Người Mông ơn Đảng", nhưng khi thể hiện, đố ai hát được thành "Đây rừng núi lưng đèo người... Mồng ca hát") của NSND Lương Kim Vĩnh, với các tác phẩm như "Đêm trăng bản Mèo", "Mùa xuân xuống chợ", "Trăng lên gọi bạn", "Ngày hội"...

Gọn gàng đeo sau lưng
Về bài hát, tất nhiên phải xếp "Người Mèo ơn Đảng" của Nhạc sĩ Thanh Phúc lên hàng đầu, bởi nói như Báo Quân đội nhân dân thì bài này đã "trở thành bài hát truyền thống tự hào của đồng bào dân tộc Mông" và được đồng bào hát khi đi nương làm rẫy, ở chợ phiên, họ hát ở nhà riêng, buổi vui hội họp, lúc gặp bạn bè…".

Tiếp theo đó là bài "Người Mông ơn Bác" (mình không biết là của ai, nhưng đã được nghe ca sĩ Vi Hoa của Đoàn Nghệ thuật Bộ đội Biên phòng trình bày), đại loại: "Núi rừng ơi! Nhớ năm xưa đón Bác về thăm! Con suối hát lời thương, tiếng Bác như lời thương; Rừng xanh thay áo mới, mùa xuân ơn Người!... Người Mông quê em rộn vang tiếng ca, núi rừng quê em rộn vang tiếng khèn; Bác Hồ về ánh sáng bừng lên, Bác Hồ về no ấm làng dân. Vui tiếng sáo, vui tiếng khèn; Người Mông quê em đời đời ơn Bác, Bác Hồ kính yêu!...

Sau đó mới đến bài: Tiếng hát trên đỉnh Hoàng Liên (Ngọc Quang), Phiên chợ vùng cao (Trọng Kiêm), Chợ tình Sa Pa (Phan Long), Mùa xuân em đi chợ tình (Đinh Tiến Bình), Cô giáo về bản (Trương Hùng Cường), Cô giáo vùng cao (Hoàng Long - Hoàng Lân), Người Mèo có chữ rồi (Huyền Tuân) và Cô giáo bản Mèo (Thế Cường), Trước ngày hội bắn, Phiên chợ ngày xuân, Giai điệu bản xa...

Bẵng đi 1 dạo, mới đây trên "sân khấu ca nhạc" xuất hiện lời hát Rock gào thét về người H Mông với nhan đề: "Cướp vợ - Tục lệ người Mông" do nhóm Ngũ Cung sáng tác và biểu diễn. Lời bài hát có mấy đoạn thế này: "Bản Mèo ánh trăng sáng/ Tay dắt cương giấu con ngựa dưới sàn/ Chàng trai người Mông vắt em yêu ngang lưng ngựa đó/ Ngựa mang thiên thần lên đỉnh núi/ Người H'mông uống rượu ngô ăn thắng cố/ Xoè váy hoa chọi hoạ mi, phóng ...". Mình nghe lời hát, giai điệu là lạ chợt nghĩ: Sao nhóm Ngũ Cung không cất công trèo lên lưng chừng dãy Hoàng Liên, đến Mường Khương, Bát Xát (Lào Cai), Mù Căng Chải, Trạm Tấu (Yên Bái), Xín Mần, Mèo Vạc (Hà Giang), biểu diễn vài buổi, xem thử đồng bào có rút dao quắm, đuổi rẽ đất xuống núi tìm nơi "ngựa phi", "váy hoa", "chim họa mi"?..
Cùng khênh nào

Nói chơi vậy chứ, mình nhiệt liệt vỗ tay ủng hộ Ngũ Cung viết bài hát về người H Mông. Bởi thực tế, bao bài hát mà các "cây đa, cây đề" sáng tác từ hồi các Ngũ còn cởi truồng đến giờ, vẫn còn "sức sống mãnh liệt" và vẫn được phát đi phát lại qua mấy đời 1 gia đình người H Mông bởi lý do rất đơn giản: Không có ai sáng tác bài hát cho đồng bào, về đồng bào. Nếu có sáng tác thì cũng đa số phục vụ một đợt phát động, phong trào nhất nào đấy, hát đi hát lại vài lần trên sân khấu, bị chết yểu ngay sau đó...

Lên Tây Bắc bây giờ người ta thường gặp cảnh những chàng trai, cô gái người Mông xúm quanh chiếc... đài cát sét chạy băng (đĩa CD, MP3), vác chiếc đài rồng rắn kéo nhau xuống chợ, ra vệ đường "giao lưu văn hóa". Lời hát phát ra từ đôi loa của những chiếc cát sét, đặc sệt tiếng của đồng bào dân tộc hoặc tiếng nhạc cụ khèn, kèn lá, sáo, dỏng đến đỏ tai cũng không nghe thấy giai điệu của những bài hát như: "Người Mèo ơn Đảng", "Phiên chợ vùng cao"... mà người ta vẫn bảo là "bài hát truyền thống của người Mông".

Những băng, những đĩa CD đút vào trong chiếc cát sét, đa số mua từ bên kia biên giới. Tịnh không thấy vai trò của ngành "Văn hóa - Thông tin" của tỉnh và Trung ương trong đó. Buồn!


Sành điệu để... cưa nàng
Chị em mình là nhất

Xấu hổ


Bọc kỹ kẻo dính mưa

Xách kiểu "nửa kín nửa hở"

12 nhận xét:

  1. Chào chú Bồ đội.
    Ai nói đất Nước ta nghèo tôi không tin,minh chứng là trên sân trường THCS xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái nhìn thấy mấy chiếc xế hộp trông thật oánh nghèo là sao?
    Cuối tuần vui vẻ.

    Trả lờiXóa
  2. VietGianYeuNuoc.15:27:00 14 thg 5, 2011

    Bài hay lại có nhiều ảnh Đồng bào đẹp quá,chắc anh MTH chụp trong những chuyến đi.

    Trả lờiXóa
  3. Xem bài viết và nhìn những bức ảnh rất đẹp,rất thật và vô cùng ấn tượng.Nhất là bức ảnh có chú ngỗng vô tư đi lại.Không biết vô tình hay bác Hải thả vào để chụp đây nhỉ?Có cả ngỗng,có cả 3 chiếc xe ô tô đời mới.
    Người Mông họ rất thật,ước mơ của họ cũng giản dị,nhưng cuộc sống của họ thì còn nhiều khó khăn,họ không chỉ đói về vật chất.Họ cũng là đồng bào mình cả.Mong sao nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa cho các dân tộc đang sinh sống ở những vùng xa sôi hẻo lánh.

    Trả lờiXóa
  4. THƯA CÁC BÁC. 3 CHIẾC XẾ HỘP Ở HÌNH ĐẦU TIÊN MÀ CÁC BÁC ĐỂ Ý LÀ XE CỦA ĐOÀN TỪ THIỆN THUỘC DIỄN ĐÀN OTOFUN.NET LÊN LÀM TỪ THIỆN, PHÁT QUÀ CHO 400 HỌC SINH NGƯỜI MÔNG Ở XÃ BẢN CÔNG, HUYỆN TRẠM TẤU ĐẤY Ợ! NHÀ CHÁU CŨNG THAM GIA ĐOÀN ẤY.

    CÁC BÁC ĐỪNG... NÉM ĐÁ NHÉ! ANH CHỊ EM TỪ TẬN HÀ NỘI, MỖI NGƯỜI GÓP 1 ÍT CÔNG, CỦA ĐỂ CÓ 400 PHẦN QUÀ TRỊ GIÁ GẦN 200 TRIỆU ĐỒNG CHO CÁC CHÁU.

    Trả lờiXóa
  5. @M.T.H : Giá mà không có hình 3 cái xế hộp đó làm nền cho ảnh thì vẫn hay hơn dù là xe đi làm từ thiện.

    Các cháu học sinh người Mèo trông xinh quá và mặc đẹp quá. Giá mà lúc nào các cháu cũng có đủ quần áo để mặc như thế này thì hạnh phúc biết bao. Mong rằng ngày đó không còn xa.

    Trả lờiXóa
  6. Hay lém chú Bồ đội à!

    Trả lờiXóa
  7. Tôi đã lên Lào Cai nhiều lần,gặp nhiều người Mông,thấy họ hiền,thật thà và còn nhiều khó khăn lắm.Nếu để xảy ra tình hình xấu đối với họ là tội lớn đấy.
    Lên ảnh của Mai Thanh Hải thấy họ đẹp như vậy chứ thực tế trang phục đâu có được thế.Tác giả lại mải thiên vị nữa,chọn đa số là người đẹp của phái nữ còn mấy anh nam thì thường quá.Có lẽ vì vậy không minh họa rõ tựa đề

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn phát hiện thú vị của bác.
    Một góc nhìn chuyên nghiệp nhưng vẫn giàu một chữ tình!

    Cách gọi tên nhau cũng đủ nói lên độ hiểu biết và lòng kính trọng.
    Giống như người Chăm - có những lúc ta đã gọi họ là Chàm.

    Trả lờiXóa
  9. đang tìm bài người Mèo ơn Đảng hát bằng tiếng Mông mà tìm mãi không được. Ai đó giúp với. Cám ơn nha.

    Trả lờiXóa
  10. Nhưng em tiếc vì những cái đài này tòan là Made in China k à, A ui,

    Thik các chị e vùng đó, luôn luôn chúm chím, tươi như hoa rừng

    Trả lờiXóa
  11. người mèo ơn đảng ,,bài hát này hay lắm , cháu thường nghe những bài hát và tiếng sáo của dân tộc vùng cao lắm ,,nghe rất đậm đà của quê hương

    Trả lờiXóa